Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhà tiêu hộ gia đình tại các xã

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng (Trang 66 - 71)

thuộc hai tỉnh Hoà Bình và Hà Giang

4.2.1. Kiến thức về loại nhà tiêu hợp vệ sinh

Mặc dù hầu hết đối tượng nghiên cứu đều có hiểu biết nhất định về loại nhà tiêu hợp vệ sinh nhưng vẫn có một số đối tượng không nhận biết được loại nhà tiêu nào là hợp vệ sinh, không hợp vệ sinh. Có 3,8% đối tượng biết kém, biết sai về loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu về kiến thức của người

dân về nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2011 – 2012: 14,3% số người được phỏng vấn

không kể được tên một loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào hoặc kể không đúng một loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào trong 5 loại nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh49. Một phần năm (20,1%) nắm tốt về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh và xác định được một loại nhà tiêu là hợp vệ sinh hay không.

Đại diện HGĐ có kiến thức tốt và trung bình có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao gấp lần lượt 3,6 lần (95% CI: 1,03 – 12,33) và 4,7 lần (95% CI: 1,43 – 15,23) so với nhóm kiến thức kém, thấp hơn so với nghiên cứu của Lưu Văn Trị và Lê Thị Thanh Hương tại cộng đồng người Raglay: HGĐ có kiến thức đạt có nhà tiêu

hợp vệ sinh cao gấp 10,1 lần HGĐ có kiến thức không đạt16. Sự khác biệt này có

thể do mỗi nghiên cứu có tiêu chí đánh giá và phân loại kiến thức khác nhau. Tại nghiên cứu này, các câu hỏi đánh giá đều kiểm tra kiến thức về loại nhà tiêu.

4.2.2. Một số yếu tố khác liên quan đến thực trạng nhà tiêu HGĐ tại Hòa Bình và Hà Giang

4.2.2.1. Kinh tế hộ gia đình

Theo xếp loại kinh tế HGĐ, các hộ không nghèo có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao hơn 2,4 lần so với các hộ nghèo và cận nghèo (95% CI: 1,31 – 4,28). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Tống Ngọc Lâm và cộng sự: HGĐ kinh tế không nghèo có khả năng có nhà tiêu hợp vệ sinh cao gấp 9,8 lần (95%CI: 4,0 –

23,7) so với HGĐ kinh tế cận nghèo trở xuống39; nghiên cứu của Dương Chí Nam

chỉ ra nhóm HGĐ có kinh tế không nghèo có khả năng có nhà tiêu hợp vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản cao gấp 4,6 lần so với nhóm HGĐ có kinh tế

nghèo41.Theo Đặng Văn Nam, HGĐ nghèo có khả năng sử dụng nhà tiêu hợp vệ

sinh chỉ bằng 0,22 lần những HGĐ không nghèo (95%CI: 0,05 – 1,10)37. Nghiên

cứu cắt ngang tại Bắc Ấn Độ, các HGĐ từ nghèo đến rất nghèo có tỷ lệ thiếu nhà tiêu cao hơn các HGĐ trên chuẩn nghèo (28,9% so với 11%) (p<0,001). Đồng thời, ở các cộng đồng khó khăn trong xã hội, tỷ lệ thiếu nhà tiêu cao hơn so với các cộng

đồng khác (19,4% so với 10,4%)26. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương và cộng

sự tại Hải Dương cho biết, nhóm HGĐ giàu thường sở hữu các loại nhà tiêu tự hoại/bán tự hoại/thấm đội nước, trong khi nhóm nghèo và cận nghèo sử dụng các loại nhà tiêu khác như hai ngăn, một ngăn, hố xí cầu32.

Kinh tế luôn là yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với khả năng có nhà tiêu hợp vệ sinh của HGĐ vì nó quyết định đến khả năng chi trả cho xây

dựng nhà tiêu, mối quan tâm và ưu tiên cho một nhà tiêu hợp vệ sinh. Đồng thời, một HGĐ có điều kiện kinh tế cũng có nhiều lựa chọn hơn và thường xây dựng nhà tiêu tự hoại, được biết là loại nhà tiêu tốt nhất và chi phí xây dựng, sử dụng cũng cao nhất. Ngược lại, các HGĐ nghèo chỉ có thể xây dựng các loại nhà tiêu thô sơ, đơn giản, đôi khi còn không đảm bảo chất lượng ngay từ khi mới xây dựng, thậm chí họ phải sử dụng những hố xí đào tạm, do đó không đảm bảo hợp vệ sinh. Họ cũng phải cân nhắc đến chi phí cho sử dụng nhà tiêu, với chi phí cao cho nước và giấy vệ sinh của nhà tiêu tự hoại, so với chi phí thấp hơn của các loại nhà tiêu khô. Vì đây là yếu tố không thể thay đổi được, chỉ có thể can thiệp bằng các chương trình của Nhà nước và các tổ chức xã hội, cung cấp vật liệu hoặc hỗ trợ chi phí xây sửa nhà tiêu cho các HGĐ hoàn cảnh khó khăn này.

4.2.2.2. Dân tộc

Đối tượng nghiên cứu phân bố tương đối đều trong ba nhóm dân tộc: Kinh (25,6%), Mường (38,8%), Tày (31,6%). Người Kinh và người Tày có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao hơn người Mường lần lượt 4,6 lần (95% CI: 2,61 - 8,08) và 4,9 lần (95% CI: 2,86 - 8,23). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người Kinh và người Tày. Kết quả này có nét tương đồng với nghiên cứu của Dương Chí Nam: dân tộc Kinh có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao gấp 3,63 lần so

với các dân tộc thiểu số (95%CI: 2,36 – 5,57)41. Có sự khác biệt này thường do

cộng đồng người dân tộc thiểu số còn thiếu hiểu biết về vai trò của vệ sinh, còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Đồng thời, người dân tộc thiểu số thường sống ở địa bàn vùng núi, phát triển kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy dân tộc Tày sống tại Hà Giang vẫn có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao tương tự dân tộc Kinh, chứng tỏ không phải mọi dân tộc thiểu số đều có khả năng tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh kém so với dân tộc Kinh. Dựa trên tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về cộng đồng dân tộc Tày ở Hà Giang, có thể đề xuất các biện pháp tập trung can thiệp hiệu quả hơn cho các dân tộc thiểu số khác.

4.2.2.3. Trình độ học vấn

Hơn một nửa đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ THCS trở xuống (58,4% - bảng 3.1.). Đại diện HGĐ có trình độ THCS và THPT trở lên có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao gấp lần lượt 3,1 lần (95% CI: 1,70 – 5,82) và 4,1 lần (95% CI: 2,27 – 7,04) so với nhóm có trình độ học vấn tiểu học hoặc dưới tiểu học, kết quả này giống với nghiên cứu của Tống Ngọc Lâm, với chủ hộ có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, khả năng HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ bằng 26% so với

chủ hộ có trình độ THCS trở lên (95%CI: 0,16 – 0,4)39; tương tự nghiên cứu của

Lưu Văn Trị, với trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, khả năng HGĐ có nhà tiêu đạt vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản chỉ bằng 24% HGĐ có trình độ

THCS trở lên (95%CI: 0,1 – 0,6)16, cũng tương tự nghiên cứu tại Afghanistan, nơi

những HGĐ có người đại diện được đi học có khả năng có nhà tiêu cải thiện cao

gấp 2,12 (95%CI: 1,22–3,68) những HGĐ có người đại diện không được đi học29.

Điều này được giải thích bằng mối liên hệ giữa hiểu biết của đối tượng và trình độ học vấn, đối tượng được đi học thường có hiểu biết nhiều về vai trò, sự cần thiết để có nhà tiêu hợp vệ sinh và cách sử dụng, bảo quản nhà tiêu cho đúng. Người được đi học cũng ý thức được vai trò của một nhà tiêu và mức độ nguy hiểm của một HGĐ không có nhà tiêu, nên thường góp ý kiến hoặc là người quyết định xây dựng nhà tiêu trong gia đình.

4.2.3. Về phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện bằng điều tra mô tả cắt ngang với phiếu điều tra HGĐ và bảng kiểm quan sát nhà tiêu HGĐ. Là một phần của Dự án thành phần vệ sinh nông thôn và thay đổi hành vi vệ sinh, thuộc Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vay vốn Ngân hàng Thế giới, nghiên cứu sử dụng bộ tiêu chí đánh giá nhà tiêu cải thiện của HGĐ theo giám sát của Dự án. Bộ tiêu chí có 4 tiêu chí, trong đó tiêu chí đầu tiên là về loại nhà tiêu hợp vệ sinh,với những điểm chung so với bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BYT về nhà tiêu do Bộ Y tế ban hành năm 2011. Với ít tiêu chí và cách

đánh giá đơn giản, tiện dụng hơn, bộ tiêu chí vẫn đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho một nhà tiêu hợp vệ sinh theo định nghĩa của Bộ Y tế và cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới về nhà tiêu cải thiện.

Kết quả nghiên cứu đã mang tính khách quan, xác định được kết quả, đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu.

Tuy nhiên, đánh giá chất lượng nhà tiêu trong nghiên cứu áp dụng chung cho các loại nhà tiêu, chỉ đánh giá tức thời mà chưa theo dõi được quá trình sử dụng nhà tiêu của HGĐ do chưa có tiêu chí đánh giá riêng cho xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu. Kiến thức về nhà tiêu hợp vệ sinh được thu thập chưa được phong phú, và được phân loại theo thang điểm tự đề ra. Nghiên cứu cũng chưa thu thập được giới tính của đối tượng nghiên cứu, giới tính của chủ hộ để phân tích một số liên quan giữa chủ hộ là nam hay nữ và thực trạng nhà tiêu hộ gia đình.

Cần có những nghiên cứu sâu thêm để xác định cụ thể hơn thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của HGĐ về sử dụng, xây dựng và bảo quản, cùng với đó là kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng nhà tiêu của người dân để có bức tranh chi tiết hơn, can thiệp chính xác và hiệu quả hơn nhằm cải thiện thực trạng nhà tiêu HGĐ nông thôn và vệ sinh nông thôn.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)