Điều kiện kinh tế xã hội thời Xuân Thu Chiến Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của nho giáo tiên tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX (Trang 40 - 46)

7. Kết cấu của luận án

2.1. Khái quát điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng về dân

2.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội thời Xuân Thu Chiến Quốc

Trước hết phải khẳng định rằng, Nho giáo Trung Quốc với tư cách là một học thuyết hoàn chỉnh xuất hiện trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc, và do vậy, giai đoạn đầu tiên của Nho giáo Trung Quốc là Nho giáo tiên Tần.

* Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc bắt đầu từ thế kỷ

thứ VIII tr.CN cho đến thế kỷ thứ III tr.CN. Đây là thời kỳ xã hội Tây Chu có nhiều sự biến động to lớn. Trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ với chế độ sở hữu “tỉnh điền” bóc lột nhân dân của quý tộc nhà Chu quy định trước đây đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp nữa, tất yếu đòi hỏi phải thay thế bằng hình thức sở hữu khác, đó là sự hình thành của chế độ tư hữu ruộng đất. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ lớn, nông dân bị mất hết ruộng đất, tình trạng chiếm hữu ruộng đất tư ngày càng trở nên phổ biến. Cùng với

sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, diện tích đất của người dân sở hữu có sự chênh lệch, cho nên nhà nước đã thay đổi hình thức thu thuế mới, đó là thu thuế cho từng mẫu ruộng, còn gọi là thuế sơ mẫu.

Thời Xuân Thu là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, đây là thời kỳ nền kinh tế Trung Quốc chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Những phát minh mới trong kỹ thuật khai thác và sử dụng công cụ lao động bằng sắt đã đem lại những bước phát triển mới với những cải tiến về công cụ lao động và kỹ thuật trong ngành sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi thời kỳ này được mở rộng khắp khu vực Trường Giang. Diện tích đất đai và kỹ thuật trồng trọt được cải tiến và mở rộng, năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp ngày một tăng lên. Nhờ có sự phát triển và sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng sắt trong sản xuất nông nghiệp và thủy lợi được mở rộng, mà ruộng đất do nông nô vỡ hoang biến thành ruộng tư ngày càng nhiều. Tầng lớp quý tộc giữ quyền thế cũng chiếm dần ruộng của công làm ruộng tư “Đồng thời với hiện tượng chế độ phân phong ruộng đất bị phá vỡ, chế độ tỉnh điền dần dần tan rã” [107, tr. 47]. Do công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến cùng với việc mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động, ngành sản xuất thủ công nghiệp cũng đã đạt được những thành tựu cao hơn, nhiều ngành nghề thủ công nghiệp phát triển, như nghề luyện sắt, nghề đúc, nghề rèn, nghề làm đồ gốm, nghề mộc, v.v.

Cùng với sự phát triển nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng có những bước phát triển mới với sự xuất hiện của tiền tệ. Do tình trạng xã hội rối ren, phương tiện giao thông thô sơ, việc đi lại rất khó khăn nên việc kinh doanh đòi hỏi phải do những người có đầu óc tháo vát gánh vác vì vậy mà nghề buôn bán thời kỳ này chưa phát triển.

Đến thời Chiến Quốc, Trung Quốc có những biến đổi to lớn về mặt kinh tế, chế độ ruộng tư ngày càng phát triển mạnh mẽ, chế độ tỉnh điền đang đi đến chỗ tan rã. Do việc mua bán ruộng đất theo luật cải cách của Thương Ưởng, nước Tần càng tạo điều kiện cho chế độ ruộng tư phát triển, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ giàu có. Đặc biệt, nghề luyện sắt và kĩ thuật luyện sắt phát triển hơn, đồ dùng bằng sắt được sử dụng rộng rãi hơn so với thời Xuân Thu. Các nước đều có

những trung tâm luyện sắt và nơi sản xuất đồ sắt phát triển như: Hàm Đan nước Triệu, Uyển nước Sở, Lâm Truy nước Tề. Những nơi luyện sắt có quy mô lớn thu hút hàng trăm nô lệ làm việc. Và điều đó đã làm cho nhiều chủ lò luyện sắt giàu có nhờ bóc lột lao động của nô lệ. Sự tiến bộ trong ngành luyện sắt đã thúc đẩy sự phát triển hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp. Do vậy mà, sự trao đổi hàng hóa trong một nước cũng như giữa các nước ngày càng được mở rộng và phát triển hơn so với thời Xuân Thu.

Để đáp ứng nhu cầu trao đổi và phát triển thương nghiệp, các thành thị lớn đều chế ra tiền. Tiền tệ làm bằng kim loại ở thời Chiến Quốc phát triển mạnh mẽ hơn thời Xuân Thu. Tiền được đúc bằng đồng hoặc vàng, có mang tên thành thị hoặc tên nước nhưng hình thức, trọng lượng và giá trị tiền tệ ở các nước là không giống nhau. Những thương nhân lớn có tiềm lực về kinh tế thường có nhiều tham vọng về chính trị, muốn dựa vào sức mạnh kinh tế và tiền tài để khẳng định quyền lực chính trị của mình, như nhà buôn lớn Lã Bất Vi đã tung ra của cải để thao túng chính quyền nước Tần.

Thời Chiến Quốc, tuy sản xuất nông nghiệp bị chiến tranh phá hoại nghiêm trọng, nhưng nhờ việc sử dụng phổ biến hơn công cụ lao động bằng sắt so với thời Xuân Thu, công cuộc thủy lợi và canh tác nông nghiệp ở các nước đều dần phát triển. Nhân dân ở dọc sông Hoàng Hà đắp hàng nghìn dặm đê dọc theo sông. Nước Tần đã đắp đập Đô Giang nổi tiếng, tưới cho cả một vùng đồng bằng Thành Đô rộng lớn. Ở Quan Trung có khơi con mương nước Trịnh, tưới cho cả một vùng đất đai ở phía Bắc sông Vị. Nhân dân các nước Tề, Ngụy, Sở đều đào mương, thông ngòi với các con sông lớn như: Hoàng Hà, Tế, Nhữ, Tứ, Trường Giang, v.v. hình thành một hệ thống tưới tiêu và mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận lợi. “Các công trình thủy lợi ấy không những đã tưới cho ruộng đồng xanh tốt, hạn chế nạn lụt mà còn có vai trò quan trọng trong giao thông vận tải từ Hoàng Hà đến Trường Giang” [107, tr. 40]. Nhưng tình trạng mâu thuẫn và chiến tranh giữa các nước đã làm cho công cuộc thủy lợi chưa phát huy được hết tác dụng của nó. Thậm chí có nhiều lần, để đối phó với các thế lực thù địch, nhiều nước đã sử dụng cả biện pháp phá đê hoặc ngăn sông gây hạn hán hoặc lũ lụt cho đối phương, làm cho đời sống nhân dân ngày càng thiếu thốn khổ cực.

Những biến đổi, phát triển về kinh tế (chủ yếu trong nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp) tất yếu ảnh hưởng, tác động đến đời sống chính trị của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc.

*Trong lĩnh vực chính trị - xã hội: Trong thời Xuân Thu, chế độ tông pháp

nhà Chu không còn được tôn trọng như thời Tây Chu, mối quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa Thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, trật tự lễ nghĩa nhà Chu dần bị đảo lộn. Thiên tử nhà Chu không có quyền được xét xử những cuộc tranh chấp giữa các nước chư hầu. Quyền uy của Thiên tử bị suy giảm, nên các lãnh chúa vừa và nhỏ nếu như trước đây vẫn dựa vào quyền uy của Thiên tử thì bây giờ hoàn toàn thất vọng. Một số nước chư hầu lấy danh nghĩa khôi phục lại địa vị của nhà Chu, đã sử dụng phương pháp động binh nhưng chủ yếu là để mở rộng thế lực và đất đai, tranh chấp, thôn tính các nước nhỏ nhằm giành địa vị bá chủ thiên hạ. Thời Xuân Thu kéo dài khoảng 242 năm thì gần gấp đôi số ấy, là 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Các lãnh chúa ngày càng tăng cường bóc lột, đàn áp nhân dân lao động. Người dân phải chịu rất nhiều các hình thức phạt như sưu thuế, phu phen, lao dịch nặng nề. Đời sống nhân dân trở nên khó khăn, bấp bênh. Cùng với thiên tai thường xuyên xảy ra thì nạn cướp bóc nổi lên rộng khắp. Lễ nghĩa nhà Chu bị phá hoại, sự rối loạn trong xã hội ngày càng gia tăng, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân (tầng lớp bị áp bức, bị thống trị) trở nên gay gắt hơn. Có thể khẳng định rằng, ở Trung Quốc đến thời Xuân Thu, tình trạng lễ nghĩa, cương thường bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Bên cạnh cuộc sống xa hoa, hưởng thụ của các vương hầu, lãnh chúa quý tộc, thì người dân phải chịu cảnh khốn khổ, cùng cực. Các cuộc chiến tranh, tranh giành đất đai, quyền thế, địa vị thường xuyên xảy ra không chỉ trong từng nước mà giữa các nước với nhau. Bàn luận về sự rối loạn chính trị và suy đồi đạo đức, Mạnh Tử nói rằng: “Đời nay suy đồi, đạo mờ tối, những tà thuyết, hành động bạo ngược lại nổi lên. Những chuyện bề tôi giết vua mà cũng có, con giết cha mà cũng có” [60, tr. 1001].

Thời Chiến Quốc (tồn tại từ năm 475 trước Công nguyên đến năm 221 trước Công nguyên) ở Trung Quốc, sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng, tác động to lớn đến lĩnh vực chính trị - xã hội. Nó làm xuất hiện một cục

diện mới trong xã hội Trung Quốc - thời Chiến Quốc. Chế độ chính trị thời kỳ này không còn là sự chuyên chính của thị tộc như thời Tây Chu nữa. Chế độ tông pháp càng không còn được tôn trọng, các quan hệ về kinh tế, chính trị giữa các thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo. Mâu thuẫn và đấu tranh giữa các nước và giữa bọn quý tộc trong từng nước ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn. Lúc này, tầng lớp trên như công khanh và đại phu ở các nước do lập được nhiều chiến công lớn, cho nên được ban cấp rất nhiều ruộng đất và tù binh vì vậy mà, thế lực chính trị và kinh tế của họ rất mạnh. Chẳng hạn như ba nhà đại phu Hàn, Triệu, Ngụy của nước Tấn là những nhà có thế lực mạnh nhất. Vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên, sau khi đã chiếm đoạt đất đai của mấy nhà đại phu khác, họ lại phế truất vua Tấn, chia nước Tấn thành ba nước riêng rẽ. Còn ở nước Tề, đại phu họ Điền đã phế vua Tề để tự lập ngôi vua cho mình. Chính trong diễn biến đó có một số đại phu rất lớn mạnh, số đông các đại phu khác bị sa sút đi. Do đời sống xa xỉ và chiến tranh cướp đoạt khiến họ mất hết của cải trở thành các kẻ sĩ bình thường hoặc bị giáng xuống làm nô bộc. Tầng lớp đại phu đã suy yếu, không giữ vững được điạ vị quý tộc thế tập của họ nữa. Vua trực tiếp thống trị nhân dân, bắt nhân dân phải chịu binh dịch và sưu dịch, thu tô ruộng và thuế nhân khẩu. “Vua có toàn quyền quyết định mọi việc. Lễ nhạc, chinh phạt đều từ thiên tử mà ra. Vua nắm quyền sống chết của mọi người, ý của vua là pháp lệnh” [107, tr. 49]. Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động dưới thời Chiến Quốc vẫn không được cải thiện hơn so với thời Xuân Thu. Mặc dù nền kinh tế thời Chiến Quốc có sự phát triển cao hơn thời Xuân Thu, nhưng cũng chỉ tạo điều kiện cho giai cấp thống trị tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân để làm giàu thêm hoặc để mở rộng chiến tranh cướp đoạt. Chiến tranh liên liên miên và tàn khốc đã ảnh hưởng rất nặng nề đến sức sản xuất (mà dân là lực lượng sản xuất chủ yếu). Nhân dân phải chịu nhiều tai họa nặng nề, khao khát có cuộc sống hòa bình yên ổn. Hơn nữa, lúc bấy giờ, bộ lạc du mục phía Bắc là giống người Hung Nô đã tự cường, thường xuyên tiến hành đánh phá, cướp bóc miền biên giới phía Bắc Trung Quốc, càng làm cho nguy cơ suy yếu và tan rã xã hội ngày thêm nghiêm trọng. Ba nước Yên, Triệu, Tần ở biên giới phía Bắc xây dựng trường thành, tổ chức phòng thủ, nhưng lực lượng

Thực trạng trên đây đề ra một cách cấp bách không chỉ về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn, là phải duy trì thống nhất của xã hội Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy sự chín muồi thời cơ để nước Tần diệt sáu nước. Vì thế khi quân Tần mở cuộc đông chinh nhằm thống nhất Trung Quốc thì “Sơn đông lục quốc” đã tan rã nhanh chóng. Năm 246 trước Công nguyên, vua Tần là Doanh Chính lên ngôi. Bấy giờ lãnh thổ của nước Tần đã rộng lớn, bao gồm các miền Thiểm Tây, Tứ Xuyên, miền Tây Hà Nam và miền Bắc Hà Bắc. Vua Tần tự thấy đã có đủ lực lượng để thực hiện âm mưu chinh phục sáu nước. Chỉ trong vòng mười năm (từ 230 đến 221 TCN), nước Tần đã lần lượt tiêu diệt sáu nước: Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề và thống nhất lãnh thổ Trung Quốc, chấm dứt tình trạng hỗn chiến lâu dài thời Xuân Thu - Chiến Quốc, lập ra đế quốc Tần, đế quốc thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Việc nhà Tần thống nhất Trung Quốc là phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội lúc bấy giờ. Bởi vì chỉ có thống nhất đất nước, mới có thể chấm dứt được tình trạng hỗn chiến lâu dài, mới có đủ sức mạnh để chống ngoại xâm, mới tạo điều kiện cho việc mở mang và thống nhất quản lý các công trình thủy lợi nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp và công thương nghiệp trên quy mô toàn quốc, đem lại đời sống hòa bình, yên vui cho nhân dân lao động.

Như vậy, những biến đổi về mọi mặt của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực mà nổi bật nhất trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Đó là xã hội ngày càng thêm rối loạn; chế độ tông pháp theo mô hình nhà Chu bị đảo lộn, trật tự kỷ cương của xã hội ngày càng lỏng lẻo; các mối quan hệ xã hội ngày càng suy yếu, v.v, đất nước đang đứng trước khả năng tan rã, suy vong. Vì vậy, vấn đề đặt ra hết sức cấp bách từ phương diện lý luận và thực tiễn ở Trung Quốc lúc bấy giờ là phải khắc phục, loại trừ thực trạng này và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để có như vậy, mới duy trì sự ổn định, trật tự, kỷ cương của xã hội,… và từng bước đưa xã hội phát triển lên. Nhằm đáp ứng những yêu cầu xã hội ấy, đã xuất hiện nhiều trường phái, học phái tư tưởng như Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia và đặc biệt là Nho gia. Trong những nội dung của các gia, giáo trên, không thể không đề cập đến dân và vai trò của họ trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong những biến động xã hội cũng như trong tiến trình

phát triển của xã hội. Điều này cho thấy, các nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc mà thể hiện rõ nhất ở các nhà Nho, đặc biệt quan tâm đến vai trò của dân trong sự phát triển và những diễn biến của lịch sử xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng của nho giáo tiên tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)