2.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế, pháttriển văn hóa, mối quanhệ giữa tăng
2.1.2. Khái niệm pháttriển văn hóa
Thuật ngữ văn hóa đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử ngôn ngữ. Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử tư tưởng, nội hàm khái niệm văn hóa ngày càng được làm rõ, phát triển và bổ sung thêm tùy theo từng góc độ nghiên cứu và xem xét. Trong cuốn sách “Cultural anthropology” (Nhân chủng học văn hóa), Richley H.Crapo cho rằng, hai nhà khoa học người Mỹ Alfred Krober và Clyde Kluckhohn đã khảo sát 158 định nghĩa về văn hóa. Năm 1967, Abraham Moles, nhà văn hóa học người Pháp cho rằng có 250 định nghĩa về văn hóa. Từ Hồng Hưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc cho rằng có đến hàng nghìn định nghĩa về văn hóa khác nhau…
Văn hóa gắn với mối quan hệ giữa người với người trong quá trình con người cải tạo thực tiễn, văn hóa gắn với hoạt động sống của con người trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Văn hóa chính là thước đo nhân bản trong con người, đặc tính phát triển của con người. Nuôi dưỡng các phẩm chất, xây đắp các giá trị tinh thần, tư tưởng tình cảm và nâng cao trình độ dân trí là những chức năng không thể tách rời của văn hóa. Văn hóa không chỉ bao gồm các giá trị phổ quát mà
cả cộng đồng hướng tới xây dựng như hệ tiêu chí chân, thiện, mỹ mà còn là các giá trị cụ thể và sinh động của văn hóa mỗi dân tộc, mỗi vùng, miền cũng như lối sống, phong cách cá nhân. Văn hóa thể hiện tính dân tộc, tính giai cấp và tính nhân loại.
Hồ Chí Minh đã nhận thức về văn hóa từ rất sớm trên con đường hoạt động cách mạng. Người nêu lên quan niệm về văn hóa, được viết vào những trang cuối cùng của cuốn sổ chép những bài thơ “Nhật ký trong tù” từ những năm hai mươi của thế kỷ XX:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [99, tr. 431].
Hồ Chí Minh khẳng định lý do tồn tại và phát triển của văn hóa: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, nhấn mạnh đặc trưng quan trọng nhất là “sáng tạo và phát minh”, đồng thời chỉ ra các lĩnh vực, loại hình chính của văn hóa với ý nghĩa rộng lớn của nó. Về bản chất, văn hóa là một hệ thống bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong một hình thái xã hội nhất định. Nói đến văn hóa là nói đến phẩm chất, đến giá trị, đồng thời cũng là nói đến trình độ của con người. Nuôi dưỡng các phẩm chất, xây đắp các giá trị tinh thần, tư tưởng tình cảm và nâng cao trình độ dân trí là những chức năng không thể tách rời của văn hóa.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thốngvà đức tin” (Tuyên bố chung của UNESCO về tính đa dạng của văn hóa http://www.unesco.org/education/imld_2002/unversal_decla.shtml)
Đó là cách tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng, phạm vi luận án nghiên cứu và tiếp cận văn hóa theo nghĩa hẹp, được hiểu như sau:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình lao động và hoạt động thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu và phục vụ cuộc
sống của con người, hướng đến mục đích phát triển bản thân con người và xã hội theo hệ chuẩn giá trị Chân - Thiện - Mỹ trong điều kiện kinh tế - xã hội xác định.
Theo đó, dưới góc độ nghiên cứu triết học, khái niệm văn hóa trong luận án này được làm rõ theo nghĩa hẹp, theo nghĩa gốc của văn hóa nhân bản truyền thống là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa rất rộng và bao hàm nhiều lĩnh vực, trong phạm vi nghiên cứu của luận án đề cập tới khái niệm văn hóa bao gồm các lĩnh vực: môi trường văn hóa của xã hội, tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người, giáo dục đào tạo.
Văn hóa là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu về phát triển văn hóa cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. C. Mác và Ph. Ăngghen luôn khẳng định, văn hóa là một phạm trù lịch sử, nó có sự vận động, sinh thành và phát triển, nó có lôgíc nội tại nằm trong kinh tế và chính trị. Ph.Ăngghen đã nghiên cứu sự vận động lịch sử của văn hóa từ nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước. Ông nhận thấy sự phát triển, vận động của văn hóa phản ánh các quan hệ dân tộc, giai cấp và thời đại. Sự phát triển văn hóa được Ph. Ăngghen nghiên cứu trong các xã hội tiền tư bản, xã hội tư bản và mục tiêu văn hóa của chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu văn hóa của chủ nghĩa xã hội là tạo tiền đề hiện thực để phát triển con người, đặt sự phát triển xã hội gắn với các mục tiêu phát triển văn hóa.
Phát triển văn hóa cũng là một vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm trong quá trình lãnh đạo đất nước. Tư tưởng đó là một bộ phận hình thành nên triết lý phát triển xã hội của Người và đã từng phát huy tác dụng mạnh mẽ trong quá trình nhân dân ta xây dựng xã hội mới, văn hóa mới. Người khẳng định, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội văn hóa cao: “Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm…chúng ta phải biến một nước dốt nát cực khổ thành một nước văn hóa cao, và đời sống tươi vui, hạnh phúc”[104, tr. 493 - 494].
Là một nhà cách mạng, nên quan điểm của Người về văn hóa luôn gắn liền với mục tiêu của cách mạng và mang tính nhân văn sâu sắc. Một năm sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Người đã triệu tập Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất. Tại Đại hội, Người khẳng định:
Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Tâm lý của ta lại còn muốn lấy tự do, độc lập làm gốc. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng mình. Đối với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng. Số phận dân ta là ở trong tay ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi [108, tr.90]. Muốn phát triển văn hóa phải quan tâm đến động lực to lớn nhất của lịch sử, là vai trò sáng tạo của quần chúng nhân dân. Phát triển văn hóa, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, là một nền văn hóa thấm sâu phẩm chất nhân văn, dân chủ, mà trước hết là sự trân trọng và yêu thương con người, góp phần cho sự phát triển toàn diện của con người, đặc biệt là bồi dưỡng và nâng cao đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm phong phú, cao đẹp của con người. Đây chính là sức mạnh, chức năng chủ yếu của văn hóa.
Trên thế giới, có nhiều quan điểm tiến bộ về phát triển văn hóa. Trước hết phải kể đến quan điểm của UNESCO trong “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” (1988 - 1997). Thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đời sống cũng kéo theo những biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống do ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường mang lại. Do đó, con người nhận thấy cùng với phát triển kinh tế và khoa học, công nghệ, phải đặc biệt chú trọng đến phát triển văn hóa, xây dựng con người có nhân cách văn hóa, giữ gìn và phát huy những giá trị chân, thiện, mỹ. Trong điều kiện toàn cầu hóa, thế giới đang đứng trước nguy cơ bị đồng hóa về văn hóa, con người cần nhận thấy giá trị của bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Vì vậy, những thập niên cuối thế kỷ XX, văn hóa được quan tâm nhiều hơn, văn hóa dần được coi là một yếu tố có vị trí quan trọng trong đời sống con người, trong việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc. Tại lễ phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” tổ chức tại Paris ngày 21/1/1988, Tổng giám đốc UNESCO Federido Mayor đã đưa ra quan niệm:
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền
thống, thị hiếu và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [162, tr.23]. “Vì vậy, phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động cơ và mục đích của sự phát triển phải được tìm trong văn hóa [162, tr.22].
Những quan điểm tiến bộ trên thế giới về phát triển văn hóa đã có ảnh hưởng lớn đến đường lối phát triển văn hóa ở nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành, xây dựng những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển văn hóa.
Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, luôn khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của văn hóa. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển văn hóa luôn mang tính khoa học, thực tiễn cách mạng và nhất quán. “Đề cương văn hóa Việt Nam 1943” là mốc quan trọng thể hiện sự hình thành quan điểm của Đảng về văn hóa, đồng thời đặt cơ sở cho quá trình phát triển nền văn hóa mới với ba nguyên tắc cơ bản: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa. Có thể nói, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với sự đổi mới trong tư duy kinh tế, chính trị, Đảng ta đã có những đổi mới quan trọng trong các nghị quyết như Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khóa VI (1987); Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993); đến tháng 7 năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khóa VIII được xem như bản đề cương văn hóa Việt Nam thứ hai trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, văn kiện Hội nghị Trung ương 9 khóa XI. Qua các văn kiện, những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng là: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, văn hóa là sức mạnh nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Điều đó thể hiện tầm nhìn khái quát và sâu rộng của Đảng về sự phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đảng đã xác lập vị trí của văn hóa là một trong ba bộ phận hợp thành sự phát triển bền vững và toàn diện của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển văn hóa cần gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng chỉnh
đốn Đảng là then chốt là điều kiện để Việt Nam tiến vững chắc trên con đường chủ nghĩa xã hội.
Cũng bàn về phát triển văn hóa, tác giả Nguyễn Phú Trọng cho rằng:
Phát triển văn hóa là khái niệm dùng để chỉ sự thay đổi về đời sống văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của xã hội, đặc biệt là tư tưởng, đạo đức, nếp sống, lối sống, văn học, nghệ thuật, thông tin đại chúng, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ… theo chiều hướng tiến bộ và nhân văn nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của xã hội [160, tr.155-156].
Có thể khẳng định phát triển văn hóa là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của các giá trị nền tảng tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người và xã hội, hoàn thiện, nâng cao xác lập các giá trị Chân – Thiện – Mỹ, hướng tới phát triển toàn diện con người.
Chủ thể của phát triển văn hóa là con người, mục tiêu của phát triển văn hóa là vì con người. Giá trị đích thực và mục tiêu cao cả của phát triển xã hội là giá trị văn hóa, và văn hóa phải trở thành động lực, mục tiêu va sức mạnh nội sinh của sự phát triển.
Nội dung của phát triển văn hóa phụ thuộc vào cách hiểu văn hóa theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp. Trong luận án này, với cách nghiên cứu về văn hóa theo nghĩa hẹp (văn hóa không bao hàm văn minh), NCS tập trung phân tích phát triển văn hóa theo các khía cạnh sau:
- Phát triển con người là trung tâm và là chủ thể của chiến lược phát triển văn hóa. Phát triển văn hóa là phát triển, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ xã hội. Đồng thời kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, đoàn thể xã hội và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo, xây dựng và phát triển toàn diện con người. Trong đó, đạo đức, lối sống là sức mạnh nổi trội của văn hóa chống lại những phản văn hóa, là động lực tinh thần thúc đẩy con người hoạt động và xã hội phát triển. Trình độ phát triển nhân đạo, nhân văn của văn hóa và của xã hội được nhìn nhận rõ nhất từ phương diện đạo đức, lối sống. Phát triển văn hóa là hướng tới các mục tiêu phát triển con người, các tiêu chí về phát triển con người phải được hiện thực hóa trong các chương trình và chính sách kinh tế xã hội.
- Phát triển và xây dựng môi trường văn hóa, nghĩa là tạo ra sự đa dạng, phong phú, năng động và tích cực của môi trường văn hóa. Từ đó, góp phần tạo ra những
tiến bộ vượt bậc về mọi mặt trong hoạt động đời sống xã hội của con người. Môi trường văn hóa cần được xây dựng ổn định để có khả năng nuôi dưỡng những ý tưởng tốt đẹp, khuyến khích lợi thế trong lao động, phát kiến, xây dựng, sáng tạo trong cộng đồng phát triển. Muốn tạo lập được điều đó cần xây dựng được những tiêu chí chung, cơ bản về phát triển môi trường văn hóa có chức năng định hướng cho xã hội thực hiện. Môi trường văn hóa cần lấy tiêu chí cơ bản nhất là tôn trọng con người, vì sự phát triển của con người.
- Phát triển giáo dục - đào tạo cần được quan tâm trong chiến lược phát triển văn hóa. Giáo dục - đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong phát triển văn hóa và con người của mỗi quốc gia. Phát triển giáo dục - đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục - đào tạo luôn được coi trọng. Do đó, cần xây dựng được hệ thống