Hệ từ ngữ hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xuân diệu từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ (Trang 103 - 105)

CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA XUÂN DIỆU

4.1. Sáng tạo ngôn ngữ thơ

4.1.1. Hệ từ ngữ hiện đại

Cũng như nhiều nhà Thơ mới, Xuân Diệu chuyển tâm thế sáng tạo thơ từ ý, hình sang ngôn từ, nhịp điệu. Lời thơ gần với tiếng nói hàng ngày, thân tình, chia sẻ. Ông nói: “Tôi là con chim đến từ núi lạ - Ngứa cổ hót chơi” (Lời thơ vào tập gửi

hương). Lạ từ tâm hồn đến lời nói. Xuân Diệu đã tạo ra một hệ thống từ ngữ đầy sáng tạo gây ấn tượng và ngạc nhiên, thậm chí gây dị ứng, phản ứng. Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam nhận ra nhưng khẳng định: “Ngay lời văn

Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi. Xuân Diệu viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn.Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay” [136, tr.107]. Những bài thơ đầu “Lời chưa được chải chuốt, ngượng nghịu như ngón tay đàn uốn nắn còn non” (Thế Lữ ) nhưng dần dần trong sáng hồn nhiên, mới lạ.

Những ẩn dụ kỳ dị:

Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ (Ca tụng - Thơ thơ)

Những kết hợp từ táo bạo:

-Ta trút bâng khuâng một trận lòng

(Nước đổ lá khoai - Gửi hương cho gió)

-Từng nhà mở cửa tương tư nắng

(Ngẩn ngơ - Gửi hương cho gió)

-Mặt trời vừa mới cưới trời xanh

-Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm

(Tương tư chiều - Thơ thơ)

Những so sánh ví von độc đáo, thú vị:

-Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

(Vội vàng - Thơ thơ) - Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

- Tổ quốc tôi như một con tàu

(Mũi Cà Mau - Mũi Cà Mau)

Xuân Diệu vận dụng cách diễn đạt của câu văn Pháp:

-Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

(Đây mùa thu tới - Thơ thơ)

- Vườn cười bằng bướm hót bằng chim

(Lạc quan - Thơ thơ)

- Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm..

Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ... (Cảm xúc - Thơ thơ)

Và những từ ngữ kết hợp các từ loại tạo cảm giác mơ hồ có giá trị thẩm mỹ:

-Chiều góa không em lạnh lẽo sao

(Hết ngày hết tháng - Gửi hương cho gió)

-Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì

(Thu - Gửi hương cho gió)

Còn nhiều nữa: chiều bị thương, mùi tháng năm, mầm ly biệt, đêm thủy tinh,

biển pha lê, ... Cách kết hợp này chúng ta cũng gặp ở các nhà Thơ mới cùng thời

với Xuân Diệu: “Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ” (Huy Cận), “Hồn đơn

lắng bước chân chiều” (Vũ Hoàng Chương), “Ta đi thơ thẩn bên vườn mộng” (Thế

Lữ), ... Có điều trong thơ Xuân Diệu cách kết hợp này xuất hiện với tần số dày đặc hơn. Cái riêng ở Xuân Diệu là ông dùng từ ngữ táo bạo. Cùng chung xu hướng hiện đại hóa thơ những năm 30 của thế kỷ XX, ông làm mới nội dung thơ, làm mới ngôn ngữ biểu đạt bằng cách vay mượn nước ngoài hay tạo những kết hợp từ lạ, những cú pháp tự do. Nhưng từ những cái “như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam”, Xuân Diệu dần thuần thục và giữ lại những gì thật mới, thật sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xuân diệu từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)