Bối cảnh thời kỳ đổimới và tính tất yếu phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 53 - 57)

2.2. Mối quanhệ giữa tăng trƣởng kinh tế và pháttriển văn hóa ở Việt Nam

2.2.1. Bối cảnh thời kỳ đổimới và tính tất yếu phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát

Thế giới đang có những bước tiến mạnh mẽ trong thế kỷ XXI, tiếp tục quá trình đổi mới để hướng tới phát triển toàn diện, bền vững. Mục tiêu và động lực của quá trình ấy chính là thực hiện các mục tiêu của phát triển văn hóa. Quá trình đổi mới ở Việt Nam đã diễn ra 30 năm, tính từ khi Đảng khởi xướng đường lối đổi mới từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) cho đến nay. Đại hội VI của Đảng là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của toàn Đảng, toàn dân ta. Có thể khẳng định, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là một bước ngoặt, đánh dấu sự đổi mới toàn diện của Đảng, từ đổi mới kinh tế là chủ yếu đến đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội; từ đổi mới tư duy, nhận thức, tư tưởng đến đổi mới hoạt động thực tiễn…Công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và rất phức tạp.

Một là, sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là biến cố lớn làm thay đổi hẳn cục diện chính trị thế giới. Từ năm 1989 đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên chấn động chính trị lớn trong phong trào cách mạng thế giới. Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, tương quan lực lượng và trật tự quốc tế thay đổi theo hướng bất lợi cho cách mạng. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại các thế lực thù địch bảo vệ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội càng thêm gay go, phức tạp. Trong các nước tư bản phát triển, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, phân hóa

giàu nghèo ngày càng sâu sắc làm cho các mâu thuẫn vốn có trong chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh và mạnh hơn.

Hai là, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, kỳ diệu tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ có bước nhảy vọt về cả tính chất, trình độ, cơ cấu. Cuộc cách mạng này đã làm biến đổi sâu sắc cơ cấu xã hội, tính chất và cơ cấu giai cấp, buộc các quốc gia phải thay đổi cách quản lý kinh tế - xã hội. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, phải đối phó với nguy cơ phụ thuộc vào bên ngoài, các nước lớn và nguy cơ tụt hậu về khoa học - công nghệ, vốn đầu tư đều do các nước phát triển chi phối.

Ba là, tác động của toàn cầu hóa và khu vực hóa. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia và quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa vừa là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, vừa tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, đưa lại cho các quốc gia đang phát triển cơ hội tranh thủ nguồn vốn, khoa học – công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, mở rộng thị trường để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và cũng chính toàn cầu hóa đẩy nhanh sự phân hóa giàu nghèo, đẩy nhanh sự phát triển các mâu thuẫn của thời đại, mở rộng cơ sở của đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, tạo tiền đề cho chủ nghĩa xã hội. Toàn cầu hóa cũng thúc đẩy các quốc gia hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu như: gìn giữ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự gia tăng dân số, phòng chống bệnh hiểm nghèo…

Cùng với bối cảnh quốc tế, công cuộc đổi mới ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện tình hình đất nước có những thuận lợi căn bản song cũng có những thách thức, khó khăn không nhỏ.

Sau khi giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, thế và lực của cách mạng Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Khối đại đoàn kết dân tộc do Đảng lãnh đạo được tăng cường trên cơ sở nhất trí về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân lên cao, chính quyền nhân dân được xây dựng và củng cố. Đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với những nguồn lực vật chất được phát huy tối đa, có được sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, sự nghiệp đổi mới của nước ta đứng trước những khó khăn to lớn. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước với cơ sở xuất phát là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trong xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố phức tạp do quá khứ và do chủ nghĩa thực dân mới để lại. Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đại bộ phận lao động là thủ công, năng suất lao động thấp. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn để phát triển công nghiệp không nhiều. Công cuộc xây dựng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ từ bên ngoài. Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển rất chậm. Mỹ và một số nước phát triển phương Tây tiến hành bao vây, cấm vận nước ta trong hàng thập kỷ, gây tổn thất lớn cho kinh tế Việt Nam.

Phân tích tình hình quốc tế và đất nước ta trong những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Đại hội VI của Đảng ta đã nhấn mạnh, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986) đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp đổi mới tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây thực sự là một cuộc cách mạng sâu sắc tiến hành đồng thời trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước.

Trên lĩnh vực kinh tế, nước ta tiến hành chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế phát triển của đất nước hơn 30 năm qua đã chứng minh việc chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp để chuyển sang cơ chế thị trường là sự lựa chọn mang tính lịch sử, là con đường hợp quy luật trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm của riêng chủ nghĩa tư bản. Nó có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Đó là thành tựu của văn minh nhân loại và được phát triển cao trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Việt Nam đã tiếp thu và vận dụng xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng ta nhằm hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, phát huy ngày càng tốt hơn đầy đủ hơn mục tiêu và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, hướng phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, nâng cao tiềm lực và vị thế của Việt Nam trong thời đại mới.

Trên lĩnh vực văn hóa, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, do các quy luật thị trường đã trở nên sôi động, thông tin nhanh hơn, giao thông vận tải tấp nập hơn, quá trình đô thị hóa nhanh hơn đã dẫn tới những biến đổi lớn lao trong sự phát triển văn

hóa của đất nước. Sự chuyển đổi từ nền văn hóa cũ sang nền văn hóa mới không đơn thuần là sự chuyển đổi về khoa học, công nghệ, kỹ thuật mà là sự chuyển đổi sâu sắc mọi quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa người với người, sự phát triển trình độ người với tất cả những biến dạng có thể xảy ra trong quá trình chuyển đổi. Sự chuyển đổi này tất yếu làm xuất hiện những giá trị văn hóa mới của xã hội, nhân cách mới của con người. Bản chất của cơ chế thị trường là làm cho các giá trị văn hóa phát triển năng động hơn, song nó cũng làm méo mó đời sống tinh thần của nhân dân khi khát vọng cạnh tranh thương mại được đẩy lên mức tột đỉnh. Hơn nữa, bước vào thời kỳ đổi mới, văn hóa của chủ nghĩa xã hội chỉ mới được hình thành, chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là về sự phòng chống và ngăn chặn các hiện tượng phản văn hóa có hiệu quả chưa cao.

Nhìn lại 30 năm đổi mới, chúng ta xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các chuẩn mực của nền văn hóa này chưa được phát triển đồng bộ. Kinh tế thị trường nước ta chưa hoàn thiện, mất cân đối dẫn đến những biểu hiện phản văn hóa trong sự phát triển kinh tế và hạn chế sự phát triển kinh tế như: làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh, phi pháp, hối lộ, ăn cắp, trốn thuế, khai thác kiệt quệ tài nguyên, phá hoại môi trường, …là những hành vi phản văn hóa,làm cản trở phát triển kinh tế. Đồng thời, trên thực tế, trong vòng 30 năm đổi mới vừa qua, văn hóa Việt Nam vẫn chưa phát triển toàn diện, chưa gắn bó chặt chẽ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quá trình phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế với thị trường tự do trên thế giới đang diễn ra tấp nập, song cơ chế định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay chưa đủ mạnh để khắc phục những tiêu cực, rủi ro, những khủng hoảng do cơ chế thị trường đem lại. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng phá hoại thuần phong mỹ tục, sản sinh ra các tệ nạn xã hội. Hệ thống những chuẩn mực xác lập giá trị cho sự phát triển văn hóa trong thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chưa được hình thành đẩy đủ và chưa bám rễ sâu vào đời sống văn hóa. Rất nhiều lĩnh vực văn hóa còn vô chuẩn hoặc những chuẩn mực tốt đẹp chưa được hình thành. Rất nhiều các hiện tượng, quan hệ văn hóa phải được quan tâm sâu sắc hơn nữa thì thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới trở thành một chỉnh thể phát triển bền vững. Các làn sóng xuất khẩu, tin học, đầu tư, các quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa diễn ra cấp tập không chỉ làm xuất hiện các quan hệ văn hóa mới, mà nó còn đẩy nền văn hóa tiến nhanh tới hiện đại, trong

khi đó, cơ chế giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống chưa được hoàn thiện, làm cho văn hóa thiếu cơ sở phát triển toàn diện. Nhiều quá trình hiện đại hóa không quan tâm triệt để đến các giá trị truyền thống đã làm cho những di sản bị tàn phá, bản sắc văn hóa dân tộc trở nên vô cùng mờ nhạt.

Có thể nhận thấy, một thực tế khắc nghiệt diễn ra cùng với sự tăng trưởng kinh tế là sự suy thoái về đời sống tinh thần, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đó là chưa kể đến những bất cập đang diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội: sự tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, môi trường bị ô nhiễm, chênh lệch giàu nghèo, tội phạm xã hội có chiều hướng gia tăng, an sinh xã hội chưa đảm bảo. Kinh tế hàng hóa với mặt trái của nó là tôn sùng hàng hóa, đầu óc kỹ trị, chạy theo các tiện nghi vật chất, đang làm băng hoại đời sống tinh thần của xã hội. Điều đó không chỉ gây tổn hại đến đời sống văn hóa, mà còn tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tất cả những hiện tượng đó đang dần dần hủy hoại nền văn hóa của dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam đứng trước nguy cơ và thách thức rất lớn của nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra sự ngăn cách giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi tất yếu Việt Nam phải thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

2.2.2. Nội dung mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)