Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.2. Một số kinh nghiệm
4.2.1. Nhận thức đúng vai trò của kinh tế nông nghiệp từ đó lựa chọn
đi, giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương
Việt Nam bắt đầu bƣớc vào đổi mới từ năm 1986. Trong lĩnh vực kinh tế, đổi mới đƣợc bắt đầu từ ngành kinh tế nông nghiệp. Sau 25 năm đổi mới (1986 - 2010) và hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nông nghiệp không chỉ bảo đảm an ninh lƣơng thực cho ngƣời dân mà còn cung cấp nguyên liệu, kích thích ngành công nghiệp chế biến, tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân. Điều đó khẳng định, chủ trƣơng “coi nông nghiệp là mặt trận kinh tế hàng đầu” của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong thời kỳ đầu đổi mới là hoàn toàn đúng đắn.
Thái Nguyên có vùng nông thôn rộng lớn, lao động nông nghiệp chiếm 78,35% tổng số lao động toàn tỉnh. Nông nghiệp Thái Nguyên ngoài cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho khu vực nông thôn, thành thị, các khu công nghiệp, bảo đảm an ninh lƣơng thực cho tỉnh mà còn phục vụ ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu; đồng thời góp phần tạo cảnh quan môi trƣờng, phát triển dịch vụ và du lịch, nhất là du lịch sinh thái (vùng chè Tân Cƣơng - Núi Cốc).
Từ năm 1997 đến năm 2010, thông qua đẩy mạnh công tác quán triệt các nghị quyết của Trung ƣơng, tăng cƣờng nghiên cứu, điều tra, khảo sát về nông nghiệp, nông thôn, nhận thức của Đảng bộ tỉnh về vai trò của kinh tế nông nghiệp ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn. Đảng bộ chú trọng hơn đến công tác lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó xác định rõ hƣớng phát
triển kinh tế, chuyển từ phấn đấu tăng sản lƣợng, số lƣợng sang nâng cao chất lƣợng, giá trị; phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế; khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế; tăng cƣờng ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; tìm thị trƣờng đầu ra cho nông sản hàng hóa.
Việc nhận thức đúng tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp là cơ sở để Đảng bộ tỉnh xác định đúng hƣớng đi và giải pháp phù hợp với địa phƣơng trong từng giai đoạn cụ thể. Trong những năm 1997 - 2000, với điều kiện kinh tế địa phƣơng “thu không đủ chi”, Đảng bộ tỉnh xác định: trên cơ sở bảo đảm an ninh lƣơng thực, nông nghiệp cần phát triển theo hƣớng đa dạng, toàn diện; hƣớng đi cho nông nghiệp Thái Nguyên đƣợc Đảng bộ tỉnh xác định: phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm là trọng tâm, cây ăn quả và cây công nghiệp theo mô hình kinh tế vƣờn đồi là hƣớng chiến lƣợc quan trọng. Giải pháp đƣa ra: đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng sản xuất hàng hóa; chuyển diện t ch lúa nƣớc không chắc ăn, hiệu quả thấp sang cây trồng và vật nuôi khác có hiệu quả cao hơn, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến kh ch và giúp đỡ các hộ nông dân, tạo điều kiện cho thâm canh, sản xuất lớn và thúc đẩy quá trình cơ kh hóa nông nghiệp; quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp để hình thành các vùng sản xuất tập trung; sớm hình thành các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả theo hƣớng sản xuất hàng hóa.
Trong những năm 2001 - 2010, chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh là đẩy nhanh, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu của phát triển nông nghiệp trong những năm này là tạo ra những sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lƣợng có thể cạnh trên thị trƣờng nội địa và quốc tế. Từ chủ trƣơng đó, Đảng bộ xác định biện pháp chính là: tập trung thâm canh, dịch chuyển mùa vụ; phát huy thế mạnh về đất đồi rừng để phát triển mạnh cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả…
Với các giải pháp đó, kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng: tỉnh Thái Nguyên từ chỗ không đủ lƣơng thực tại chỗ phải nhập từ bên ngoài đã đáp ứng đủ nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm; nền kinh tế nông nghiệp đƣợc đầu tƣ phát triển khá toàn diện, sản phẩm ban đầu
chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày đã chuyển sang phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, sản xuất các mặt hàng theo hƣớng sản xuất hàng hóa gồm một số mặt hàng nhƣ: lúa, chè, hoa, cây cảnh, cây ăn quả…Từ những kết quả đã đạt đƣợc trên đã chứng minh sự vận dụng chủ trƣơng của Đảng vào thực tế địa phƣơng là có hiệu quả.
4.2.2. Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là biện pháp quan trọng nhằm khắc phục nền nông nghiệp khép k n, manh mún, năng suất thấp để hƣớng đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, năng suất cao, giúp nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. Do đó, khi chuyển sang sản xuất hàng hóa, ngƣời nông dân phải căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng để lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi có khả năng tiêu thụ với giá trị kinh tế cao nhất.
Những năm 1997 - 2000, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên có nhiều giải pháp gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trƣờng nhƣ: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp để hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với đầu tƣ công nghệ chế biến; tổ chức và sắp xếp lại hệ thống dịch vụ quốc doanh phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp; chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất nông lâm nghiệp; có ch nh sách ƣu đãi các thành phần kinh tế liên kết với nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhằm đầu tƣ tiền vốn, công nghệ, chất xám để mở rộng ngành nghề chế biến tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Do thực hiện tốt các giải pháp đó nên kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên bƣớc đầu dịch chuyển từ độc canh cây lúa sang hình thành những tiểu vùng sản xuất tập trung; vùng lúa, vùng chè, vùng cây ăn quả. Tuy nhiên, việc gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với thị trƣờng đầu ra, với chế biến sản phẩm chƣa hiệu quả. Biểu hiện: các sản phẩm nông sản sau thu hoạch chƣa có kỹ thuật bảo quản, chƣa có các cơ sở tập trung chế biến nên giá trị hàng hóa không cao; các hoạt động dịch vụ tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chƣa hiệu quả; quy hoạch nông nghiệp chƣa đƣợc định hƣớng cụ thể; chủ yếu là những cách làm tự
phát của ngƣời nông dân, hay nói cách khác, ngƣời nông dân tự làm chủ trong các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ.
Trƣớc tình hình đó, trong những năm 2001 - 2010, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chú trọng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trƣờng có hiệu quả. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định: chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, lựa chọn các giống cây, con có năng suất chất lƣợng, hiệu quả, đạt giá trị cao đƣa vào sản suất, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phƣơng, nhu cầu thị trƣờng, từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn. Tiếp đó, Tỉnh ủy Thái Nguyên trong chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã xác định “chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phải trên cơ sở nhu cầu của thị trƣờng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ” [130, tr.2].
Cùng với nhận thức đúng đắn về vai trò của công nghiệp chế biến gắn với thị trƣờng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo mạnh mẽ công tác quy hoạch sản xuất: quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lƣơng thực thực phẩm, vùng chè chất lƣợng cao, vùng cây ăn quả, vùng nguyên liệu. Việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cho sản lƣợng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tiến tới áp dụng quy chuẩn GAP là định hƣớng đúng và là lộ trình cho nền nông nghiệp chất lƣợng cao hội nhập mà địa phƣơng đang thực hiện. Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cơ sở chế biến nông sản: Đến năm 2010, tỉnh có 39 doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp với tổng công suất chế biến chè 60.000 tấn chè tƣơi/năm; 1 nhà máy chế biến sữa của Công ty Vĩnh Phúc với sản lƣợng sữa 40 triệu lít sữa/năm; 1 dây chuyền chế biến lợn sữa đông lạnh xuất khẩu do Trung Quốc sản xuất công suất 1.000 tấn năm; 5 nhà máy chế biến lâm sản. Ngoài ra, tỉnh còn có một số lò sấy hoa quả thủ công ở một số huyện vung cao.
Bên cạnh đó việc xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nông sản hàng hóa đạt kết quả quan trọng. Bằng những giải pháp nhƣ: hỗ trợ và hƣớng dẫn các doanh nghiệp, các địa phƣơng tổ chức các hoạt động xúc tiến
thƣơng mại; khuyến kh ch, giúp đỡ doanh nghiệp kinh doanh nông, lâm sản đăng ký chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đăng ký thƣơng hiệu hàng hóa; hỗ trợ hợp lý một số sản phẩm mới có triển vọng nhƣng bƣớc đầu còn khó khăn; tham gia các hội trợ triển lãm do Trung ƣơng và các địa phƣơng trong nƣớc tổ chức; tham quan, học tập, khảo sát thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế... nhiều loại nông, lâm sản hàng hóa của tỉnh Thái Nguyên đã xác định đƣợc thị trƣờng nội địa và quốc tế tƣơng đối ổn định. Chè búp khô của Thái Nguyên đƣợc nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc biết đến, thị trƣờng xuất khẩu chè chủ yếu là Irắc, Liên bang Nga, EU. Một số loại trái cây nhƣ vải, m t đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng vùng đồng bằng sông Hồng, nhiều nhất là Hà Nội. Cá nƣớc ngọt có thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn tại Hà Nội và một số vùng lân cận.
Từ những kết quả trên đây cho thấy để bảo đảm nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, năng suất và sản lƣợng cao, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, kinh nghiệp rút ra trong công tác lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh là tiếp tục gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường một cách hiệu quả.
4.2.3. Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với lợi ích của nông dân
Vì nông dân là lực lƣợng trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra lƣơng thực thực phẩm nên phát triển kinh tế nông nghiệp cần hƣớng đến mục tiêu: không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia cả trƣớc mắt và lâu dài.
Xuất phát từ tình hình đó, trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH, Đảng luôn quan tâm đến lợi ích thiết thực của ngƣời nông dân. Quán triệt quan điểm của Đảng, từ năm 1997 đến năm 2010, trong quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên có những giải pháp tháo gỡ những khó khăn tồn tại trong sản xuất của ngƣời nông dân: Trong nông nghiệp, tỉnh Thái nguyên đã chủ trƣơng chuyển những diện t ch đất canh tác kém hiệu quả sang trồng những cây giống có hiệu quả và mang lại chất lƣợng cao; đầu tƣ máy móc thiết bị khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ ngƣời dân
về giống, vốn để ngƣời dân ổn định sản xuất cải thiện đời sống; xúc tiến thị trƣờng để bao tiêu nông sản; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nông dân cùng làm.
Những biện pháp đó đã mang lại hiệu quả: quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Diện mạo nông thôn Thái Nguyên thay đổi theo chiều hƣớng tích cực: Cơ giới hóa nông nghiệp đƣợc đẩy mạnh. Việc sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay không những trợ giúp sức dân mà khiến năng suất, hiệu quả lao động tăng lên rất nhiều. Điện kh hóa đƣợc thực hiện trên phạm vị toàn tỉnh nên các vùng nông thôn trong tỉnh đã khởi sắc trên nhiều mặt và đi vào khai thác chiều sâu nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nông dân: phục vụ đắc lực cho tƣới tiêu, thâm canh tăng năng suất cây trồng, mở rộng vụ đông, tăng cƣờng đầu tƣ máy móc phục vụ cho nông nghiệp, chế biến thức ăn, xay xát, vận chuyển, nhất là điện phục vụ sản xuất trong các làng nghề, khu, cụm công nghiệp. Thuỷ lợi hóa đã bảo đảm tƣới tiêu trong sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất đã tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lƣợng tốt, mang lại giá trị hàng hóa cho nông dân. Ngành nghề thủ công nghiệp phát triển đã giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Nhờ công nghiệp làng nghề phát triển, các làng nghề, hộ nghề đã có nguồn vốn để đầu tƣ, cải thiện và tăng cƣờng cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, xây dựng trƣờng học, trạm xá, nhà văn hóa, điện nông thôn, xây dựng nhà ở kiên cố khang trang, đầu tƣ công nghệ máy móc phƣơng tiện.
Tuy nhiên, có những bất cập trong đời sống của nông dân ở nông thôn Thái Nguyên mà trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp cần phải giải quyết đó là: khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng chênh lệch lớn; áp lực trong việc đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp; vấn đề bảo đảm môi trƣờng tự nhiên, phát triển bền vững ở nông thôn...
Từ những kết quả trên đây cho thấy để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và cƣ dân nông, cần phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả quan điểm phát triển kinh tế nông nghiệp gắn lợi ích của nôngdân.
4.2.4. Tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế nông nghiệp
Tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc trực tiếp đƣa đƣờng lối, chủ trƣơng, ch nh sách của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp vào quần chúng và tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi đƣờng lối, chủ trƣơng, ch nh sách ấy. Hơn nữa, tổ chức cơ sở Đảng là tổ chức nối liền các cơ quan lãnh đạo cấp trên của Đảng với quần chúng nhân dân, nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng, phản ánh đúng và đầy đủ tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng lên Đảng. Xuất phát từ vai trò đó, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng lãnh đạo tăng cƣờng vai trò ở tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn để đủ sức thực hiện chủ trƣơng phát triển nông nghiệp.
Trƣớc hết, Đảng bộ tỉnh chú trọng đến công tác xóa xóm, bản “trắng” đảng viên bằng biện pháp giao nhiệm vụ cho các chi bộ phụ trách những xóm này phát hiện, tạo nguồn để bồi dƣỡng kết nạp Đảng. Những xóm, bản không có Đảng viên ở tỉnh Thái Nguyên tập trung chủ yếu ở những địa bàn khó khăn nhất trong tỉnh. Đó là các xóm, bản thuộc các xã vùng sâu, vùng xa và nhân dân của xóm là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá có hạn nên ý thức phấn đấu, giác ngộ hạn chế. Mặc dù các bản này tuy đều có các tổ chức đoàn thể nhƣng hoạt động không rõ nét, nên không thể bồi dƣỡng, giới thiệu đƣợc các quần chúng ƣu tú để bồi dƣỡng, xem xét kết nạp Đảng. Điển hình nhƣ trong các