Tình hình kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 40)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Những căn cứ để xác định chủ trƣơng phát triển kinh tế nông nghiệp

2.1.2. Tình hình kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh

Trƣớc năm 1986, kinh tế nông nghiệp Bắc Thái (gồm cả tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn) đƣợc tổ chức theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, do vậy không chỉ kìm hãm sức sản xuất trong nông nghiệp mà còn tạo ra cơ cấu kinh tế bất hợp lý: chỉ tập trung vào sản xuất lƣơng thực trong điều kiện đất trồng lúa t, độ màu mỡ kém, tƣới tiêu gặp nhiều khó khăn; sản xuất không gắn với chế biến và dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp yếu kém; sản phẩm sản xuất ra không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này đƣợc tiến hành dƣới hai hình thức chủ yếu: các HTX nông nghiệp kiểu cũ và các nông lâm trƣờng quốc doanh, chƣa hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

Từ sau năm 1986, quán triệt nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và đặc biệt là chủ trƣơng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, kinh tế của Bắc Thái nói chung, trong đó kinh tế nông nghiệp đã có sự phát triển. Giá trị gia tăng của kinh tế nông nghiệp qua các năm ổn định. Đối với Thái Nguyên, năm 1990, giá trị gia tăng nông nghiệp là 198.644 triệu đồng, năm 1992 là 198.729 triệu đồng, năm 1993 là 210.928 triệu đồng, năm 1995 là 766,0 triệu đồng [26, tr.140]. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển từ độc canh thuần nông sang nền nông nghiệp đa canh, đa ngành nghề theo hƣớng sản xuất hàng hóa3.

Tốc độ tăng trƣởng bình quân GDP của ngành nông nghiệp ổn định. Thời kì 1990 - 1993 là 3,9% (GDP cả tỉnh tăng bình quân 8,7%). Trồng trọt chiếm 57 - 66% giá trị tổng sản lƣợng toàn ngành. Chăn nuôi chỉ chiếm 30 - 38%. Trong ngành trồng trọt, cây lƣơng thực chiếm tỷ trọng cao nhất 56 - 62%, cây công nghiệp chiếm 13 - 18%. Trong chăn nuôi, gia súc chiếm tỷ trọng 42 - 61%, gia cầm chiếm 13 - 34%.

3Cơ cấu sản xuất nông nghiệp (Đơn vị:%)

Năm 1986 1990 1991 1992 1993

Tổng sản lƣợng 100 100 100 100 100

1. Trồng trọt 66,3 57,9 63,7 62 63

2. Chăn nuôi 30 38,3 33 35,1 34

3. Loại khác 3,6 3,7 3,2 2,8 3,0

Bên cạnh những kết quả tích cực trên, trong giai đoạn 1986 - 1996, nông nghiệp Thái Nguyên vẫn tồn tại những điểm yếu kém sau:

Do chƣa có cơ sở vững chắc nên sản xuất nông nghiệp vẫn giản đơn, chƣa chuyển sang kinh tế hàng hóa nên vẫn tập trung chủ yếu vào trồng cây lúa. Sản xuất nông nghiệp vẫn chịu ảnh hƣởng bởi thời tiết, thị trƣờng, vốn nên không ổn định, hiệu quả kinh tế thấp. Nông dân miền núi gặp khó khăn về vốn; giống cây trồng, vật nuôi; kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất lạc hậu; giao thông khó khăn. Trong nông nghiệp, giá trị tổng sản lƣợng nông nghiệp tăng chậm, bình quân trong những năm 1990 - 1994 tăng 2,4%, trong đó trồng trọt tăng 1,2%, chăn nuôi tăng 4,6%, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi phát triển chậm, tỷ trọng giá trị gia tăng của trồng trọt chiếm 62 - 63%, trong khi ngành chăn nuôi chiếm 33 - 34%. Cây chè chỉ chiếm 10% giá trị gia tăng của ngành [103, tr.414].

Cơ cấu giá trị nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP): năm 1990 chiếm 57,8%, năm 1994 chiếm 51,2%. Thủy sản chƣa đƣợc chú trọng, chủ yếu tận dụng mặt nƣớc ao hồ để nuôi thả cá tự phát.

Năng suất cây trồng ch nh đạt thấp; năng suất lúa năm 1990 chỉ đạt 27,1 tạ/ha và đạt 28,8 tạ/ha năm 1994, trong đó năng suất lúa đông xuân đạt 28,3 tạ/ha (1990) và 30,8 tạ/ha (1994); năng suất lúa mùa đạt 27,8 tạ/ha (1990) và 30,1 tạ/ha (1994), dẫn đến việc lƣơng thực bình quân đầu ngƣời thấp, năm 1990 lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 227 kg và năm 1994 đạt 282 kg [103, tr.319].

Hệ thống cây trồng chủ yếu là sản xuất lƣơng thực nhƣ lúa, ngô, khoai lang, sắn với cây giống không tốt nên dẫn đến chất lƣợng thấp, năng suất lao động không cao. Mặt khác đất đai canh tác manh mún, lô thửa nhiều từ 13 - 18 mảnh/hộ, làm hạn chế đến quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và không hình thành đƣợc vùng nông sản hàng hóa tập trung. Tuy kinh tế hộ gia đình có bƣớc phát triển song vẫn nặng tính tiểu nông, chƣa chuyển sang cơ chế hàng hóa. Các vùng chuyên canh chƣa hình thành rõ rệt, dẫn tới chủng loại nông sản thì nhiều, nhƣng khối lƣợng từng loại ít.

Mức độ cơ giới hóa một số khâu trong nông nghiệp còn thấp, tỷ lệ diện t ch đất đai đƣợc làm bằng máy chỉ đạt 20%, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch đạt 15%, trong ngành chăn nuôi đạt khoảng 5%. Việc sử dụng điện phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thấp chỉ đạt 18%, chất lƣợng điện không bảo đảm phục vụ sản xuất, giá điện cao [103, tr. 371].

Việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến nông dân còn chậm, dẫn đến nông dân thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển chƣa đồng bộ, vững chắc, tỷ trọng còn thấp. Năm 1996, công nghiệp chiếm 10,6%, dịch vụ chiếm 10,7%, cơ sở kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu về công nghệ, thiết bị máy móc chất lƣợng sản phẩm thấp, dịch vụ manh mún. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm còn hạn hẹp. Năm 1996, nguồn vốn đầu tƣ cho công nghiệp nông thôn chỉ chiếm 6,7% trong tổng số vốn đầu tƣ phát triển của tỉnh.

Kinh tế tập thể và tổ chức HTX ở nông thôn còn yếu. Năm 1996, trên 60% số thôn, xã có HTX, nhƣng hoạt động chƣa có hiệu quả, chƣa làm cho kinh tế hộ phát triển, chƣa thực sự là thành phần kinh tế chủ yếu ở nông thôn.

Những khó khăn trên đây tồn tại là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây:

Trƣớc hết là xuất phát điểm kinh tế thấp, thu chi ngân sách hằng năm của tỉnh không cân đối, nguồn vốn tập trung của Nhà nƣớc đầu tƣ lại rất hạn chế. Dân cƣ nông thôn phần lớn là nông dân vẫn mang nặng tâm lý tiểu nông, công cụ sản xuất lạc hậu. Tỉnh chƣa có kế hoạch, quy hoạch mang tính tổng thể, toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Hệ thống chính sách, hệ thống pháp luật chƣa đồng bộ, do đó chƣa làm cho ngƣời dân an tâm làm giàu. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cán bộ ở cơ sở hạn chế về trình độ năng lực, tƣ duy kinh tế, nhiều chủ trƣơng, ch nh sách của Đảng và Nhà nƣớc chƣa đến đƣợc ngƣời dân. Nhìn tổng thể, nền kinh tế trên địa bàn Thái Nguyên trƣớc năm 1997 đã có chuyển biến nhất định, nhƣng nếu so sánh về tốc độ tăng

trƣởng so với cả nƣớc thì sự phát triển đó chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng 4.

Tất cả những hạn chế và yếu kém trên đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên sau khi tái lập cần phải tìm ra cách khắc phục, đẩy nhanh quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch theo hƣớng đa dạng hóa ngành nghề, nông nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến để giải quyết tình trạng dƣ thừa lao động ở nông thôn.

2.1.3. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp

Trƣớc khi bƣớc vào công cuộc đổi mới, vấn đề nông nghiệp và nông thôn chƣa đƣợc đặt đúng vị trí của nó. Trong một thời gian dài, công nghiệp nặng luôn đƣợc đặt ở vị tr ƣu tiên. Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/1982), nhấn mạnh: “Trong 5 năm (1981 - 1985) và những năm 80, cần tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đƣa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” [38, tr.176]. Đây là sự điều chỉnh quan trọng trong quan điểm của Đảng về vị trí của kinh tế nông nghiệp, song trong chỉ đạo và hoạch định ch nh sách, “nông nghiệp chƣa thực sự đƣợc coi là mặt trận hàng đầu, không bảo đảm những điều kiện cần thiết để phát triển, nhất là vật tƣ, tiền vốn và các chính sách khuyến kh ch” [39, tr.20].

Với tinh thần đổi mới toàn diện, bắt đầu từ đổi mới tƣ duy kinh tế, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) chỉ rõ: “Muốn đƣa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý” [39, tr.47]. Đại hội nhấn mạnh: nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đƣa nông nghiệp tiến lên một bƣớc theo hƣớng sản xuất lớn. Việc xây dựng và thực hiện ba chƣơng trình kinh tế lớn đều liên quan trực tiếp đến nông

4

So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế Thái Nguyên với cả nƣớc (1991 – 1995) (đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu Cả nƣớc Thái Nguyên

GDP 8,2 8,7

- Nông, lâm nghiệp 4,3 4,3

- Công nghiệp – XD 12,8 10,6

- Dịch vụ 9,1 10,7

nghiệp (lƣơng thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu). Đó là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đƣờng đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị (khóa VI) ra Nghị quyết 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Quan điểm cơ bản của Đảng về quản lý nông nghiệp là coi HTX nhƣ đơn vị kinh tế tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, nhận khoán với HTX. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị chủ trƣơng sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hƣớng chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi; gắn nông - lâm - ngƣ nghiệp với công nghiệp chế biến và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Đây ch nh là bƣớc đột phá mở đầu cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

Tháng 3/1989, Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ƣơng Đảng (khóaVI) bổ sung, làm rõ tƣ tƣởng đổi mới, thể hiện ở 3 quan điểm: (1) Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do ngƣời lao động tự động góp vốn, góp sức và đƣợc quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, trình độ kỹ thuật, mức độ tập thể hóa là HTX; (2) HTX và tập đoàn sản xuất là các đơn vị kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về tƣ liệu sản xuất; (3) Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, ngoài việc nhận khoán sử dụng ruộng đất, thực hiện các hợp đồng với HTX còn chủ động phát triển sản xuất kinh doanh dƣới nhiều hình thức.

Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1991) khẳng định: “Phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” [41, tr.62]. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt đƣợc trong nông nghiệp, nông thôn, để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế ở khu vực nông thôn, Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ƣơng Đảng khóa VII (6/1993) ra Nghị quyết về Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Hội nghị xác định mục tiêu: Một là, phát triển nhanh, vững chắc nông - lâm - ngƣ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh để thu hút đại bộ phận lao động dƣ thừa, tăng năng suất lao động, giải quyết vững chắc nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm; đáp ứng

nguyên liệu cho công nghiệp và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Hai là, cải thiện một bƣớc đời sống văn của của nông dân, tăng diện giàu và đủ ăn, xóa đói, giảm nghèo. Ba là, xây dựng nông thôn mới.

Để tiếp tục phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tháng 7/1994, Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ƣơng Đảng (khóa VII) ra Nghị quyết Về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. Nghị quyết xác định ba chủ trƣơng mới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tiếp theo là: (1) CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; (2) Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; (3) Mở rộng thƣơng nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Nhƣ vậy, sau 10 năm thực hiện đƣờng lối Đổi mới (1986 - 1996), với quan điểm coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, cùng với những đổi mới tích cực trong tƣ duy của Đảng về kinh tế nhiều thành phần, đã tạo sự chuyển biến tích cực cho kinh tế nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân. Đến năm 1996, Việt Nam cơ bản đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo thế và lực mới cho phép kết thúc chặng đƣờng đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VIII của Đảng (6/1996) quyết định chuyển đất nƣớc sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, trong đó CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đƣợc đặc biệt coi trọng, đó là: Những năm còn lại của thập kỷ 90 phải đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngƣ nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý về cây trồng, vật nuôi, bảo đảm an toàn về lƣơng thực trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến, của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc...[44, tr. 87].

Đại hội VIII của Đảng khẳng định vai trò khoa học - công nghệ là động lực của CNH, HĐH: “Phát triển công nghệ sinh học nhằm tạo ra và nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi mới; chế biến nông – lâm - thủy sản…” [44, tr. 64]. Đại hội đã nêu ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn đang cản trở con

đƣờng CNH, HĐH nông nghiệp, đó là hình thành các vùng tập trung chuyên canh; coi chế biến nông - lâm - thủy sản là ngành mũi nhọn; phát triển nhiều thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tập thể; trợ giúp nông dân xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết khó khăn về vốn, giá cả vật tƣ nông sản, thị trƣờng tiêu thụ nông sản…

Cụ thể Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ƣơng Đảng (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HNTW xác định nhiệm vụ của khoa học - công nghệ đến năm 2000 là: Đẩy mạnh nghiên cứu tuyển chọn các giống cây, con có năng suất và chất lƣợng cao. Làm chủ đƣợc các công nghệ sản xuất các giống ƣu thế lai về lúa, ngô và rau quả. Áp dụng các biện pháp sinh học hiện đại và công nghệ sinh học, sử dụng hợp lý hoá chất, sản xuất các loại nông sản sạch. Phát triển chăn nuôi; nâng cao trình độ chế biến và bảo quản lƣơng thực, thực phẩm, đánh bắt và chế biến thuỷ sản; đẩy nhanh cơ giới hoá; sử dụng phƣơng pháp tƣới tiêu tiên tiến; có các ch nh sách, giải pháp công nghệ để đƣa diện t ch có rừng che phủ lên 40%, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả diện t ch đất trồng trọt cũng nhƣ khai thác hợp lý các vùng đất mới… [9].

Để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ BCH Trung ƣơng Đảng (12/1997) nhấn mạnh những việc cần tập trung thực hiện: Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn; khuyến kh ch và giúp đỡ các hộ nông dân đổi đất cho nhau, dồn các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để khắc phục tình trạng ruộng đất quá phân tán và manh mún; hỗ trợ để đẩy mạnh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)