Khái quát về thực trạng ngành Dược phẩm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

4.1 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH

4.1.1 Khái quát về thực trạng ngành Dược phẩm tại Việt Nam

Từ sau năm 1954, nền dược học nước ta phát triển mạnh mẽ từ Trung Ương đến địa phương, có sự khởi sắc mạnh mẽ, nhằm thích ứng với yêu cầu về chất lượng ngày càng gia tăng và phù hợp với q trình tồn cầu hóa của ngành dược Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới.

Giai đoạn 01 (1975 – 1990): Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sức sản xuất không đáng kể. Do thuốc trong thời kỳ này khan hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng.

Giai đoạn 02 (1990 – 2005): Các nhà thuốc và các công ty sản xuất thuốc phát triển rất nhanh, sản phẩm dược đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt sau khi có Nghị quyết Trung ương IV và Quyết định 58 của Thủ tướng chính phủ về cơng nghiệp dược đã có những bước phát triển đáng kể, đảm bảo phần lớn nhu cầu về thuốc chữa bệnh, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc của nhiều năm trước đây. Giai đoạn này cũng chứng kiến q trình cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp dược quốc doanh theo chủ trương cổ phần hóa của nhà nước.

Giai đoạn 03 (từ năm 2005 đến nay): Các công ty dược đẩy mạnh quá trình nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất lên GMP-ASEAN, GMP-WHO, PIC/S và EU-GMP… nhằm thích ứng với yêu cầu về chất lượng ngày càng gia tăng và phù hợp với q trình tồn cầu hóa của ngành dược Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới.

Về cơ bản cơng tác cung ứng thuốc đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa và phòng bệnh. Xét về mức độ tiêu thụ thuốc theo giá trị bình quân đầu người, số liệu cho thấy mức gia tăng hàng năm bình quân giai đoạn 2015-2020 là 12%. Giá trị thuốc sử dụng tính trên đầu người năm 2020 tăng 56,4% so với 5 năm trước đó. Tổng giá trị thuốc tiêu thụ năm 2020 là 5,62 tỷ đô la Mỹ.

Số cơ sở bán lẻ thuốc tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2015-2020, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thuốc thuận tiện hơn. Mật độ dân cư trên 01 cơ sở bán lẻ thuốc đã giảm từ 2.217 người xuống còn 1.564 người. So với số liệu quốc tế với mức trung vị 4.182 người trên 01 cơ sở bán lẻ thuốc cho thấy mức độ tiếp cận thuốc trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn nhiều mặt bằng chung quốc tế.

Thị trường thuốc cơ bản được duy trì bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ cơng tác điều trị, không để xảy ra tăng giá đồng loạt, đột biến. Việc ban hành, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc đã giúp tiết kiệm ngân sách, giảm chi phí mua thuốc tại các bệnh viện.

Hiện nay Việt Nam trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á, là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành Dược cao nhất. Do dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn “già hóa” nhanh nhất từ trước tới nay: Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, số người dân Việt Nam độ tuổi từ 65 trở lên đạt 7,4 triệu người trong năm 2020 và dự kiến 18,1% đến năm 2049 (tăng nhanh với mức 7,1% năm 2014). Như vậy đồng nghĩa rằng khi tốc độ già hóa nhiều thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên, tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và tuổi thọ trung bình, do đó ngành Dược cũng có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Nhìn chung, ngành dược ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên hiện nay việc đầu tư mở rộng, tăng công suất, hoạt động nghiên cứu và phát triển, các chiến lược marketing còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong ngành dược cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường công tác quản trị rủi ro như công tác dự trữ nguyên liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là chính sách cấp và sử dụng tín dụng thương mại nhằm đạt được mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển của ngành và hội nhập kinh tế toàn cầu.

4.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành Dược niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam

4.1.2.1 Hoạt động cấp tín dụng thương mại tại doanh nghiệp ngành Dược phẩm

Hoạt động cấp tín dụng thương mại tại các doanh nghiệp ngành Dược phẩm được thể hiện thông qua tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng trong tổng tài sản tại các doanh nghiệp. Số liệu thu thập cho thấy toàn bộ 22 doanh nghiệp ngành dược được nghiên cứu đều có thực hiện việc cấp tín dụng thương mại, vì thế việc áp dụng chính sách cấp tín dụng thương mại phù hợp

có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành dược. Doanh nghiệp có tỷ trọng khoản phải thu khách hàng càng lớn thì tác động của chính sách cấp tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.

Kết quả cho thấy, khoản phải thu tại các doanh nghiệp ngành Dược phẩm chiếm khoảng 27% tổng tài sản. Việc quản lý các khoản phải thu là rất quan trọng được thực hiện thơng qua chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Các khoản bán chịu bị chiếm dụng ngày càng ít, lượng tiền mặt sẽ càng tăng, doanh nghiệp sẽ có thể chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh.

4.1.2.2 Hoạt động sử dụng tín dụng thương mại tại các doanh nghiệp ngành Dược phẩm

Việc sử dụng tín dụng thương mại cho thấy lượng cầu tín dụng thương mại của doanh nghiệp, thể hiện thông qua tỷ trọng của khoản phải trả người bán trong tổng tài sản tại các doanh nghiệp. Số liệu cho thấy toàn bộ 22 doanh nghiệp ngành dược được nghiên cứu đều có thực hiện việc sử dụng tín dụng thương mại (mua chịu hay thanh tốn chậm cho người bán). Doanh nghiệp có tỷ trọng khoản phải trả khách hàng càng lớn thì tác động của chính sách sử dụng tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.

Kết quả cho thấy, khoản phải trả tại các doanh nghiệp ngành Dược phẩm chiếm khoảng 42% tổng tài sản. Các khoản phải trả người bán cho biết khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số các khoản phải trả quá thấp có thể cho thấy doanh nghiệp có khả năng chiếm dụng vốn nhưng điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng thương mại của doanh nghiệp.

4.1.2.3 Đánh giá tín dụng thương mại tại các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

a) Khoản phải thu

Khoản phải thu là tỷ lệ % các khoản phải thu khách hàng trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam tính bình qn trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 có xu hướng giảm qua các năm.

Hình 4.1: Bình quân khoản phải thu qua các năm (2015-2020)

Nguồn: Báo cáo thường niên các công ty Dược phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020

b) Khoản phải trả

Khoản phải trả là tỷ lệ % nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam tính bình qn trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2016 tăng cao và giảm dần qua các năm về sau.

Hình 4.2: Bình quân khoản phải trả qua các năm (2015-2020)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 35 - 39)