Từ hình thức thơ nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xuân diệu từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ (Trang 137 - 139)

CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA XUÂN DIỆU

4.4. Cải biến thể thơ

4.4.1. Từ hình thức thơ nước ngoài

Chúng ta chú ý đến bài Yêu. Bài thơ được làm theo điệu rông đô (rondeau)

như nhà thơ Charles D’Orleans thế kỷ XV, vịnh mùa xuân, láy câu thứ 1, thứ 2, làm câu thứ 7, thứ 8 (bản dịch):

Thời tiết đã bỏ chiếc áo ngoài Bằng gió, bằng mưa, bằng giá rét Và khoác mặc lên mình gấm vóc Khoác áo mặc trời xinh, sáng, tươi Không một loài vật hay loài chim Mà chẳng khề khà kêu hoặc hát Thời tiết đã bỏ chiếc áo ngoài Bằng gió, bằng mưa, bằng giá rét

Xuân Diệu cũng láy theo điệu rondeau như Charles D’Orleans:

Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Yêu là chết ở trong lòng một ít

Và câu thứ 13, câu kết lại láy câu thứ nhất. Câu kết gói bài lại, tình yêu không được chia sẻ, người đang yêu như con tằm rút ruột tự giam thân, vương vít trong cái kén đau khổ bịt bùng. Xuân Diệu tự hào và công nhận “Sáclơ Đoóclêăng khi láy lại, đã tạo ra một nhạc điệu rất hay, tuy nhiên không đắc thế bằng tôi khi láy lại các câu” [146, tr.165]. Vậy là thể thơ 8 chữ, ngắt 3 nhịp, nhưng láy câu, cách mở và gói bài thơ sáng tạo nói được những điều tâm trạng của nhà thơ.* 1

*

Về bài Yêu, Xuân Diệu thú nhận, khoảng 1934 - 1938 ông đang yêu nên đã vay mượn ý tứ của nhà thơ Etmond Haraucourt: Partir c’est mourir un peu (Đi là chết ở trong lòng một ít). Và câu thứ 3 có dáng dấp một câu trong bài thơ của Felix Arvers (1806 - 1850): Mon aame a son secret (Lòng ta chôn một khối tình), N’ osant rien demandé, et n’ayant rien resu (Chẳng dám xin và chưa hề nhận được gì) [137, 163-164].

Năm 1967, muốn ca hát yêu đương, nhà thơ nhớ đến loại ca khúc của châu Âu, sáng tác bài Là. Ca khúc ở châu Âu là loại bài ca tình tự sérénade, sérénata

“tiếng hát phối hợp với sáo đàn, khởi lên ban đêm, ở ngoài trời, dưới cửa sổ của một người, để tặng người ấy” [30, tr.103]. Bài Là (Ca khúc) cũng chứa đựng khái niệm ấy. Đúng là có một chàng trai hiện đại say sưa thổi sáo gọi người yêu như thuở xa xưa, nhưng lời thơ được phổ vào thể điệu ca dao quen thuộc, đủ cả hứng, tỉ, phú.

Ở đây chúng tôi chú ý đến việc ông tiếp thu và làm mới thể thơ trong 3 khổ, 12 câu thơ:

Sáo vi vu thổi trong veo

Lên non là gió, qua đèo là mây Núi cao chót vót chon von

Anh xây xây mãi chưa tròn tình yêu ...

Sáo nồng đượm biết bao nhiêu

Mơn man với cảnh thân yêu với người Quanh ta ríu rít là đời

Quanh em ai hát ai cười - là anh.

Xuân Diệu cũng đã nhiều lần sử dụng câu thơ 12 chữ như thể Alechxandrin của châu Âu. Ông thấy thể thơ 8 chữ tuy đã mở rộng rồi, so với ngũ ngôn, thất ngôn, nhưng vẫn chưa đủ cánh để giang ra ôm trùm, nên cần mở rộng câu thơ hơn. Mở rộng nhưng vẫn giữ tiết tấu nhịp điệu để dễ đọc dễ nhớ, giữ nhịp thơ 4 - 4 - 4 hay 6 - 6:

Trong cuộc đấu tranh/giữa ta với địch/sống chết thua hơn Có lúc có nơi/đứa thắng lâm thời/lại là cái chết

Cái chết trên môi/có đôi râu mép/sắc lẻm như dao Cái chết thích đeo kính râm/lấy điệu và trán cũng cao ...

Nhất định trời cao đất rộng/còn vui nắng sớm mây trưa Chúng bay đã vào hũ nút/cũng đừng tủi gió sầu mưa Giặc Mỹ đã biết hay chưa?/ - Chúng tao chính là sự sống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xuân diệu từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)