Thực trạng nhà tiêu hộ gia đình tại các xã thuộc tỉnh Hoà Bình và Hà

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng (Trang 59 - 66)

4.1.1. Thực trạng về HGĐ có nhà tiêu:

Nhà tiêu đang dần trở thành một công cụ thiết yếu của con người giúp vệ sinh và phòng bệnh. Cùng với nhà tiêu trường học, nhà tiêu HGĐ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe người dân. Từ lâu Nhà nước ta đã quan tâm đến đánh giá thực trạng nhà tiêu để theo dõi, dự báo nhiều bệnh dịch liên quan đến đường tiêu hóa và có những can thiệp kịp thời. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 08/2005/QĐ–BYT ngày 11 tháng 03 năm 2005 về việc ban hành tiêu chuẩn Ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu đã đưa ra các quy định về xây dựng, sử dụng và bảo quản bốn loại nhà tiêu sao cho hợp vệ sinh. Tiếp theo đó, Thông tư 15/2006/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2006 Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. Mới đây nhất, ngày 24 tháng 06 năm 2011, Bộ Y tế tiếp tục ban hành thông tư 27/2011/TT-BYT về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh đi kèm với bộ QCVN 01:2011/BYT bao gồm các các định nghĩa chung nhất, các quy định kỹ thuật về xây dựng, sử dụng và bảo quản các loại nhà tiêu sao cho đạt hợp vệ sinh. Một nhà tiêu chỉ phát huy hết lợi ích của nó khi đảm bảo hợp vệ sinh. Và một nhà tiêu đạt hợp vệ sinh không chỉ là một nhà tiêu thuộc phân loại hợp vệ sinh, mà còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng ban đầu, tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản trong suốt quá trình hoạt động của nó. Thực tế nghiên cứu chứng minh, có một nhà tiêu thuộc phân loại hợp vệ sinh luôn dễ dàng hơn có một nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.

Kết quả nghiên cứu (bảng 3.3.) cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu là rất cao: 97,5%; tỷ lệ HGĐ không có nhà tiêu chỉ chiếm 2,5%. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu thu được từ nghiên cứu này cao hơn hầu hết các nghiên cứu khác: cao hơn nghiên cứu

của Hoàng Anh Tuấn trong cộng đồng người Dao tỉnh Thái Nguyên năm 2011

(29,4%)33; nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hảo và Nguyễn Thị Thịnh tại năm

tỉnh Tây Nguyên năm 2013 (82%)34, cũng cao hơn nghiên cứu của Dương Chí

Nam và cộng sự về thực trạng và yếu tố liên quan nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia

đình nông thôn tỉnh Hòa Bình năm 2014 (87,5%)41, cao hơn nhiều so với nghiên

cứu của Tống Ngọc Lâm và cộng sự tại Đắk Nông năm 2019 (49,7%) và tương đương với báo cáo của Chương trình nước và vệ sinh (WSP) năm 2012 về tỷ lệ

bao phủ nhà tiêu ở nông thôn Việt Nam đạt 97%39. Có sự chênh lệch lớn như vậy

với các nghiên cứu trong nước trước hết là do các nghiên cứu nêu trên đều tiến hành hầu hết trên đối tượng dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, địa bàn vùng núi đi lại khó khăn, kinh tế chưa phát triển.

Nhà tiêu đang dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, nghiên cứu nhận thấy, bên cạnh hầu hết HGĐ có nhà tiêu (97,5%), một vài hộ dân vẫn đi tiêu ngoài trời (2,5%). Một số hộ dân có nhà tiêu dưới hình thức nhà tiêu cầu, xô, thùng, nhà tiêu khe núi vẫn nghĩ gia đình mình có nhà tiêu, mà không biết sử dụng chúng không hề có tác dụng, và hành vi đi vệ sinh tại đó về bản chất là giống với đại tiện ngoài trời. Hầu hết người dân thực hành đại tiện ngoài trời đều biết tác hại của nó, nhưng không vì thế mà thay đổi, bởi gia đình không có điều kiện xây dựng một nhà tiêu, vì thói quen từ lâu, vì thấy đại tiện lộ thiên tiện lợi hơn đi nhờ nhà hàng xóm.

So với kết quả nghiên cứu cách đây 7 năm cũng tại Hòa Bình (2014), tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu ở cả Hòa Bình và Hà Giang đều cao hơn (lần lượt là 96% và 99%

so với 87,5%)41. Khác biệt này có thể do hiệu quả của các can thiệp trong vòng

hơn 5 năm, từ sự quan tâm, chính sách hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1998 – 2015, tiếp đến Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 và mới đây là Chương trình Mở rộng quy mô

vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả trong giai đoạn 2016 – 2020 được

thực hiện với nguồn hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới WB46. Các chương trình, nguồn

vốn hỗ trợ này là động lực không thể thiếu cho các địa phương động viên, hỗ trợ, tài trợ cho người dân xây dựng nhà tiêu và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, gia đình, giữ vệ sinh chung cho môi trường làng, xã. Điều này được thể hiện rõ qua thời gian xây dựng – sử dụng nhà tiêu (Biểu đồ 3.1.): trong số các nhà tiêu HGĐ, có tới hơn một nửa (58%) được xây dựng trong vòng 5 năm trở lại đây – trong thời gian triển khai Chương trình Mở rộng quy mô. Đây bao gồm cả những nhà tiêu được hỗ trợ vay vốn, vật liệu xây dựng và những nhà tiêu người dân tự xây dựa trên cơ sở được nâng cao hiểu biết về vai trò của nhà tiêu vệ sinh và được tạo thuận lợi bởi nhiều gói tiếp thị nhà tiêu.

4.1.2. Thực trạng các loại nhà tiêu qua quan sát

Các loại nhà tiêu vẫn còn được sử dụng cho đến hiện nay bao gồm cả loại nhà tiêu hợp vệ sinh và không hợp vệ sinh. Nhiều loại nhà tiêu không hợp vệ sinh ngay từ quy cách xây dựng, nhưng người dân vẫn lầm tưởng chúng đạt tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh. Điển hình trong số này có thể kể đến nhà tiêu một ngăn, nhà tiêu chìm, đào không có ống thông hơi, các loại nhà tiêu dội nước xả thải tự do ra môi trường,... Về hình thức bên ngoài, chúng có thể không khác gì so với một nhà tiêu hợp vệ sinh: đầy đủ tường, vách, mái, chỗ đi tiêu, một số công trình mới xây hoặc vệ sinh tốt có thể sạch đẹp hơn cả một nhà tiêu đạt vệ sinh thông thường. Thế nhưng, chúng luôn không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thực sự của nhà tiêu: không cách ly và tiêu diệt được mầm bệnh trong phân người. Đôi lúc, người ta chỉ sử dụng các loại nhà tiêu này như nơi lưu trữ phân tạm thời trước khi bón ruộng, không cách ly phân mới và cũ, phân và nước tiểu, để chất thải chảy tự do ra môi trường.

Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh gồm có: 02 loại nhà tiêu khô: nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu khô – nổi hai ngăn (nhà tiêu hai ngăn) và 03 loại nhà tiêu dội nước bao gồm: nhà tiêu dội nước nối với bể tự hoại (nhà tiêu tự hoại), nhà

tiêu dội nước nối với bể/hố thâm (nhà tiêu thấm dội nước), nhà tiêu dội nước nối với bể biogas (nhà tiêu biogas).

Kết quả quan sát nhà tiêu hộ gia đình tại các xã nghiên cứu cho thấy: Nhà tiêu tự hoại là loại nhà tiêu phổ biến nhất (288 hộ - 74%), ngoài ra còn có nhà tiêu khô – nổi hai ngăn cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao 15,2% - 59 hộ, nhà tiêu thấm dội nước 6,9% - 27 hộ, các loại nhà tiêu khác chiếm tỉ lệ không đáng kể (Bảng 3.4). Tỷ lệ này tương tự với Hải Dương năm 2010: nhà tiêu tự hoại/bán tự hoại/thấm dội nước chiếm tỷ lệ cao nhất 60,2%, nhà tiêu hai ngăn và một ngăn

chiếm tỉ lệ thấp lần lượt là 16,1% và 17,6%32, cao hơn ở năm tỉnh Tây Nguyên với

chỉ 40% nhà tiêu tự hoại, 22% nhà tiêu chìm có ống thông hơi, 18% nhà tiêu thấm dội nước, 8% nhà tiêu một ngăn, 4% nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ và 8% nhà tiêu khác34. Có thể thấy tại địa bàn nghiên cứu, nhà tiêu tự hoại chiếm ưu thế cao hơn hẳn so với các loại nhà tiêu còn lại, nhà tiêu khô – nổi hai ngăn vẫn còn được một số hộ sử dụng. Thực trạng này có khác biệt với địa bàn Tây Nguyên khi tỷ lệ người dân ở đây sử dụng các loại nhà tiêu khô khá cao (>34%), điều này có thể do khác biệt về khí hậu. Tây Nguyên là vùng cao nguyên thường thiếu nước vào mùa khô, khó đảm bảo đủ nước dội cho các loại nhà tiêu nước, vì thế nhà tiêu khô là một lựa chọn dễ dàng hơn cho sử dụng, so với vùng núi phía Bắc có lượng mưa phân bố đều hơn trong năm, thuận lợi cho sử dụng các loại nhà tiêu dội nước, nhưng cần thận trọng hơn trong lựa chọn vị trí xây dựng nhà tiêu do mùa mưa phải đối mặt với lũ quét ở vùng cao và lũ lụt ở vùng thấp.

Tại cùng địa bàn tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ nhà tiêu tự hoại là 62,5%, tiếp đến là nhà tiêu khô – nổi hai ngăn với 24,5%, so sánh với nghiên cứu của Đặng Văn Nam năm 2018 cho thấy sự khác biệt với tỷ lệ nhà tiêu tự hoại là 50,3%, nhà tiêu

khô nổi chiếm tỷ lệ tới 40,3%37; trong nghiên cứu của Dương Chí Nam năm 2014,

nhà tiêu tự hoại chỉ chiếm 19,8% so với các loại nhà tiêu khác phổ biến hơn là nhà

tiêu cầu, xô, thùng chiếm 29,2%, nhà tiêu một ngăn khô nổi 28,7%41. Có thể thấy,

tăng tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu là tăng tỷ lệ nhà tiêu tự hoại của HGĐ. Điều này là do những ưu điểm của nhà tiêu tự hoại so với các loại nhà tiêu khác: một loại nhà tiêu hợp vệ sinh, dễ làm sạch, dễ sử dụng, đảm bảo mỹ quan môi trường. Loại nhà tiêu này không mùi nên không có ruồi nhặng, xử lý chất thải rất tốt nên thường được ưu tiên giới thiệu, truyền thông trong các chương trình can thiệp. Với độ bao phủ đang tăng cao, nhà tiêu tự hoại ngày càng nhiều HGĐ lựa chọn xây dựng và sử dụng.

4.1.3. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của HGĐ

Qua quan sát đánh giá nhà tiêu HGĐ theo 4 tiêu chí, mặc dù tỷ lệ HGĐ có loại nhà tiêu hợp vệ sinh là 96% nhưng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt 62,5% (biểu đồ 3.3.). Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ chung nông thôn Việt Nam 2012

(67%), cũng thấp hơn báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2012 (64%)24, nhưng

cao hơn nghiên cứu của Lù Thị Đoàn tại Sơn La năm 2015 (53,6%)47; cao hơn so

với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hảo và Nguyễn Thị Thịnh (Tây Nguyên) khi tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT về xây dựng và về sử dụng và bảo quản rất thấp, lần lượt là 23,6% và 10,2%34. Tỷ lệ loại nhà tiêu hợp vệ sinh tại đây lên tới 84% nhưng tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh

rất thấp, tương tự nghiên cứu này34. Tỷ lệ này cũng cao hơn tại Nepal năm 2016

(40,5%)27, cao hơn nghiên cứu của Tống Ngọc Lâm và cộng sự trên cộng đồng dân

tộc thiểu số ở Đắk Nông (38,8%)39, còn ở người dân tộc Raglay tỉnh Ninh Thuận,

con số này chỉ bằng 14,2%16.

Theo bảng 3.7. và 3.8., trong 4 tiêu chí về nhà tiêu hợp vệ sinh, tiêu chí 1 về loại nhà tiêu hợp vệ sinh có tỷ lệ không đạt thấp nhất (1,5%), tiếp đến là tiêu chí 3 về lỗ đi tiêu và cửa lấy phân (4,6%). Kết quả cho biết hầu hết các nhà tiêu đều là loại nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo tiêu chuẩn về lỗ tiêu và cửa lấy phân. Tuy nhiên, có tới 15,2% nhà tiêu có sàn bị nứt, sụt, lún, do đó không đạt tiêu chí 2. Có tới 49,2% nhà tiêu hai ngăn không đảm bảo chất lượng sàn, đây đồng thời cũng là nắp bể chứa phân của loại nhà tiêu này. Sàn nhà tiêu không bền vững đe

dọa an toàn của người dân trong quá trình sử dụng, đôi khi khiến người ta e ngại sàn bị sập và phải đi tiêu ở nơi khác: đi nhờ hàng xóm, đại tiện ngoài trời. Nắp bể chứa phân không kín cũng dẫn tới nguy cơ chất thải và mầm bệnh phát tán ra môi trường. Mặc dù tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn về sàn nhà tiêu thấp hơn nghiên cứu tại Ethiopia năm 2019, khi mà thậm chí 78,3% nhà tiêu không có một mặt sàn hoàn

chỉnh28, nhưng không thể vì vậy mà chủ quan, thay vào đó cần có phương án sửa

chữa, bảo trì kịp thời, giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.

Hầu hết các nhà tiêu không đạt hợp vệ sinh ở hai tỉnh, đặc biệt là tại Hòa Bình là do không đáp ứng tiêu chí 4: Phân bùn/phân tươi hoặc nước từ bể chứa phân không bị rò rỉ, tràn ra bể chứa phân hoặc phân không dính đọng ở phần sàn hoặc bệ xí/lỗ đi tiêu của nhà tiêu. Trong đó, tỷ lệ không đạt tiêu chí 4 tại Hòa Bình lên tới 39,1%. Điều này cho thấy các HGĐ vẫn còn gặp khó khăn với việc giữ vệ sinh cho nhà tiêu trong quá trình sử dụng. Đồng thời, địa bàn nông thôn vùng núi, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt như tại đây khó cho phép có hệ thống thoát nước thải đảm bảo. Người dân thường trực tiếp xả thải nước từ bể chứa phân ra đồng ruộng, vườn hoặc ao hồ, sông suối. Một số bể chứa sau khi xây cũng không đảm bảo chất lượng, chất thải rò rỉ ra ngoài, người dân có thể thấy việc nhà tiêu dính đọng chất thải là bình thường và thường không có nhiều biện pháp quan tâm khắc phục vấn đề này. Vì vậy, đảm bảo vệ sinh cho nhà tiêu trong quá trình sử dụng còn chưa được quan tâm đúng mức và là nguyên nhân chính khiến nhà tiêu không đạt hợp vệ sinh.

Qua bảng 3.6. có thể thấy, tương tự như sự tăng tỷ lệ nhà tiêu tự hoại, cùng với tăng tỷ lệ bao phủ nhà tiêu là sự tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh. Bằng các biện pháp hỗ trợ tài chính, các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe đi kèm hiệu quả cao, hiểu biết và ý thức của người dân đều được nâng cao, cùng với đó là sự loại bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu. Ý thức được vai trò của nhà tiêu hợp vệ sinh và biết cách xây dựng, bảo quản góp phần to lớn vào nâng cao chất lượng nhà tiêu, tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình.

Trong đó, loại nhà tiêu có tỷ lệ đạt cả 4 tiêu chí hợp vệ sinh cao nhất là nhà tiêu tự hoại (69,4%), các loại nhà tiêu hợp vệ sinh khác đều có tỷ lệ hợp vệ sinh dưới 50% (nhà tiêu khô – nổi hai ngăn: 45,8%, nhà tiêu thấm dội nước: 44,4%, nhà tiêu dội nước nối với bể biogas: 37,5%) (Bảng 3.6). Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh của các loại nhà tiêu ở nghiên cứu này thấp hơn với tỷ lệ đạt yêu cầu xây dựng nhưng cao hơn tỷ lệ đạt yêu cầu về sử dụng và bảo quản so với nghiên cứu tại Sơn La năm 2015: với nhà tiêu tự hoại, đạt yêu cầu về xây dựng và đạt yêu cầu về sử dụng, bảo quản lần lượt là 74,4% và 57,3%, các tỷ lệ này đối với nhà tiêu thấm dội nước là 90,2% và 48,8%, nhà tiêu hai ngăn đều là 67,7%, nhà tiêu đào

cải tiến (chìm đào có ống thông hơi) đều là 88,1%47. Cần nghiên cứu thêm để phân

loại rõ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, đạt tiêu chuẩn về sử dụng và bảo quản, nhưng có thể thấy thực trạng chung của các loại nhà tiêu đều là: đảm bảo loại nhà tiêu hợp vệ sinh lúc xây dựng, nhưng không giữ gìn được vệ sinh trong quá trình sử dụng, bảo quản.

So với tỷ lệ có nhà tiêu chung, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp, do còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập trong xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu. Nhiều người dân chưa hiểu rõ cách giữ vệ sinh cho nhà tiêu, coi nhà tiêu là nơi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)