2.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế, pháttriển văn hóa, mối quanhệ giữa tăng
2.1.3. Khái niệm mối quanhệ giữa tăng trưởng kinh tế và pháttriển văn hóa
Về khái niệm mối quan hệ, theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương Đông “Mối quan hệ là sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi thì có thể tác động đến sự vật kia” [155, tr. 729].
Ở một tài liệu khác, theo Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1986 cho rằng: Mối quan hệ là yếu tố cần thiết trong mối liên hệ qua lại gữa tất cả mọi hiện tượng…quan hệ giữa các sự vật cũng khách quan như bản thân các sự vật
vậy. Các sự vật không tồn tại ở ngoài quan hệ… Sự tồn tại của bất kỳ một sự vật nào, những đặc điểm và đặc tính riêng của nó, sự phát triển của nó tùy thuộc vào toàn bộ mối quan hệ của nó đối với các sự vật khác của thế giới khách quan. Bản thân những đặc tính tất yếu vốn có của một quá trình hay một sự vật nào đó, chỉ thể hiện ra trong mối quan hệ của chúng với những sự vật và quá trình khác. Sự phát triển của hiện tượng dẫn tới sự thay đổi mối quan hệ của nó với những hiện tượng khác, đến sự mất đi một số hiện tượng này và sự xuất hiện một số hiện tượng khác” [156, tr. 476].
Từ đó, có thể đưa ra cách hiểu về mối quan hệ là sự quy định, tác động của các yếu tố, bộ phận trong cùng một sự vật hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, mà sự biến đổi của yếu tố, sự vật, hiện tượng này tác động gây nên những biến đổi tới yếu tố, sự vật, hiện tượng kia và ngược lại.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa cũng được các nhà khoa học đề cập tới trong các công trình nghiên cứu. Có thể kể ra một số quan niệm như sau:
Tác giả Hà Đăng, trong công trình “Quan điểm nhất quán của Đảng ta về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật” trên Tạp chí Tuyên giáo số 2 năm 2012 cho rằng:
Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa đều có cùng mục đích phục vụ con người và vì sự phát triển của con người. Mối quan hệ giữa hai lĩnh vực đó là mối quan hệ tương tác hữu cơ. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện hàng đầu để phát triển văn hóa, phát triển văn hóa lại là mục tiêu, động lực, tạo điều kiện cho kinh tế các nước phát triển nhanh, và những thay đổi trong phát triển kinh tế có tác dụng lớn đến văn hóa; mặt khác, những thay đổi trong văn hóa theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, đều có tác động ngược lại đến nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế [40, tr. 31].
Hà Minh Đức quan niệm:
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa là vấn đề lớn, quốc sách đặt ra cho các thời đại, các dân tộc. Có những mặt thuận chiều, nhưng cũng có những mặt đối nghịch vì phát triển kinh tế không phải bao giờ cũng nhằm vào mục đích xây dựng văn hóa và phát triển văn hóa không thể và không dễ thực hiện được trên nền tảng kinh tế nghèo nàn, kiệt quệ” [58, tr. 114]. Trần Luân Kim cho rằng:
Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa tồn tại trong mối quan hệ cộng sinh biện chứng và khách quan. Điều đó được khẳng định trong lý thuyết cũng như hiện thực đời sống, rằng trong kinh tế luôn có văn hóa và trong văn hóa luôn có kinh tế. Trong khi tăng trưởng kinh tế là trung tâm thì phát triển văn hóa phải là nhiệm vụ hàng đầu. Sự tiến triển, nảy nở hài hòa, đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa là điều kiện tiên quyết cơ bản đảm bảo cơ chế phát triển toàn diện – tiền đề của phát triển bền vững, cũng là tiền đề tạo sinh văn minh vật chất và văn minh tinh thần” [58, tr. 170].
Tiếp thu các quan điểm đó, có thể hiểu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa là mối quan hệ nội tại, tất yếu mang tính quy định, ràng buộc, tác động dẫn tới biến đổi lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa. Trong sự tương tác ấy có các yếu tố văn hóa trong kinh tế và các yếu tố kinh tế trong văn hóa tạo nên sự hài hòa, đồng bộ làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện, bền vững đất nước.
Ở Việt Nam, thời gian gần đây, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa được chú trọng quan tâm nghiên cứu và thực hiện. Chủ thể của tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa đều là con người và có mục tiêu vì con người. Chủ thể nhận thức và giải quyết mối quan hệ này ở nước ta là Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò đề ra chủ trương, đường lối, chính sách phát triển; Nhà nước Việt Nam với vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành; là toàn bộ nhân dân Việt Nam trong việc thực hiện mối quan hệ này, cụ thể là các chủ thể doanh nghiệp và chủ thể văn hóa dưới góc độ từng cá nhân, tổ chức xã hội, hay cả một cộng đồng.
Việc thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan bao gồm:
- Môi trường tự nhiên: là hoàn cảnh địa lý, những đặc điểm về tự nhiên, điều kiện, thời tiết, khí hậu thường đan xen cả mặt thuận lợi lẫn không thuận lợi đối với cuộc sống của con người, tới hoạt động lao động sản xuất cũng như quá trình xây dựng và gìn giữ, phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc. Đây chính là yếu tố thuộc cơ sở khách quan hình thành nên và quy định về không gian kinh tế và văn hóa. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên tới mối quan hệ này có giới hạn và không phải là quyết định. Môi trường tự nhiên giống như cội nguồn để hình thành phương
thức sản xuất, bản sắc văn hóa. Yếu tố này cũng thay đổi dưới sự tác động của các hoạt động sản xuất vật chất, tinh thần của con người.
- Xu thế toàn cầu hóa tạo mối quan hệ với các nước bên ngoài, đẩy mạnh quá trình giao lưu hội nhập khu vực và quốc tế. Đây là một xu thế khách quan, mang tính quy luật, vừa là thời cơ, vừa là thách thức, không một quốc gia, dân tộc nào có thể đứng ngoài xu hướng đó. Đây đồng thời cũng là điều kiện để tạo ra những nguồn lực, kích thích sự phát triển xã hội. Ở đó có sự kết hợp những nhân tố nội sinh và ngoại sinh, có sự tiếp thu những giá trị mới mang tính khách quan, phổ biến của toàn nhân loại, mở rộng tri thức, nguồn vốn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, quản lý, văn hóa, lối sống, nhân cách. Với sự cạnh tranh gay gắt, toàn cầu hóa có thể mang lại rủi ro đối với những nước đang phát triển trước nguy cơ tụt hậu ngày càng cao. Việc giải quyết vấn đề này tại các nước phát triển cung cấp cho Việt Nam bài học kinh nghiệm trong thực tiễn.
- Các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước. Đời sống xã hội của một đất nước được tạo nên bởi bốn lĩnh vực cơ bản: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây có thể được hiểu là điều kiện cụ thể quy định và là biểu hiện trực tiếp sự phát triển của xã hội. Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nước ta về cơ bản là một nước kinh tế đang phát triển, hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng và hoàn thiện, còn nhiều biểu hiện bất cập. Chính trị tại Việt Nam tương đối ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, an ninh quốc phòng được giữ vững. Nền văn hóa trong thời kỳ quá độ đang được hình thành, có các yếu tố cũ, mới đan xen, trong đó có cả những biểu hiện tích cực và những mặt còn hạn chế. Điều kiện cụ thể này là cơ sở quy định trực tiếp việc chúng ta thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Muốn thực hiện có hiệu quả mối quan hệ này, xuất phát điểm phải bắt nguồn trong chính điều kiện của Việt Nam. Đây chính là tuân theo nguyên tắc tôn trọng tính khách quan của sự phát triển.
- Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới: Sự bùng nổ của khoa học - công nghệ là phương tiện để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Nhưng có khi sự tăng trưởng đó lại bất chấp cả những giá trị văn hóa, xâm hại môi trường. Sự phát triển của hệ thống thông tin toàn cầu một mặt cho phép truyền tải nhanh nhất, rộng nhất những giá trị tinh hoa nhân loại. Nhưng, mặt khác, chính điều đó lại giúp sự xâm nhập các giá trị văn hóa ngoại lai, truyền bá lối sống thực dụng, ích kỷ,
cá nhân, lai căng… hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc một cách nhanh chóng. Khoa học - công nghệ là yếu tố thể hiện rõ tính quy định của văn hóa trong kinh tế, và đẩy mạnh yếu tố kinh tế trong văn hóa. Thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa chịu sự chi phối lớn của phát triển khoa học - công nghệ.
Bên cạnh các nhân tố khách quan, thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan như:
- Tâm lý dân tộc: là tất cả những tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng, phong tục, tập quán của toàn dân tộc. Điều này là yếu tố tạo nên tính gắn kết bền chặt, sự cố kết cộng đồng của các dân tộc Việt Nam. Từ đó tạo nên sự đồng thuận hay không đồng thuận trong việc thực hiện và giải quyết các vấn đề của dân tộc. Trong việc thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, yếu tố tâm lý dân tộc thể hiện ở dư luận xã hội trước những vấn đề có liên quan tới tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa. Đặc biệt, điều này liên quan tới việc thực hiện các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ này; các vấn đề phản văn hóa trong tăng trưởng kinh tế, những biểu hiện tiêu cực của văn hóa… Từ dư luận cộng đồng sẽ góp phần điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá, là một góc độ để phản ánh, điều chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và vai trò của toàn dân trong quá trình thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa. Đây là yếu tố chủ thể - nói cách khác là nhân tố con người, quyết định trực tiếp việc thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở Việt Nam. Quá trình này thống nhất từ nhận thức đến quan điểm chỉ đạo và thực hiện triển khai trong thực tế. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng đắn sẽ tạo sự đồng thuận trong nhân dân và thực hiện có hiệu quả mối quan hệ này. Ngược lại chủ trương, đường lối, chính sách không phù hợp sẽ gây cản trở trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở nước ta. Thậm chí, chủ trương, đường lối, chính sách đúng, nhưng quá trình nhận thức, quán triệt thực hiện trong các tầng lớp nhân dân không hiệu quả thì cũng không thể giải quyết tốt mối quan hệ trên. Do đó, cần có sự thống nhất từ nhận thức tới chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong Đảng, Nhà nước, các cấp, các ban ngành và toàn thể nhân dân về vấn đề này.
- Các hình thức, phương thức tổ chức đời sống xã hội từ gia đình, nhóm, tập thể, cộng đồng, đoàn thể xã hội cho tới các tổ chức thiết chế xã hội, chính trị, văn hóa như nhà nước, đảng phái: có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa. Ở đó, các vấn đề về bình đẳng, dân chủ, công bằng giữa người với người có vị trí và ý nghĩa quan trọng. Từ các phương thức tổ chức xã hội này, hướng mọi hoạt động xã hội tới mục tiêu phát triển vì con người, vì sự tiến bộ xã hội. Điều đó được thể hiện ở các định hướng chính trị của các tổ chức thiết chế xã hội trong việc giải quyết sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa. Hay nói cách khác, đó chính là vai trò của các tổ chức này trong việc chỉ đạo, thực hiện hoạt động kinh tế và văn hóa trong các xã hội cụ thể.
2.2. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và phát triển văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa