CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA XUÂN DIỆU
4.4. Cải biến thể thơ
4.4.2. Từ hình thức thơ dân tộc
Trở về với các thể thơ dân tộc từ dân gian đến bác học, Xuân Diệu học nhiều vần theo lối hát giặm Nghệ Tĩnh:
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng
Khổ trên vừa dùng vần lưng theo hát giặm, vừa dùng vần cuối câu theo lối gián cách của thơ châu Âu: vàng với màng, đứng với sóng. Khổ dưới dùng toàn vần hát giặm:
Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt
(Biển - Cầm tay)
Theo ông, vần hát giặm “rất hợp với cái thế sóng đến hôn vào giữa lưng bờ, ôm lấy lưng bờ, đúng là vần lưng” [30, tr.108]. Ông cũng thú nhận, trước năm 1945, thơ lục bát của ông có đặc điểm riêng của nó, không ở trong hơi hướng làng họ của ca dao:
Không gian như có dây tơ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn
(Thơ thơ)
Xuân Diệu chia sẻ, aau này, “Càng đi vào quần chúng hóa, tôi dần dà học tập được ca dao, học cái nhuần nhuyễn trong sáng, cái hơi thơ thoải mái dễ nhớ dễ thuộc; lục bát của tôi về sau có những bài đi vào hơi hướng này:
Áo em thoang thoảng hoa cau Áo em say đắm một màu trầm hương Áo em ngày nhớ đêm thương Áo em chín nắng mười sương anh chờ
(Cầm tay)
Thơ lục bát, sáng tạo rõ nhất của Xuân Diệu là Trên đỉnh non cao. Bài thơ
nhân loại, giao hòa giữa hôm nay với xa xưa và mai sau từ “trên đỉnh non cao”. Sự kết hợp thuần thục giữa truyền thống và hiện đại, lục bát nhưng cách luyến láy cú đoạn tạo một âm hưởng say mê tha thiết, một hình dáng mới tuy vẫn rất gần gũi quen thuộc:
Trèo lên trên đỉnh non cao Trên đỉnh non cao Đôi tay ta nắm, anh chào Em, em Anh chào xa biếc xanh êm
Chào cao lồng lộng ta đem trời về Đỉnh non gió thổi say mê
Gió thổi say mê
Bốn bên hoa cỏ, tứ bề non sông Mắt nhìn ra tới biển Đông Mắt vươn ôm cả muôn trùng rừng Tây ...
Đỉnh non cao vút em ơi Cao vút em ơi
Là trên đỉnh chót tình người yêu nhau Gặp lòng nhân loại xưa, sau Mở hồn: bốn bể năm châu ùa vào
Ở trường hợp khác, khi cần thiết, Xuân Diệu cho thơ lục bát leo thang, ngắt nhịp, ngắt dòng thơ, nhấn mạnh ý:
Từ nay xin đặt tên hoa “Hoa anh ơi”
một chiều ta
nở đầy
(Hoa “anh ơi” - Một khối hồng)
Thơ 7 chữ chiếm số lượng nhiều nhất trong nghệ thuật sáng tạo của Xuân
Diệu. Chính ở thể thơ này, Xuân Diệu có nhiều biến hóa về vần, nhịp, dồn câu thúc khổ, có khi giữ nguyên luật lệ của thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt, có lúc sắp xếp lại tạo hình thức mới cho thơ 7 chữ, hoặc kết hợp với các thể thơ khác tạo ra hợp thể. Ông đã viết mấy bài Thơ bát cú (1973), niêm luật nghiêm chỉnh, đủ cả
Bát ngát hương dồn với nhớ dư Hóa thành muôn đợt sóng tương tư Tương tư có nghĩa đôi bờ ngóng Anh một mình thôi cứ đợi chờ Vàng cúc sương pha thu sớm nắng Xám trời mây phủ hạ chiều mưa Vạn phần yêu mến anh ôm ấp Em thấu giùm cho một chút chưa?
(Thanh ca)
Đa phần thơ 7 chữ của Xuân Diệu đều được chia thành khổ, mỗi khổ 4 câu, như một bài tứ tuyệt và gieo vần theo kiểu “bốn câu ba vần”:
Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ
(Thơ thơ)
Lúc một mình em qua ngã ba Thấy hình trên đất rẽ tuôn ra Em ơi có biết muôn trông ngóng Anh đứng giang tay mãi đó mà
(Hồn tôi đôi cánh)
Ông lại chia mỗi khổ 2 câu thơ. Mỗi cặp hai câu ấy gieo vần chân, liền, tạo điểm dừng cho nhịp thơ và khoảng lặng cảm xúc:
Em là một ngôi sao mới băng Xuống đây, đi với anh đêm trăng
Anh với em bên bờ đêm biếc
Những xóm mờ mến thương quen biết
Trăng như sương trên ruộng lúa xanh Gió như chim xao động trong cành
Ngói mới nhấn mạnh “ngói mới”, biểu tượng thành công của sự nghiệp xây
dựng đất nước. Từng cặp hai câu thơ, gieo vần chân, liền, câu thứ ba chỉ có 2 chữ
ngói mới. Ngói mới cứ láy lại như thế sau nhiều cặp câu thơ, trở thành một điệp
khúc, gây ấn tượng:
Khắp nơi, trên những đường tôi đi Tôi đã nghe xao xuyến rầm rì
Ngói mới
Trên những đường tôi dạo, tôi qua Tôi đã nghe nhiều những khúc ca
Ngói mới ...
Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh Có lẽ lòng tôi cũng hóa thành
Ngói mới
Xuân Diệu cũng dùng thất ngôn cổ thể, nhưng ghép lại các khổ thơ, mỗi khổ dung lượng lớn hơn. Thất ngôn cổ thể, mỗi khổ thơ thường là 4 câu hoặc 8 câu, trong hai bài Mã Pí Lèng (1964), Chòm Cô Tô 17 đảo xanh (1963), ông ghép mỗi
khổ 6 câu thơ:
Mã Pí Lèng, danh bất hư truyền Sống mũi ngựa, núi cao thẳng đứng Núi điệp trùng núi tỏa bốn bên Đá gan trâu gẫy choòng đá cứng Sương mù dưới vực vút bay lên Bạc lẫn màu cây mờ đỉnh dựng
Vận dụng lối gieo vần hỗn hợp, bằng trắc xen lẫn, nhiều khi lấy vần trắc làm chủ vận, Mã Pí Lèng gợi được không khí lao động gay go nguy hiểm quyết thắng
thiên nhiên hiểm trở của con người.
Thơ hợp thể: trong thơ Xuân Diệu, chúng ta gặp nhiều thơ tự do, thơ văn xuôi, nhiều câu thơ, đoạn thơ 12 chữ, có khi kéo dài đến 16, 17 chữ hay có những bài thơ là hợp thể của nhiều thể điệu thơ truyền thống. Câu thơ dài rộng nhưng nhịp điệu, vần điệu vẫn nhịp nhàng như thơ phú (Sự sống chẳng bao giờ chán nản, Đứng
tiết tấu, nhịp điệu để dễ đọc dễ nhớ” [146, tr.165]. Do yêu cầu của nội dung, chứa đựng những cảm hứng lớn từ cuộc sống, thơ Xuân Diệu không gò vào một thể nhất định mà lan tỏa, giao thoa sáng tạo nhiều thể điệu trong một bài. Cho nên, dù là thơ tự do hay thơ văn xuôi, Xuân Diệu đều có ý thức sử dụng lối hợp thể. Một số bài ông xen cả tục ngữ ca dao, danh ngôn, thơ Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Thế Lữ, chứng tỏ nhà thơ rất linh hoạt, không cứng nhắc về thể thơ.
Xen tục ngữ ca dao:
Ôi ghê gớm mười tám năm đê vỡ
“Loái nhoái như phủ Khoái xin tương”
(Một mảnh đất - Hồn tôi đôi cánh)
“Chim quyên ăn trái nhãn lồng”
Người ăn nhãn nhớ ruộng đồng ... Hưng Yên
(Một mảnh đất - Hồn tôi đôi cánh) Một danh ngôn của Goethe:
“Mọi lý thuyết đều màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh tươi” Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng cười
(Và cây đời mãi mãi xanh tươi - Hồn tôi đôi cánh) Hay những câu Kiều:
Một khúc sông Lô, đôi bờ xanh mướt Ngô khẽ lay cờ, mía ken lá sắc
Đường sâu quanh quất, nhà nhỏ xóm thưa “Đi về này những lối này năm xưa”
(Về Tuyên - Riêng chung)
Trên không dù tắt nắng Lá vẫn giữ ánh vàng
“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
(Rừng thu Xi bê ri - Riêng chung) Tiếp nhận thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ Hồ Chí Minh:
“Hỏi thời ta phải nói ra
Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” Bác xuất phát tự tình thương mà kêu gọi diệt “Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào”
Hay lẩy thơ Thế Lữ:
“Cái thuở ban đầu dân quốc ấy
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên”*2
Cụ Hồ về, lần thứ nhất trao tên
Với nước Việt, mà sao tình khăng khít!
(Nhớ mùa tháng Tám - Dưới sao vàng) Chúng ta chú ý đến một số bài hợp thể khác kết hợp từ những thể thơ cách luật dân tộc:
- Thơ 7 chữ + lục bát + 7 chữ + lục bát: Ta chào Việt Bắc về xuôi - Thơ lục bát + 8 chữ: Tội ác phá rừng
- Thơ lục bát + 7 chữ + lục bát: Hiểu em Nhơn
- Thơ 5 chữ + lục bát: Xã Nhân Mỹ làm đường đồng chiêm - Thơ lục bát + 5 chữ + lục bát: Bác ơi!
- Kết hợp nhiều thể điệu, những câu thơ ngắn xen câu thơ dài, có khi leo thang và kết thúc bằng lục bát:
Người các nước sáng hôm nay đến rất đông ngưỡng mộ; Khu rừng yên lặng
ngẫm nghĩ muôn năm; Lá liếc mắt xanh
nghiêng đọc trên bàn; Từ một lều cỏ như thế này chuyển rung ra
toàn thế giới,
Và từ bốn phương trên địa cầu lại hành hương đi tới … Sóng hồ vời vợi biếc xa,
Sáng thu rộng mát đưa qua gió hiền. Đến thăm lều cỏ Lênin,
Thiêng liêng kỷ niệm giữ gìn ngàn năm.
(Thăm lều cỏ Lênin - Hồn tôi đôi cánh)
*Thơ Thế Lữ: Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy Nghìn năm chưa dễ đã ai quên
Từ những dẫn chứng trên, chúng ta thấy Xuân Diệu luôn tìm cách đổi mới hình thức câu thơ, nhất là thời điểm những năm sau sáu mươi của thế kỷ trước. Câu thơ không chịu ổn định mà luôn tung phá mở rộng, có khi như câu phú, câu tứ lục, có khi thêm chữ thêm câu, thay đổi khuôn hình thể thơ truyền thống, dựa vào truyền thống để cách tân. Nhiều bài thơ hợp thể, câu thơ co duỗi nhịp nhàng nhưng phần nhiều, Xuân Diệu trở về nương vào hình thức thơ hợp thể của thời kỳ kháng chiến 1945 -1954, nghĩa là sau mỗi đoạn thơ và bài thơ bao giờ cũng bằng những vần lục bát. So sánh với Phá đường của Tố Hữu, Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Người đàn bà Ninh Thuận của Tế Hanh, Bữa cơm thường ở trong bản nhỏ của Chế Lan Viên, Mưa núi của Minh
Hiệu, … chúng ta sẽ rõ. Điều này phù hợp với quan niệm của Xuân Diệu như chính nhà thơ cũng đã tâm sự: “Về hình thức song song với sự thí nghiệm, chiếm lĩnh các thể thơ tự do, tôi nghĩ sao tiếp tục tìm kiếm những hình thức mà đa số người đọc khả dĩ yêu thích, khả dĩ có thể thuộc và ngâm nga” [30, tr.110].