Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4 Kiểm định mơ hình nghiên cứu

3.2.4.1 Kiểm định Durbin-Watson (DW)

Kiểm định này nhằm xác định có hay khơng hiện tượng tự tương quan trong mơ hình. Thơng thường, kết luận cho hiện tượng tự tương quan này như sau:

Nếu giá trị d trong kiểm định Durbin-Watson: 1 < d < 3: khơng có hiện tượng tự tương quan. 0 < d < 1: có hiện tượng tự tương quan dương. 3 < d < 4: có hiện tượng tự tương quan âm.

3.2.4.2 Kiểm định sự bằng nhau giữa các tác động cố định

Để xác định xem liệu ước lượng các tác động cố định có cần thiết hay khơng so với ước lượng Pooled OLS, ta sử dụng kiểm định sự bằng nhau giữa các tác động cố định (Redundant Fixed Effects Test) nhằm kiểm định sự phù

hợp cũng như tính thuyết phục của mơ hình ảnh hưởng cố định với giả định như sau:

H0: Tất cả các biến giả ảnh hưởng cố định đều bằng nhau và bằng 0, tức là λ1 = λ2 = ... = λn-1 = 0

H1: Có ít nhất một biến giả ảnh hưởng cố định khác 0.

Nếu 5% > p – value của Cross-section F và Cross section Chi Square, giả thiết H0 bị bác bỏ, tức là có ít nhất một trong các biến giả ảnh hưởng cố định khác 0, cho thấy mơ hình ảnh hưởng cố định sẽ hiệu quả hơn.

3.2.4.3 Kiểm định Hausman

Kiểm định trên nhằm lựa chọn phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) hay ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM) phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu, dựa trên giả định H0 khơng sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên vì tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa FEM và REM (H1).

H0: FEM và REM không khác biệt đáng kể. H1: FEM và REM khác biệt đáng kể.

Nếu α > p-value cho phép kết luận giả thiết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, REM phù hợp cho mơ hình nếu chấp nhận giả thiết H0.

3.2.4.4 Kiểm định hệ số của các biến giải thích (βi)

Kiểm định trên nhằm xem xét tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê hay khơng, dựa trên giả định:

H0: Hệ số khơng có ý nghĩa thống kê. H1: Hệ số có ý nghĩa thống kê.

Nếu α > p-value thì giả thiết H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là biến được kiểm định đó tác động hệ số một cách có ý nghĩa thống kê. Kiểm định trên nhằm xác định các nhân tố tác động đến biến phụ thuộc (tín dụng thương mại) trong mơ hình, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp hơn để doanh nghiệp có thể đưa ra chính sách tín dụng thương mại hợp lý và hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 32 - 33)