Thành tựu trongthực hiệnmối quanhệ giữa tăng trƣởng kinh tế và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 72 - 191)

3.1.1. Tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng vật chất, trở thành động lực cho sự phát triển văn hóa trong công cuộc đổi mới

Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Yêu cầu kết hợp tốt các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu văn hóa, xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo phát triển một cách cân đối và đồng đều đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định, toàn diện và lâu dài đất nước. Thực hiện mục tiêu của công cuộc đổi mới, nền kinh tế vốn khủng hoảng của Việt Nam đã được khôi phục, sự ổn định kinh tế vĩ mô được tái lập và duy trì. Đến nay,Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, gia nhập vào nhóm các nước đang phát triển trên thế giới, bắt đầu bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sự phát triển đó, tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở vật chất, là điều kiện cơ bản đầu tiên, là động lực để phát triển văn hóa và xã hội, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Sẽ không thể có một nền văn hóa phát triển cao nếu dựa trên một cơ sở kinh tế nghèo nàn, kiệt quệ. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua đã thúc đẩy văn hóa phát triển về một số mặt như sau:

3.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để xây dựng nhân cách con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

Với chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã khẳng định, phát triển con người toàn diện vừa là mục tiêu cơ bản, vừa là động lực chủ yếu của cách mạng nước ta. Muốn chăm lo tốt cho đời sống con người thì phải thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Kinh tế là điều kiện đầu tiên và là nền tảng vật chất cho sự phát triển con người nói chung.

Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã có mức tăng trưởng cao, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010, tạo điều kiện gia tăng đầu tư vào

mục tiêu xã hội, tiếp tục nâng cao chỉ số phát triển con người. Nhưng thực tế, cho thấy không phải quốc gia nào có tăng trưởng cao về kinh tế thì cũng có sự phát triển cao về con người. Với bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa nhân văn, tiến bộ, Đảng ta luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển con người nói riêng, văn hóa nói chung, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Do đó, với những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua đã và đang tạo điều kiện tốt để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong gần ba thập kỷ qua , Nhà nước đã ban hành hê ̣ thống chính sách vĩ mô về phát triển kinh tế - xã hội, tạo hành lang pháp lý cho phát triển con người . Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong xu hướng phát triển bền vững vì mục tiêu phát triển con người . Tăng trưởng kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hô ̣i , con người đă ̣t ra trong thực tế.

Xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới mà trọng tâm là vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội là một nhiệm vụ quan trọng. Từ năm 1986 đến nay, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát huy vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với nhiệm vụ xây dựng con người. Của cải tích lũy và tiêu dùng được tăng lên, hàng hóa, sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu đời sống vật chất và văn hóa ngày một cao của nhân dân, tạo nên thế và lực phát triển văn hóa và phát triển toàn diện đất nước.

Thu nhập bình quân đầu người một tháng liên tục tăng , đến năm 2010, GDP bình quân đầu người một tháng của Việt Nam đã đã đạt 1.387.000đ, bắt đầu bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình, năm 2012 với thu nhập bình quân đầu người một tháng đạt khoảng 2.000.000đ, năm 2014 đạt 2.640.000đ, năm 2015 đạt 3.808.333đ [Xem bảng 4, phụ lục]. Tăng thu nhập trung bình góp phần giúp cơ cấu tiêu dùng có xu hướng thay đổi tích cực , trong đó giảm tỉ trọng chi cho ăn uống và tăng tỉ tro ̣ng chi cho ngoài ăn uống . Người dân được tăng thêm cơ hội hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội có chất lượng.

Hiện nay, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam là một trong số hơn 40 nước đang phát triển đạt được những tiến bộ đáng kể về phát triển con người. Theo quan điểm của UNDP, mục tiêu của sự phát triển không chỉ là phát triển xã hội mà chính là phát triển con người. Chỉ số HDI của Việt Nam được tăng dần thứ hạng qua các

năm. HDI năm 1991 là 0,472, xếp thứ 115/160 nước; HDI năm 1995 là 0,560, xếp thứ 122/174 nước; năm 2000 là 0,688, xếp thứ 109/173 nước; năm 2005 là 0,733, xếp thứ 105/177 nước; năm 2010 là 0,728, xếp thứ 113/193 nước; năm 2011 là 0,593, xếp thứ 127/187 nước; năm 2013 là 0,617, xếp thứ 127/186 nước, năm 2014 là 0,638, xếp thứ 121/187 nước, năm 2015 là 0,666 xếp thứ 116/188 nước [168, Danh sách quốc gia theo chỉ số phát triển con người]. Mức sống của người dân từng bước được nâng lên . An sinh xã hội được đảm bảo tốt hơn, kể cả trong tình trạng suy giảm kinh tế. Không chỉ là thay đổi về thứ tự xếp hạng, thành công về tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với việc tăng trưởng chỉ số phát triển con người (HDI), trong đó đóng góp chỉ số kinh tế (thu nhập bình quân đầu người) luôn chiếm vị trí quan trọng so với hai chỉ số y tế (tuổi thọ trung bình) và giáo dục (số năm đến trường) [Xem bảng 18, phụ lục].

Có thể nói một trong những thành tựu lớn nhất trong phát triển con người ở Việt Nam là kết quả của chương trình xóa đói giảm nghèo. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng được xác định trong chiến lược phát triển quốc gia. Chúng ta chỉ có thể xóa đói giảm nghèo khi có tiềm lực về kinh tế tăng trưởng mạnh. Năm 1992, tỷ lệ hộ nghèo nước ta là 30% dân số. Thập niên gần đây tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm, từ 14,2% cuối năm 2010 xuống dưới 4,5% năm 2015, riêng các huyện nghèo giảm từ 58,3% xuống còn 28%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 17,5m2 năm 2010 lên 22m2 năm 2015 [37, tr. 239]. Đây là yếu tố quan tro ̣ng để phát triển kinh tế - xã hội trong kinh tế thị trường bền vững , bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiê ̣n tiến bô ̣ , công bằng xã hô ̣i . Đất nước còn nghèo đói thì không thể có điều kiện tốt để chăm lo phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân. Ngược lại, Việt Nam thoát nghèo, được xếp vào nhóm các nước đang phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ đảm bảo điều kiện vật chất tốt hơn cho sự phát triển văn hóa của con người.

Về tư tưởng, ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định là nền tảng tư tưởng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Đó là thế giới quan khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân đấu tranh vì hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc cho tất cả nhân dân lao động, hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ. Điều này được Đảng

Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [35, tr.255]. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta luôn kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, trung thành với lý tưởng của Đảng, tin tưởng và thực hiện theo sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong thời gian qua đã đáp ứng không chỉ nhu cầu vật chất mà còn phát triển đời sống tinh thần của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống của nhân dân, mức sống của người dân được cải thiện.Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu về văn hóa của nhân dân ngày càng cao.Chính điều đó đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân cả nước vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thêm yêu lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, chấp hành pháp luật, tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới… Tư tưởng tích cực vấn là xu hướng chỉ đạo trong đời sống xã hội” [35, tr. 162].

Trong công trình "Về phát triển văn hóa và xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KHXH - 04 đã điều tra 686 học sinh lớp 12 và 1.585 sinh viên năm thứ 2 và năm cuối của 13 trường trung học phổ thông và 13 trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh về lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc cho thấy: Có 89,4% đến 91% học sinh và 89,7% đến 94,9% sinh viên cho rằng "tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc là những giá trị đạo đức quan trọng"; 90% đến 95% học sinh, sinh viên xem tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc là những giá trị tư tưởng quan trọng; 75% đến 85% học sinh, sinh viên khao khát muốn đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước và có lý tưởng, hoài bão lập thân, lập nghiệp [109, tr. 82].

Tăng trưởng kinh tế khôngchỉ củng cố hệ tư tưởng mà còn góp phần xây dựng đạo đức, lối sống cách mạng, tiến bộ của con người Việt Nam. Đạo đức, lối sống thể hiện trong quan hệ giữa người với người, là gốc của nhân cách, là tiêu chuẩn hàng đầu,

quan trọng trong phẩm chất của con người. Nó biểu hiện ra thành các chuẩn mực, cách ứng xử, thói quen, tâm lý, tình cảm, hành vi, thị hiếu của con người.

Bước vào thời kỳ đổimới, nền kinh tế thị trường nước ta phát triển mạnh mẽ, năng động hơn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đẩy mạnh quá trình tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến giá trị văn hóa của các dân tộc. Đặc biệt là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây. Từ đó đã tạo ra những chuyển biến trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức, lối sống. Cùng với sự đi lên của tăng trưởng kinh tế, trong đạo đức, lối sống của nhân dân có nhiều biểu hiện tích cực. Ở đó, có sự kế thừa những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp, đồng thời có sự tiếp thu có chọn lọc những phẩm chất đạo đức mới, tiến bộ. Con người và sự tư do, hạnh phúc của con người được coi là mục tiêu của sự phát triển. Chất lượng cuộc sống của con người luôn được chú ý quan tâm, cải thiện.

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam được phát huy trong tình hình mới. Hệ giá trị truyền thống là toàn bộ những giá trị tạo nên cốt cách, bản sắc dân tộc, là sự biểu hiện của tinh thần, trí tuệ, tư tưởng, đạo đức và tâm hồn của dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, đã được thử thách, gìn giữ và phát huy trong truyền thống lịch sử:

Bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống [26, tr.56].

Mặc dù Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những điều kiện của kinh tế thị trường, trước sự tấn công ồ ạt của những giá trị ngoại lai, lối sống phương Tây, nhưng những truyền thốngtốt đẹp từ ngàn xưa vẫn luôn được kế thừa và phát huy. Chủ nghĩa yêu nước là nấc thang cao nhất trong các giá trị truyền thống, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Ngày nay, chủ nghĩa yêu nước được thể hiện ở quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, tuyệt đối trung thành và tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lựa chọn và

lãnh đạo, chống lại những thế lực thù địch, chống lại “diễn biến hòa bình” chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân, đấu tranh vì hòa bình, ổn định, phát triển trên toàn thế giới. Chủ nghĩa yêu nước trong thời bình còn là việc nêu cao ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo, yêu lao động trong sản xuất, trong nghiên cứu khoa học, thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước thoát nghèo, xây dựng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thời gian gần đây, khi Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là “đường lưỡi bò” thuộc chủ quyền của Trung Quốc, từ Đảng, Nhà nước cho tới toàn thể nhân dân Việt Nam đều đồng lòng bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trong thời bình vẫn có những sự hi sinh như phi công lái máy bay Su -30MK2 số hiệu 8585 thuộc vùng biển phía Đông Nghệ An, 9 thành viên của tổ bay CASA 212 số hiệu 8983 trên vùng biển Bạch Long Vĩ. Cùng hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, rất đông sinh viên của các trường Cao Đẳng, Đại học trong cả nước tập trung tuần hành phản đối hành động phi lý của Trung Quốc trong ôn hòa, trật tự với các khẩu hiệu “Tuổi trẻ hướng về biển đảo”, “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”. Lòng yêu nước nồng nàn luôn chảy trong huyết quản của mỗi người dân đất Việt, trước bất cứ hành vi xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, nó sẽ được khơi dậy, nhân lên và trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc.

Nền kinh tế thị trường đã tạo ra những biến đổi to lớn trong đời sống con người Việt Nam. Con người Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trở nên năng động hơn, có khả năng sáng tạo, tin tưởng ở mình và cộng đồng. Trong các phẩm chất xây dựng con người mới, tự lập, tự cường, sáng tạo luôn là những yếu tố được quan tâm nhấn mạnh. Hàng năm đất nước biểu dương hàng trăm doanh nhân tiêu biểu, học sinh sinh viên xuất sắc, nhiều phát minh khoa học giành được giải thưởng và đưa vào ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó đã tạo ra những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự phấn đấu cho bản thân mình đồng thời là sự cống hiến cho sự phát triển chung của đất nước. Do có sự đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội mà tính năng động, sáng tạo của cá nhân được phát huy năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ được mở rộng đã đem lại cơ hội phát triển toàn diện cho con người về mọi mặt.

Chính kinh tế thị trường đã đòi hỏi tính dân chủ, minh bạch, rõ ràng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó, hình thành những điều chỉnh từ suy nghĩ, hành vi, lối sống theo pháp luật, có ý thức, tổ chức kỷ luật trong nhân dân. Hiện nay, ý thức pháp luật của người dân đang ngày càng nâng cao. Việt Nam đã ký cam kết với

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 72 - 191)