Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng (Trang 33 - 37)

Hòa Bình và Hà Giang là hai tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó: Hòa Bình thuộc Tây Bắc Bộ và Hà Giang thuộc Đông Bắc Bộ. Vùng núi phía Bắc có đặc điểm chung là địa hình đồi núi cao phức tạp, hiểm trở; dân cư chủ yếu sống tại vùng nông thôn và là đồng bào dân tộc thiểu số; dù giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

1.6.1. Tỉnh Hòa Bình

Hình 1.8. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình

(Nguồn: InVert, 202143)

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ nước ta, nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hòa Bình có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km.

Hòa Bình có địa hình núi trung bình, , phân chia thành 2 vùng: 44,8% diện tích (khoảng 212.740 ha) là vùng núi cao phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp; 55,2% diện tích còn lại (khoảng 262.202 ha) là vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 25 độ, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.

Hòa Bình hiện có 854.131 dân (tính đến ngày 1/4/2019), trong đó tới 84,3%

dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, phần lớn là người Mường (chiếm 63,3%); người Kinh (chiếm 27,73%); ngoài ra còn có còn có người Tày, Thái, Dao, Mông chiếm tỉ lệ thấp.

1.6.2. Tỉnh Hà Giang

Hình 1.9. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ.

Địa hình phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều, chiếm khoảng 29,8% diện tích tỉnh. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp chỉ chiếm khoảng 15,4% diện tích.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang chiếm tới 54,8% diện tích tự nhiên. Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,....

Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 1/4/2019 là 854.679 người với đa phần là các dân tộc thiểu số như H'Mông (chiếm 32,9% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,2%), Dao (14,9%), Việt (12,8%), Nùng (9,7%),… Trong đó, dân số nông thôn là 719.214 người, chiếm tới 84,2%. Mật độ dân cư của tỉnh là 108 người/km2.

Hà Giang là một trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước. Kinh tế kém phát triển kéo theo nhiều hệ lụy. Năm 2018, tỉ suất sinh thô – CBR của tỉnh là 20,3‰ và tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi – IMR lên tới 32,3‰45.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)