Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 41 - 43)

4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN

4.2.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Thông qua tham khảo nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, tín dụng thương mại có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu sẽ xem xét tác động của tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, một số yếu tố kiểm soát cũng được đề cập trong mô hình nghiên cứu như: thời gian hoạt động của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, đầu tư tài sản cố định. Bảng 4.1 thể hiện kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến Đơn vị tính Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

KPTHU: Khoản phải

thu Lần 0,017 0,855 0,270 0,163

KPTRA: Khoản phải trả Lần 0,017 0,971 0,399 0,223

THOIGIANHD: Thời

gian hoạt động Năm 4,000 23,000 13,455 4,078

QUYMO: Tổng tài sản Triệuđồng 4,31 6,989 5,921 0,497

TANGTRUONG: Tăng

trưởng doanh thu Lần -0,668 5,330 0,134 0,680

TSCD: Tài sản cố định Lần 0,005 0,662 0,221 0,155

Nguồn: Kết quả tác giả xử lý số liệu

“KPTHU: Khoản phải thu” đây là một yếu tố đại diện cho tín dụng thương mại mà doanh nghiệp tài trợ cho đối tác kinh doanh. Yếu tố này được kỳ vọng có mối tương quan thuận chiều đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.1, giá trị nhỏ nhất của tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng tài sản là 0,017 lần; giá trị lớn nhất là 0,855 lần; giá trị trung bình là 0,270 lần và độ lệch chuẩn là 0,163 lần.

“KPTRA: Khoản phải trả” là yếu tố xuất hiện ở mô hình nghiên cứu nhằm đại diện cho tín dụng thương mại doanh nghiệp được tài trợ từ các đối tác kinh doanh. Do đó, yếu tố này được kỳ vọng có tác động nghịch chiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo kết quả thống kê ở Bảng 4.1, giá

trị nhỏ nhất của tỷ lệ giữa khoản phải trả và tổng nguồn vốn là 0,017 lần; giá trị lớn nhất là 0,971 lần; giá trị trung bình là 0,399 lần và độ lệch chuẩn là 0,223 lần.

“THOIGIANHD: Thời gian hoạt động” là một trong những biến kiểm soát được đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm thể hiện kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời gian hoạt động được thể hiện qua số năm hoạt động của doanh nghiệp và được kỳ vọng có mối tương quan thuận chiều đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.1, giá trị thấp nhất của thời gian hoạt động của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 4 năm; giá trị cao nhất là 23 năm; giá trị trung bình là 13,455 năm và độ lệch chuẩn là 4,078 năm.

“QUYMO: Tổng tài sản” là yếu tố đại diện cho quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Yếu tố này được đo lường thông qua logarit tự nhiên giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.1, giá trị nhỏ nhất là 4,310; giá trị lớn nhất là 6,989; giá trị trung bình là 5,921 và độ lệch chuẩn là 0,497.

“TANGTRUONG: Tăng trưởng doanh thu” là yếu tố cho tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, yếu tố này được kỳ vọng có mối tương quan thuận chiều đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.1, giá trị tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm thấp nhất là -0,668; giá trị lớn nhất là 5,330; giá trị trung bình là 0,134 và độ lệch chuẩn là 0,680.

“TSCD: Tài sản cố định” là yếu tố đại diện cho sự đầu tư của doanh nghiệp ngành Dược phẩm được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Yếu tố này được kỳ vọng có tác động thuận chiều đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành Dược phẩm ở Việt Nam. Theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.1, giá trị nhỏ nhất của tỷ lệ giữa tài sản cố định và tổng tài sản là 0,005 lần; giá trị lớn nhất là 0,662 lần; giá trị trung bình là 0,221 lần và độ lệch chuẩn là 0,155 lần.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 41 - 43)