7. Kết cấu của luận án
1.4. Khái quát những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng
Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX cho thấy, vấn đề này đã được quan tâm
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Nho giáo nói chung, trong đó có tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vẫn là đề tài nghiên cứu lớn, cần phải đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Liên quan trực tiếp tới luận án, từ những kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu trên, có thể khái quát một số thành tựu chủ yếu mà các công trình nghiên cứu đó đã đạt được và một số vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về Nho giáo tiên Tần được nghiên cứu
một cách tổng thể, bao quát, với nhiều nội dung từ thế giới quan đến nhân sinh quan và đặc biệt được nghiên cứu, nhìn nhận với tư cách là học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức thông qua tư tưởng của các nhà Nho tiêu biểu như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, v.v. Có thể nói, ở những mức độ khác nhau, các tác giả đã có những kiến giải hợp lý về nguồn gốc, nội dung của Nho giáo tiên Tần ở Trung Quốc. Nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về tư tưởng thân dân trong Nho giáo tiên Tần và qua đó, đã chỉ ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần. Đây là nguồn tài liệu tham khảo phong phú và quý báu đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Thứ hai, tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần đã được nghiên cứu, đề cập đến
trong các công trình nghiên cứu về Nho giáo tiên Tần và ít nhiều trong các công trình nghiên cứu khác về Nho giáo nói chung. Ở mức độ nhất định, các công trình đó đã phác họa được những vấn đề chủ yếu trong nội dung tư tưởng về dân, vị trí và vai trò của dân trong tiến trình phát triển của xã hội, của thể chế chính trị và người cầm quyền, cũng như trách nhiệm của nhà vua, người cầm quyền đối với dân.
Thứ ba, ở các công trình nghiên cứu đi trước của các tác giả đã cho thấy,
triển ở Việt Nam, nhất là từ thế kỷ XI trở đi, đã có ảnh hưởng và vai trò rất lớn đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị - xã hội, đạo đức, giáo dục và pháp luật. Bởi vậy mà, không ít nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, Nho giáo đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam và góp phần to lớn vào truyền thống dân tộc.
Thứ tư, các công trình nghiên cứu, ở mức độ nhất định đã chỉ ra và bước đầu
phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần đến lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX qua quan niệm của một số nhà vua, nhà Nho, nhà tư tưởng Việt Nam. Qua đó cho thấy, Nho giáo tiên Tần nói chung, tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần nói riêng đều ảnh hưởng đến tư tưởng nhiều nhà vua, nhà Nho, nhà tư tưởng Việt Nam, nhất là những nhà tư tưởng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, nhưng phạm vi, mức độ ảnh hưởng ấy là ít nhiều khác nhau ở những nhà tư tưởng khác nhau và trong những thời kỳ phát triển khác nhau của xã hội và chế độ phong kiến Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp những tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX
của chúng tôi. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và phương pháp tiếp cận khác nhau và phạm vi, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu ở mỗi công trình ấy có sự khác nhau, cho nên, nhiều nội dung nghiên cứu, nhiều đánh giá, nhận định trong những công trình này cần phải được bổ sung, phát triển thêm. Và hơn nữa, những vấn đề về nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội Việt Nam, đến lịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ phong kiến từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, theo chúng tôi, cần phải được trình bày có hệ thống và được lý giải từ góc độ triết học và phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin.
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đầy đủ, khái quát và có hệ thống tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX. Do vậy, để thực hiện và hoàn thành đề tài này, luận án cần tập trung nghiên cứu để bổ sung,
Một là: Trình bày khái quát và có hệ thống những nội dung chủ yếu trong tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần như: phạm trù dân, về vai trò và vị trí của dân trong xã hội, về thái độ và trách nhiệm của nhà vua, người cầm quyền đối với dân. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những giá trị và hạn chế của nó.
Hai là: Trình bày khái quát điều kiện kinh tế - xã hội và sự tiếp thu tư tưởng
Nho giáo từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX tác động đến sự hình thành tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thời gian này.
Ba là: Phân tích những ảnh hưởng tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần
đến tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX (qua nghiên cứu ảnh hưởng của nó trong một số nhà vua, nhà Nho, nhà tư tưởng Việt Nam).
Bốn là: Luận án làm rõ giá trị, hạn chế của tư tưởng về dân trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX và rút ra ý nghĩa của tư tưởng này ở Việt Nam hiện nay.
CHƢƠNG 2. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƢ TƢỞNG VỀ DÂN CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN