Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhà tiêu hộ gia đình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng (Trang 29 - 33)

Sử dụng nhà tiêu bản chất là một hành vi thể hiện nhận thức và văn minh trong bối cảnh phát triển xã hội loại người hiện nay. Vì vậy, việc có nhà tiêu và sử dụng nó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố xã hội, điển hình nhất là kinh

tế, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thái độ và kiến thức cá nhân, văn hóa và thói quen của cộng đồng.

1.5.1. Yếu tố kinh tế

Trong khi người giàu có những nhà vệ sinh sa hoa trong căn hộ của mình, nhiều người nghèo không có lựa chọn nào khác ngoài đại tiện ngoài trời. Khi thu nhập thậm chí không đủ cho ăn – mặc, người dân khó mà nghĩ tới nhu cầu khác. Những khu ổ chuột dột nát, trẻ em ốm yếu, suy dinh dưỡng và thiếu phương tiện vệ sinh cơ bản nhất đã không còn xa lạ ở Trung Phi, Ấn Độ, một vài nơi ở Mỹ Latinh – những khu vực bần cùng nhất thế giới.

Kết quả nghiên cứu cắt ngang tại Bắc Ấn Độ cho thấy, các HGĐ từ nghèo đến rất nghèo có tỷ lệ thiếu nhà tiêu cao hơn các HGĐ trên chuẩn nghèo (28,9% so với 11%) (p<0,001). Đồng thời, ở các cộng đồng khó khăn trong xã hội, tỷ lệ

thiếu nhà tiêu cao hơn so với các cộng đồng khác (19,4% so với 10,4%)26.

Tại Việt Nam, hầu hết nghiên cứu cho thấy kinh tế HGĐ tác động lớn tới tỷ lệ bao phủ nhà tiêu. Nghiên cứu của Tống Ngọc Lâm và cộng sự tại Đắk Nông năm 2019 cho thấy HGĐ có kinh tế trung bình trở lên có khả năng có nhà tiêu hợp

vệ sinh cao gấp 9,8 lần HGĐ cận nghèo hoặc nghèo (95% CI: 4,0-23,7)39. Theo

Dương Chí Nam, những HGĐ nghèo và cận nghèo cũng có tỷ lệ nhà tiêu không

hợp vệ sinh cao hơn 1,49 lần so với các HGĐ khác (95% CI: 1,03 – 2,15)41. Theo

Đặng Văn Nam, HGĐ nghèo có khả năng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ bằng

0,22 lần những HGĐ không nghèo (95%CI: 0,05 – 1,10)37.

Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương và cộng sự tại Hải Dương cho biết, nhóm HGĐ giàu có tỷ lệ sở hữu các loại nhà tiêu tự hoại/bán tự hoại/thấm đội nước cao nhất, trong khi nhóm nghèo và cận nghèo sử dụng các loại nhà tiêu khác như hai ngăn, một ngăn, hố xí cầu cao hơn cả. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. Năm 2004, 54,6% hộ sử dụng nhà tiêu tự hoại/bán tự hoại/thấm dội

1.5.2. Dân tộc, nghề nghiệp và trình độ học vấn

Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số được nghiên cứu đều có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp hơn dân tộc Kinh. Điều này không chỉ vì các dân tộc thiểu số thường sống ở vùng núi, điều kiện kinh tế khó khăn mà còn do một số phong tục, tập quán lạc hậu. Đời sống tự cung tự cấp, du canh du cư, sống trên nương rẫy khiến họ cảm thấy đi tiêu trên đồng ruộng xa nhà tiện lợi hơn sử dụng nhà tiêu.

Theo nghiên cứu của Dương Chí Nam, đối tượng dân tộc thiểu số có tỷ lệ nhà tiêu không hợp vệ sinh là 82,3%, trong khi tỷ lệ này ở dân tộc Kinh là 56,3% (p<0,001)41. Trong khi tính chung cả nước, tỷ lệ HGĐ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 76%, tỷ lệ này ở các cộng đồng dân tộc thiểu số chỉ khoảng 14,2% - 38,8%383940.

Nông dân thường có thói quen sử dụng phân để bón ruộng và nước tiểu để tưới cho cây trồng. Ở nhiều làng quê, nhà tiêu chỉ là nơi lưu trữ tạm thời chất thải trước khi đem ra đồng. Chính vì thế, nhà tiêu của những hộ dân này cũng tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường cao. Nghiên cứu tại Hòa Bình năm 2014 cho thấy, đối tượng nông dân có tỷ lệ nhà tiêu không hợp vệ sinh cao gấp 2,97 lần đối tượng khác (95% CI: 1,99 – 4,45)41.

Bên cạnh nghề nghiệp, trình độ học vấn cũng tác động lớn tới khả năng có nhà tiêu và xây dựng, bảo quản, sử dụng nhà tiêu của HGĐ. Nghiên cứu của Tống Ngọc Lâm và cộng sự cho thấy, những gia đình có trình độ học vấn chủ hộ từ tiểu học trở xuống có khả năng có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ bằng 26% so với gia đình

có trình độ học vấn chủ hộ từ THCS trở lên (95% CI: 0,16-0,4)39. Kết quả nghiên

cứu tại Afghanistan cho thấy, những HGĐ có người đại diện được đi học có khả năng có nhà tiêu cải thiện cao gấp 2,12 lần (95%CI: 1,22–3,68) những HGĐ có người đại diện không được đi học29.

1.5.3. Yếu tố văn hóa – xã hội

Ở nhiều nơi trên thế giới, người dân coi đại tiện ngoài trời như một hành động tự nhiên. “Đại tiện ngoài trời được truyền lại từ ông cha chúng tôi. Chúng tôi luôn luôn làm vậy. Chúng tôi đã quen với điều đó.”. Kinh nghiệm và hiểu biết thiếu sót nghiêm trọng chỉ cho phép người ta xây dựng những nhà tiêu thô sơ. Xây dựng và bảo quản kém sinh ra hàng loạt những nhà tiêu sập xệ, đầy mùi hôi và ruồi nhặng. Như vậy, ngay cả khi có nhà tiêu, người dân vẫn lựa chọn đi tiêu ngoài trời18.

Tuy nghiên, ngay cả khi có điều kiện kinh tế để xây dựng một nhà tiêu, nhiều người lại không làm thế. Đơn giản vì nhà tiêu không phải ưu tiên của họ19.

Nghiên cứu của Tống Ngọc Lâm năm 2019 cũng chỉ ra, khi người vợ có quyền quyết định chính trong gia đình thì khả năng HGĐ tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh cao gấp 4,6 lần HGĐ có chồng là người quyết định chính (95% CI: 2,3-9,1)39.

1.5.4. Một số yếu tố khác

Theo nghiên cứu của Lưu Văn Trị và Lê Thị Thanh Hương, những HGĐ có kiến thức đạt có nhà tiêu hợp vệ sinh cao gấp 10,1 lần những HGĐ có kiến thức không đạt (95%CI: 4,1 – 24,8). Những HGĐ được tiếp cận thông tin cũng có khả năng có nhà tiêu hợp vệ sinh cao gấp 5,6 lần những HGĐ không được tiếp cận thông tin (95%CI: 2,1 – 13,1), HGĐ dễ dàng mua được vật liệu xây dựng và được hỗ trợ xây nhà tiêu có nhà tiêu hợp vệ sinh cao gấp 5,4 và 5,2 lần so với những

HGĐ không dễ dàng mua được vât liêu xây dựng và không được hỗ trợ16.

Nghiên cứu của Đặng Văn Nam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình cũng chỉ ra những HGĐ biết việc kiểm tra, hướng dẫn về xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là cần thiết có tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cao gấp 3,43 lần

Bên cạnh đó, những gói hỗ trợ, tạo điều kiện vay vốn hoặc cung cấp nguồn vật tư cũng là những yếu tố tạo thuận lợi cho việc sở hữu và sử dụng nhà tiêu của HGĐ. Nghiên cứu can thiệp của Dương Chí Nam và cộng sự đã cho thấy hiệu quả của biện pháp tiếp thị xã hội. Kết hợp thúc đẩy chuỗi cung cầu nhà tiêu tại nông thôn với giáo dục sức khỏe môi trường, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cả về xây dựng, sử dụng và bảo quản của người dân tăng từ 21,8% lên 65,7% (chỉ số hiệu quả: 201,38%, p<0,001). Trong đó, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu tự hoại tăng lên đáng kể nhất, từ 19,8% lên tới 44,8% (p<0,001)42.

Tuy nhiên, nếu không được kết hợp với truyền thông thay đổi nhận thức của người dân, chiến dịch hỗ trợ xây dựng có thể trở nên vô nghĩa và lãng phí tài nguyên khổng lồ về cả nhân lực và tài chính. Thất bại của Ấn Độ chính là bài học đắt giá cho tình huống này, khi mà vào đầu thế kỉ 21, Andhra Pradesh chi 52,3 triệu Euro cho trợ cấp xây dựng gần ba triệu nhà vệ sinh cho các hộ gia đình nông thôn nghèo. Thế nhưng chỉ một nửa số nhà tiêu này được sử dụng, và hơn 80% dân số nông thôn vẫn tiếp tục đi vệ sinh ngoài trời19. Thậm chí sau Chiến dịch vệ sinh tổng thể của nước này, tới năm 2013, với tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hơn 70%, vẫn có hơn một nửa dân số đi vệ sinh ngoài trời25.

Theo Dương Chí Nam và cộng sự, những HGĐ được vận động, truyền thông có khả năng có nhà tiêu hợp vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản cao

hơn so với những HGĐ không được vận động, truyền thông (p<0,001)41. Từ đó có

thể thấy vai trò không thể thiếu của truyền thông, giáo dục sức khỏe trong góp phần tăng tỷ lệ bao phủ nhà tiêu và nhà tiêu hợp vệ sinh của HGĐ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)