Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của tƣ tƣởng về

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của nho giáo tiên tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX (Trang 33 - 37)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của tƣ tƣởng về

dân trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX

Cuốn Nho học và Nho học ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

[142] của tác giả Nguyễn Tài Thư là công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về Nho học ở Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản của Nho học cùng với vai trò, sức sống của nó trong lịch sử và hiện tại ở Trung Quốc và Việt Nam. Theo tác giả, Nho giáo có sức sống hàng ngàn năm ở Việt Nam và ảnh hưởng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống con người Việt Nam. Bên cạnh việc khẳng định những giá trị tích cực của Nho học thì tác giả cũng chỉ ra những hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực của nó. Tác giả cho rằng: “Nho học đã đi hết một chặng đường lịch sử dài ở nước ta. Trên chặng đường ấy, có lúc nó giữ vai trò thúc đẩy, có lúc nó bất lực, lại có lúc nó kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội và con người Việt Nam. Dù là thúc đẩy hay kìm hãm, nó đều đã góp phần làn nên truyền thống tư tưởng và văn hóa của Việt Nam” [142, tr. 150].

Công trình Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần [151] của Viện Sử học Việt Nam đã nghiên cứu toàn diện, tổng thể xã hội Việt Nam thời Lý - Trần. Công trình tập trung nghiên cứu với ba vấn đề cốt lõi:

1.1.Hình thái kinh tế thời Lý - Trần.

1.2.Thể chế chính trị và kết cấu đẳng cấp thời Lý - Trần. 1.3.Văn hóa và tư tưởng thời Lý - Trần.

Trong phần thứ ba của cuốn sách của công trình trên với nhan đề Văn hóa

trị và xã hội thời Lý - Trần. Bài viết này đã phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội thời Lý - Trần. Trong bài viết này, khi nghiên cứu về nhân dân với tư cách là một thực thể chính trị, tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản của tư tưởng về dân thời Lý - Trần như quan niệm về dân, về vai trò của dân, về sự quan tâm của nhà vua và những người cầm quyền đối với nhân dân, về chính sách thân dân của nhà vua, nhà nước. Tác giả nhận định:

Trên vũ đài tư tưởng thời Lý - Trần nhân dân đã được nhìn nhận như một lực lượng xã hội cần phải quan tâm đến khi tiến hành những cuộc chiến tranh cứu nước và duy trì trật tự xã hội nhằm đem lại sự thịnh vượng cho nước nhà…Nhưng ở Việt Nam lúc ấy, chế độ phong kiến còn đang phát triển và giai cấp phong kiến còn có sứ mệnh lịch sử của nó, thì quan điểm và chính sách thân dân đó ít nhiều cũng có tác dụng đóng góp vào việc củng cố khối đoàn kết toàn dân để chống giặc giữ nước, đồng thời phát triển kinh tế và văn hóa làm cho nước nhà được thịnh vượng. Giá trị tích cực của quan điểm nhân dân trong thời Lý - Trần chính là ở chỗ đó [151, tr. 576-578].

Cuốn Nho giáo xưa và nay [66] do tác giả Vũ Khiêu chủ biên là sự tập hợp các bài viết của các tác giả trình bày một cách khái quát một số vấn đề về giá trị của Nho giáo với những nội dung về sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam. Trong các bài viết, các tác giả đã trình bày những quan điểm, những cách nhìn nhận và những phân tích khác nhau về Nho giáo. Các tác giả đều cho rằng, nhìn chung Nho giáo đều tồn tại những giá trị và hạn chế của nó đối với sự phát triển ở Việt Nam. Hay cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam [67] của tác giả Vũ Khiêu đã trình bày những quan điểm của tác giả về vai trò của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI trở đi. Với công trình này, tác giả đã có cái nhìn thấu đáo, sâu sắc và toàn diện khi khi đánh giá về vai trò của Nho giáo có giá trị tích cực thúc đẩy xã hội phát triển từ thời Lý - Trần đến thời Lê sơ, nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của chế độ quân chủ phong kiến tập quyền, góp phần ổn định trật tự đời sống xã hội.

Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Trần Việt Thắng (2015) Nho giáo thời Lê sơ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

quát quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo Việt Nam từ thời kỳ Bắc thuộc đến đầu thời Lê sơ và những điều kiện, tiền đề cho sự độc tôn Nho giáo thời Lê sơ. Nội dung chủ yếu của công trình này là phân tích nội dung, đặc điểm chủ yếu của Nho giáo Việt Nam thời Lê sơ để qua đó, rút ra ý nghĩa của Nho giáo thời Lê sơ trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX. Đặc biệt, trong nghiên cứu quan niệm về dân và trách nhiệm của nhà vua, người cầm quyền đối với dân, tác giả cũng đã phân tích khái quát quan niệm về dân của các nhà Nho, nhà tư tưởng, nhà vua thời Lê sơ. Tuy nhiên, những nội dung trên trong công trình này đã cho thấy, nội dung và phạm vi của đề tài luận án của chúng tôi chỉ được đề cập sơ lược và đan xen vào trong những nội dung trên ở luận án của tác giả. Trong luận án Tiến sĩ triết học (2017): Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần và

ý nghĩa lịch sử của nó [106] tác giả Nguyễn Thị Như đã có những nghiên cứu hết

sức công phu và hệ thống nhiều nội dung cơ bản trong tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần như: tư tưởng chính trị - đạo đức, Nho giáo với lĩnh vực giáo dục, khoa cử thời Lý - Trần, Nho giáo trong cấu trúc Nho - Phật - Đạo. Khi trình bày về giá trị và hạn chế chủ yếu của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần, tác giả đã khẳng định, Nho giáo thời Lý - Trần chứa đựng tư tưởng thân dân tiến bộ nhưng nó vẫn mang tính giai cấp, chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của ý thức hệ phong kiến và tư tưởng thân dân trong Nho giáo thời Lý - Trần chủ yếu xuất phát từ lợi ích của giai cấp phong kiến. Từ đó, tác giả đã phân tích, làm rõ ý nghĩa lịch sử của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần. Theo tác giả, những tư tưởng chính trị - xã hội trong Nho giáo thời kỳ Lý - Trần không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử xã hội đương thời, mà nó còn có giá trị, được kế thừa và phát triển mạnh mẽ ở các giai đoạn sau đó.

Còn trong luận án Tiến sĩ Triết học (2004) Vấn đề đức trị và pháp trị trong

lịch sử tư tưởng Việt Nam [120] tác giả Phan Quốc đã phân tích nội dung cơ bản

trong tư tưởng đức trị của Nho gia và tư tưởng pháp trị của Pháp gia trong lịch sử Trung Quốc đã tác động vào Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến giai đoạn hiện nay. Khi trình bày những nội dung chủ yếu của tư tưởng Đức trị và Pháp trị trong lịch sử Việt Nam từ nhà Lý đến nhà Nguyễn, tác giả đã đánh giá những giá trị và hạn chế của tư tưởng đó và vấn đề kế thừa tư tưởng Đức trị và Pháp trị trong xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Nhìn chung công trình trên đã đề cập đến nội dung của Nho giáo ở Việt Nam và rút ra giá trị, hạn chế trong tư tưởng về dân dưới chế độ phong kiến và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay.

Nguyễn Bá Cường trong bài viết “Người dân và người cầm quyền trong tư

tưởng của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm” [20] đã chỉ ra rằng, người dân vừa

có vai trò to lớn hợp thành xã hội, vừa là lực lượng làm ra của cải vật chất nuôi sống toàn xã hội. Thông qua tư tưởng của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm về đường lối trị nước và trách nhiệm của nhà vua người cầm quyền và triều đình phong kiến đối với người dân, có thể thấy, những nhà tư tưởng này đã kế thừa, tiếp thu và phát triển những giá trị nhân văn của Nho giáo dựa trên điều kiện của đời sống xã hội hiện thực. Thêm vào đó, theo tác giả, tư tưởng của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện những nội dung nhân bản cao cả, tiếp nối được truyền thống nhân văn của dân tộc trong lịch sử.

Bên cạnh những công trình trên thì còn có những công trình nghiên cứu khoa học về Nho giáo ở Việt Nam và ý nghĩa của nó, những tác phẩm, các đề tài luận án tiến sĩ, những bài viết của các nhà nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa từ ảnh hưởng tư tưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam như các tác phẩm:

Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1 [140] do tác giả Nguyễn Tài Thư (1993) chủ biên;

Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 2 [129] của tác giả Lê Sỹ Thắng (1997); Đến hiện

đại từ truyền thống [58] của tác giả Trần Đình Hượu (1997); Bản sắc văn hóa Việt

Nam [97] của tác giả Phan Ngọc (1998); Việt Nam văn hóa sử cương [2] của tác giả Đào Duy Anh (1992). Ngoài ra, còn có các bài báo khoa học liên quan đến hướng nghiên cứu này, có thể kể đến các công trình như: Tác giả Trần Nguyên Việt (2005)

Vấn đề dân sinh trong Đại Việt sử ký toàn thư và ý nghĩa hiện đại của nó [164]; Tác

giả Nguyễn Tài Đông (2017), Vài nét về tinh thần dân chủ trong Nho giáo Việt Nam

[41];,…Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, tương tự như các công trình nghiên cứu đã được nêu trên, việc đi sâu phân tích giá trị, hạn chế và ý nghĩa của tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX chưa được bàn tới một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của nho giáo tiên tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)