Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 126 - 131)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp

3.2.6. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. Do vậy, việc quan tâm phát triển nguồn nhân lực là một trong những giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên theo hƣớng CNH, HĐH. Để làm đƣợc điều này, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo ngành NN&PTNT tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm:

Năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 16.471 cơ sở sản xuất thủ công nghiệp và làng nghề, trong đó nhiều nhất là thành phố Thái Nguyên có 3.385 cơ sở; huyện Phổ Yên có 3.045 cơ sở; huyện Đại Từ có 1.926 cơ sở. Các cơ sở sản xuất xuất thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên thu hút lực lƣợng lao động khá lớn, đặc biệt là số lao động ở nông thôn còn thiếu việc làm do đặc điểm mang tính thời vụ. Năm 2000, các cơ sở xuất thủ công nghiệp và làng nghề thu hút đƣợc 13.943 lao động, năm 2005 tăng lên 27.745 lao động, năm 2010 gần 54.000 lao động [161]. Ở các làng nghề, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách, biện pháp để nâng cao trình độ dân tr nhƣ: Hỗ trợ kinh phí mở các lớp khởi sự doanh nghiệp, bồi dƣỡng đào tạo lại cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý, năng lực điều hành. Lao động ở nông thôn khi học nghề đƣợc hỗ trợ kinh ph đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đƣợc vay vốn từ các chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm. Nâng cao năng lực đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thành phố, thị xã gắn với đào tạo nghề với nhu cầu của các doanh nghiệp. Mở rộng quy mô đào tạo nghề, các lớp dạy nghề tập trung, vừa học lý thuyết, vừa học thực hành theo chƣơng trình của cơ sở dạy nghề. Hỗ trợ một số doanh nghiệp trẻ, năng động tích cực tham gia làng nghề để dần đƣa làng nghề phát triển.

Cùng với đó, tỉnh Thái Nguyên có những chính sách thuận lợi về vốn, thủ tục hành ch nh để thúc đẩy các doanh nghiệp, HTX phát triển, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2010, số lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, thủ công nghiệp khoảng 67.000 ngƣời. Thu nhập của ngƣời lao động ổn định, đời sống đƣợc cải thiện. Số lƣợng doanh nghiệp tăng nhanh, từ 66 doanh nghiệp năm 2005 lên 300 doanh nghiệp năm 2010. Số lƣợng HTX tăng từ 21 HTX năm 2005 lên 40 HTX năm 2010 (không kể các HTX dịch vụ điện). Số lƣợng số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng từ 8.015 hộ năm 2005 lên 9.659 năm 2010 [136].

Thứ hai, chỉ đạo nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác nông nghiệp.

Tỉnh chỉ đạo ngành có ch nh sách ƣu đãi thu hút sinh viên tốt nghiệp các trƣờng đại học về công tác ở các xã, phƣờng, thị trấn. Ngoài lực lƣợng cán bộ

đƣợc đào tạo ở các trƣờng đại học, tổ chức các lớp tập huấn đào tạo tay nghề cho cán bộ địa phƣơng và cấp cơ sở, lực lƣợng kỹ thuật viên cần tập trung vào các lĩnh vực sau: kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của các loại vật nuôi; kỹ thuật chọn giống, nhân giống, lai tạo giống cây trồng vật nuôi và theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật của con giống; kỹ thuật nuôi dƣỡng và quản lý đàn gia súc, sản xuất, chế biến và sử dụng thức ăn cho các loại vật nuôi; các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch, phòng và trị bệnh cho vật nuôi trong các trang trại; kỹ thuật sử dụng một số thiết bị chuyên dụng và tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch, xử lý vệ sinh thú y.

Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh, UBND coi trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cho nông nghiệp và nông thôn, trƣớc hết ƣu tiên cho đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngƣ, cán bộ thú y, bảo vệ thực vật, hằng năm tỉnh Thái Nguyên dành ngân sách nhất định để hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho số cán bộ hiện tại và cán bộ kế cận của các HTX. Xây dựng chính sách thu hút, tăng cƣờng cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật giỏi về công tác tại các HTX và các xã. Số cán bộ này ngoài hƣởng lƣơng và phụ cấp theo quy định còn đƣợc hƣởng phần trợ cấp của HTX theo kết quả đóng góp cho HTX. Thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với xã viên HTX và ngƣời lao động. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện đối với cán bộ HTX và xã viên làm dịch vụ, từng bƣớc mở rộng đóng bảo hiểm xã hội đến các hộ xã viên HTX. Tiếp tục thực hiện chế độ đóng bảo hiểm xã hội cho số cán bộ xã viên HTX phi nông nghiệp đã đóng bảo hiểm trƣớc đó; đồng thời thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc với mọi thành viên còn lại của HTX và số xã viên kết nạp mới, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện để nông dân thực sự làm chủ nông thôn, làm chủ ruộng đất. Để nâng cao trình độ, chuyên môn, tỉnh Thái Nguyên giao kinh phí cho Liên minh HTX và Sở NN&PTNT tổ chức bồi dƣỡng kiến thức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn cho các đối tƣợng là cán bộ quản lý HTX.

nghề tập trung đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đủ trình độ tham gia xuất khẩu lao động, vào làm việc trong các nhà máy công nghiệp hoặc các xƣởng thủ công. Tiếp tục chƣơng trình đào tạo cán bộ xã, thôn để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Tập trung nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thực hiện mục tiêu sản xuất có năng suất, chất lƣợng cao, giá thành hạ, an toàn vệ sinh sản phẩm. Trƣớc hết ƣu tiên các lĩnh vực: Công nghệ giống cây trồng, vật nuôi; công nghệ canh tác, giảm chi ph đầu tƣ, tăng hiệu quả; công nghệ sản xuất sản phẩm nông sản sạch; công nghệ phòng chống dịch bệnh; công nghệ bảo quản, chế biến nông sản có chất lƣợng cao.

TIỂU KẾT

Trong những năm 2001 - 2010, bám sát chủ trƣơng, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đƣa ra chủ trƣơng về tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng, bền vững; gắn phát triển nông nghiệp với hiện đại hóa nông thôn. Hiện thực hóa chủ trƣơng của Đảng bộ, Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện các chính sách, biện pháp về áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; khuyến kh ch đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp; xúc tiến thƣơng mại các sản phẩm nông, lâm sản hàng hóa nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở phát huy lợi thế về tài nguyên đất, Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo phát triển cây công nghiệp mũi nhọn - cây chè. Nhờ thực hiện đồng bộ những giải pháp về khoa học và công nghệ, kinh tế - xã hộinên cây chè không những là cây xóa đói, thoát nghèo mà trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ nông dân Thái Nguyên. Điểm mới trong chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy Thái Nguyên là coi trọng việc gắn CNH, HĐH nông nghiệp với CNH, HĐH để thực hiện mục tiêu của Đảng đối với nông thôn: nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia cả trƣớc mắt và lâu dài.

Với việc đề ra chủ trƣơng phù hợp với thực tế địa phƣơng, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nên trong những năm 2001 - 2010, kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đạt đƣợc nhiều thành quả quan trọng, biểu hiện rõ nhất là: giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2005 là 2.873,2 tỷ đồng, năm 2010 đạt 7.696,58 tỷ đồng (gấp 2.6 lần so với năm 2005) [33, tr.145]; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 6,4% trong những năm 2001 - 2005 lên 6.8% trong những năm 2006 - 2010. Trung bình từ năm 2001 đến năm 2010 đạt 6.6%, đạt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII (2006) đề ra. Thành công đó đã khẳng định đƣờng lối phát triển nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng là đúng đắn.

Bên cạnh đó, trong quá trình lãnh đạo Đảng bộ Thái Nguyên vẫn còn một số hạn chế: nhiều chủ trƣơng chƣa sát hợp với thực tiễn địa phƣơng; việc triển khai các chủ trƣơng đến cơ sở còn chậm; việc chỉ đạo thực hiện các chủ trƣơng nhiều nơi còn quan liêu, thiếu kiểm tra, giám sát; lực lƣợng cán bộ thực sự tâm huyết và còn thiếu… Đây là những vấn đề đặt ra cho các cấp lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)