Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 102 - 111)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp

3.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

3.2.2.1.Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Trong những năm 2001 - 2010, tỉnh ủy Thái Nguyên tiếp tục chủ trƣơng khuyến khích phát triển kinh tế HTX, kinh tế trang trại, các nhóm hộ, câu lạc bộ khuyến nông, IPM (Chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp) trong dân. UBND tỉnh ban hành nhiều ch nh sách để phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nhƣ: khuyến kh ch nhà đầu tƣ thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, thực phẩm; chỉ đạo các ngân hàng Thƣơng mại hoạt động trên địa bàn tỉnh cải tiến thủ tục cho vay sản xuất kinh doanh (trong đó, ƣu tiên cho vay các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn của các hộ sản xuất theo quy mô trang trại và các dự án đầu tƣ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản với công nghệ tiên tiến); thực hiện đầy đủ chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010, đất xây dựng các trang trại

chăn nuôi công nghiệp theo quy định cho hộ nông dân và các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT, Sở Địa chính thực hiện chƣơng trình “dồn điền đổi thửa”, khuyến khích nông dân chuyển mục đ ch sử dụng đất nhằm tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; cho phép nông dân sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn, liên kết sản xuất kinh doanh.

Sở NN&PTNT Thái Nguyên đã xây dựng chƣơng trình “Cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm và hộ thu nhập 50 triệu đồng/hộ”. Chƣơng trình đƣợc thực hiện th điểm tại 10 xã, thị trấn của tỉnh với 458 hộ tham gia. Kết quả: tất cả các hộ, các mô hình đều đạt tiêu ch đề ra là 50 triệu đồng/ha, bình quân chung tất cả các mô hình đạt trên 55 triệu đồng/ha. Trong đó, chi ph bình quân hết 24,7 triệu đồng, lãi 30,3 triệu đồng. Có nơi nhƣ huyện Phổ Yên đạt 64.9 triệu đồng/ha; các điểm mô hình ở huyện Phú Bình, Đại Từ, thành phố Thái Nguyên cũng đạt từ 57 triệu đồng đến hơn 58 triệu đồng [100, tr.4].

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế hộ nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu ngành nghề theo hƣớng: giảm số hộ sản xuất nông - lâm - thủy sản, tăng số hộ sản xuất phi nông nghiệp. So với cả nƣớc và khu vực Trung du miền núi phía Bắc, tỷ lệ hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề khác nhƣ làm thủ công, dịch vụ cao hơn khá nhiều. Năm 2007, tỷ lệ hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề khác của tỉnh Thái Nguyên chiếm 26,27%, khu vực Trung du miền núi phía Bắc là 13,6%, của cả nƣớc là 19,09%. Số hộ nông nghiệp giảm trong thời gian này là do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, một số địa phƣơng thành lập đƣợc khu công nghiệp, từ đó diện tích đất nông nghiệp giảm, số lƣợng lao động từ nông thôn chuyển ra thành thị ngày càng nhiều. Trong những năm 2001 - 2010, số hộ nông thôn tỉnh Thái Nguyên có thu nhập từ nông, lâm, thủy sản chiếm 70% số hộ, từ ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 7,7% số hộ. Sự phát triển của kinh tế hộ đã góp phần tích cực vào quá trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm 2001 - 2010, tỷ lệ hộ khá và giàu khu vực nông thôn tăng lên nhanh, trung bình từ 4 - 5%/năm, bình quân thu nhập đạt từ 36 - 60 triệu đồng/hộ; hộ nghèo giảm trung

bình 2 - 3%/năm thông qua các chƣơng trình hỗ trợ việc làm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa, kinh tế hộ ít nhiều bộc lộ những hạn chế, biểu hiện ở các khâu: thủy nông, bảo vệ thực vật, chế biến tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều này đòi hỏi kinh tế hộ phải liên kết với các HTX.

Kinh tế trang trại: Trong những năm 2001 - 2010, số lƣợng trang trại của tỉnh Thái Nguyên tăng mạnh. Năm 2001 có 379 trang trại, năm 2005 là 589, đến năm 2010 là 849 trang trại (gấp 2.3 lần so với năm 2001), đứng thứ 3 trong khu vực trung du Bắc Bộ, sau Bắc Giang và Phú Thọ [144, tr.299]. Số lƣợng trang trại của Thái Nguyên tập trung nhiều nhất ở huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ. Số lƣợng trang trại ở Thái Nguyên tăng nhanh là do: Thứ nhất, từ năm 2003, sau khi thực hiện hƣớng dẫn tiêu chí kinh tế trang trại trong Thông tƣ số 74-TT/BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trƣớc năm 2003, các trang trại phải đạt cả 2 tiêu chí quy mô và giá trị, sau năm 2003, chỉ cần đạt 1 trong 2 tiêu ch trên là đƣợc công nhận kinh tế trang trại).

Thứ hai, do nhu cầu cung cấp thực phẩm cho thị trƣờng trong tỉnh và xuất khẩu nên số lƣợng trang trại chăn nuôi ngày càng tăng. Thứ ba, một số hộ sản xuất trong thời gian này có đủ điều kiện đã nâng cấp lên thành quy mô kinh tế trang trại. Trong những năm 2001 - 2010, kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra các mô hình có hiệu quả, giải quyết các vấn đề về tổ chức sản xuất nhƣ: tích tụ ruộng đất, t ch lũy vốn, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tiếp cận thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm - đây là những vấn đề mà kinh tế hộ khó giải quyết đƣợc; đóng góp xây dựng hạ tầng nông thôn nhƣ đƣờng giao thông, thông tin liên lạc, thủy lợi, khai hoang, phục hóa đất trống, đồi trọc.

Khó khăn, hạn chế lớn nhất của kinh tế trang trại ở Thái Nguyên đó ch nh là sự hình thành của các trang trại còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, hạn chế trong quản lý, tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, kinh tế trang trại còn gặp nhiều rào cản về ch nh sách đất đai (việc giao quy

mô sử dụng đất chƣa căn cứ vào lao động, tiền vốn, khả năng quản lý của chủ trang trại; gần 90% số hộ là cấp sổ tạm thời nên các trang trại chƣa thực sự yên tâm đầu tƣ sản xuất kinh doanh); về vốn (số vốn mà nhiều trang trại đƣợc vay để sản xuất còn thấp); về quản lý nhà nƣớc (chƣa có cơ quan quản lý trang trại); về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm (giá cả không ổn định, tỉnh chƣa có ch nh sách thu mua sản phẩm để khuyến khích trang trại phát triển...).

Hợp tác xã nông nghiệp: Những năm 2001 - 2010, các HTX nông nghiệp Thái Nguyên đƣợc chuyển đổi từ HTX cũ, sáp nhập từ các HTX nhỏ. Năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 123 HTX nông nghiệp (tăng 1.9 lần so với năm 2000) với ngành nghề kinh doanh đa dạng trong đó số HTX chuyển đổi là 71, thành lập mới là 47 HTX. Số HTX đƣợc cấp giấy phép kinh doanh là 94 HTX, còn lại là số HTX chƣa đƣợc cấp giấy phép kinh doanh do cơ chế hoạt động còn nhiều vƣớng mắc, chƣa có vốn hoạt động. Các HTX nông nghiệp Thái Nguyên tập trung chủ yếu ở lĩnh vực phục vụ giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, phân bón. Nhờ có sự phát triển của các HTX, lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tích cực: đến năm 2010 cơ giới hóa khâu làm đất đạt 84%, khâu tƣới tiêu nƣớc đạt 55%, khâu phòng trừ sâu bệnh là 50%, đập tách hạt là 70%... Nhìn chung, các HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã khắc phục đƣợc một số tồn tại của giai đoạn trƣớc, nhƣng vẫn có 70% số HTX chƣa thoát khỏi tình trạng yếu kém, hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế do tác động của cơ chế thị trƣờng, thay vào đó là hoạt động phục vụ hiệu quả của các cơ sở tƣ nhân.

3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành

Để thực hiện chủ trƣơng đẩy mạnh cơ cấu kinh tế của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm 2001 - 2005 và 2006 - 2010với mục tiêu, định hƣớng cụ thể trong từng lĩnh vực.

- Về cơ cấu mùa vụ: Giảm diện tích xuân sớm, tăng xuân muộn; giảm lúa hè, tăng mùa sớm, tăng diện tích vụ đông theo hƣớng sản xuất cây màu hàng hóa đạt giá trị cao.

- Về cơ cấu cây trồng: Trên đất đồi: Tập trung vào cây chè và cây phục vụ công nghiệp chế biến: chuyển đổi 50% diện tích giống chè cũ, năng suất thấp sang các giống mới có năng suất, chất lƣợng cao; quy hoạch diện tích vùng chè nguyên liệu: chè xanh 50%, chè cao cấp 30%; chè đen 20% để sản lƣợng chè đến năm 2010 đạt 136.000 tấn, giá trị sản xuất tăng thêm 5%/năm, giá trị thu nhập bình quân 50 triệu đồng/ha/năm. Thực hiện thâm canh diện t ch cây ăn quả hiện có nhƣ vải, nhãn, bổ sung cơ cấu cây ăn quả có thể chế biến công nghiệp (dứa, hồng, đu đủ) kết hợp với trồng rau để tạo vùng nguyên liệu, kêu gọi đầu tƣ nhà máy chế biến rau, quả. Trên đất ruộng: Ổn định diện tích gieo trồng cây lƣơng thực hằng năm. Tập trung đầu tƣ phát triển vùng lúa thâm canh có năng suất, chất lƣợng cao. Đƣa vào sử dụng các giống lúa mới, giống lúa đặc sản địa phƣơng để sản xuất sản phẩm hàng hóa có giá trị và bảo đảm an ninh lƣơng thực. Phát triển cây đậu tƣơng trên diện tích 8.450 ha, sản lƣợng 13.220 tấn. Cây lạc 7.510 ha, sản lƣợng 12.510 tấn. Phát triển cây rau thực phẩm các loại trên diện tích 10.100 ha, sản lƣợng 192.600 tấn. Phát triển hoa, cây cảnh trên diện tích 20 ha, giá trị sản xuất đạt 100 - 150 triệu/ha/năm.

Từ năm 2001 đến năm 2010, ngành nông nghiệp tỉnh chuyển đƣợc 1.465 ha đất từ 1 vụ lúa sang 2 vụ lúa; 30 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản; 285 ha ruộng cao hạn (vốn để cấy 1 vụ lúa và 1 vụ màu) chuyển sang chuyên để trồng hoa và rau an toàn; 190 ha đất nông nghiệp sang đất đồng cỏ để chăn nuôi gia súc. Cây chất bột lấy củ có xu hƣớng ngày càng giảm diện tích gieo trồng. Sự thu hẹp diện tích của một số loại cây chất bột lấy củ là phù hợp với chủ trƣơng của Tỉnh ủy trong việc chuyển đổi diện t ch đất canh tác kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn. Trên đất đồi, diện t ch cây ăn quả tăng nhanh, năm 2000 diện tích trồng cây ăn quả là 8.241 ha, đến năm 2010 tăng lên 17.619 ha, với các loại cây ăn quả chủ yếu là vải, nhãn, xoài, cam, chanh, quýt, bƣởi [32, tr.184].

- Về cơ cấu vật nuôi: Đàn lợn: chuyển dịch chăn nuôi lợn theo hƣớng lợn ngoại, chất lƣợng cao, quy mô trang trại tập trung ở các huyện phía nam của tỉnh. Chăn nuôi đại gia súc: chăn nuôi bò thịt, trâu thịt hàng hóa tại các huyện miền núi, khuyến khích phát triển chăn nuôi bò theo trang trại tập trung, quy mô

lớn; chỉ phát triển chăn nuôi bò sữa ở những vùng có điều kiện và gắn với cơ sở chế biến, thu mua tiêu thụ sữa. Gia cầm, thủy cầm: Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung tại các huyện phía Nam, ven thành phố, thị xã gắn liền với công tác kiểm dịch an toàn và cơ sở giết mổ tập trung. Nuôi trồng thủy sản: khai thác diện tích 4.425 ha mặt nƣớc ở các huyện, thành, thị (trừ diện tích Hồ Núi Cốc) để nuôi trồng thủy sản; hoàn thành việc nâng cấp và cải tạo các trại cá giống trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm 2001 - 2010, Sở NN&PTNT chỉ đạo ngành chăn nuôi phát triển theo xu hƣớng: tăng số lƣợng và sản lƣợng đàn lợn, ngựa, dê và gia cầm; các loại gia súc trâu, bò giảm về số lƣợng nhƣng tăng về sản lƣợng thịt để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng10

. (Trong những năm trƣớc đây, việc chăn nuôi trâu, bò chủ yếu giải quyết vấn đề sức kéo và phân bón, nhƣng do quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp diễn ra mạnh, quá trình làm đất chủ yếu đƣợc tiến hành bằng máy cho nên số lƣợng trâu, bò đƣợc chăn nuôi chủ yếu để giết thịt); ngành

nuôi trồng thủy sản có giá trị sản xuất tăng nhanh: năm 2000 đạt 30.8 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 166.3 tỷ đồng, tổng sản lƣợng thủy sản hằng năm đạt hơn 4000 tấn.

-Về cơ cấu cây lâm nghiệp: Đƣa các loại cây bản địa gồm trám, vạng, lim vào trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với mật độ 1.250 cây/ha, trong đó 50% là cây bản địa. Đƣa các loại cây có năng suất cao, thời gian cho sinh khối nhanh, phù hợp vào trồng rừng sản xuất: bạch đàn cao sản, keo lai cấy mô với mật độ 835 cây/ha.

Do xác định giống cây trồng, vật nuôi quyết định đến năng suất, sản lƣợng trồng trọt và chăn nuôi nên năm trong 2006, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Đề án nâng cấp hệ thống sản xuất giống nông, lâm nghiệp, thủy sản ngành

10

Số lƣợng, sản lƣợng chăn nuôi gia súc, gia cầm 2006 – 2010

Sản lƣợng Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010

Thịt trâu hơi xuất chuồng (tấn) 1.755 1.679 2.997 Thịt bò hơi xuất chuồng (tấn) 302 458 1.518 Thịt lợn hơi xuất chuồng (tấn) 33.995 48.287 57.052 Thịt gia cầm giết bán (tấn) 6.026 6.704 9.251 Trứng (nghìn quả) 66.677 75.618 90.586

nông nghiệp và phát triển nông thôn với mục tiêu: đến năm 2010 các loại giống cây trồng của đơn vị sản xuất và dịch vụ đều đƣợc đăng ký thƣơng hiệu, ghi nhãn hàng hóa và sử dụng các giống có chất lƣợng cao; cung cấp đủ con giống để sản xuất 6.000 tấn thịt lợn có tỷ lệ nạc cao xuất khẩu và tiêu thụ nội địa [163]. Để đề án đƣợc thực hiện có hiệu quả, UBND tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp thực hiện các biện pháp nhƣ: Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác cung ứng dịch vụ. Trên cơ sở đầu tƣ nâng cấp cải tạo trạm, trại sản xuất giống cây trồng hiện có, hình thành đƣợc hệ thống cung ứng và dịch vụ hoàn chỉnh từ khâu khảo nghiệm, chọn lọc, nhân giống, sản xuất và dịch vụ theo một cơ chế hợp lý và hiệu quả. Xây dựng ở mỗi huyện, thành, thị một cụm dịch vụ đầu mối để cung ứng và dịch vụ các loại giống cây trồng phục vụ cho sản xuất ở địa phƣơng kịp thời và đạt hiệu quả cao. Xây dựng trụ sở làm việc của Trung tâm giống cây trồng và hệ thống cơ sở bảo đảm đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý, nghiên cứu, sản xuất, chế biến và dịch vụ các loại giống cây trồng phục vụ cho sản xuất.

Để đƣa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế ch nh trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, trong 5 năm (2006 - 2010), ngành nông nghiệp đƣợc đầu tƣ 35 tỷ đồng để thay thế nâng cấp đàn giống có chất lƣợng cao; đầu tƣ nâng cấp trại lợn Tân Thái, trại gà giống Thịnh Đán. Để thực hiện chƣơng trình ZEBU hóa 35% đàn bò của tỉnh, đấu đến năm 2010, toàn tỉnh có 3.000 con bò sữa lại F2 trở lên, hằng năm, cung cấp cho thị trƣờng 6.000 tấn sữa tƣơi, 4.000 - 8.000 tấn thịt bò [163].

Đối với ngành thủy sản, UBND tỉnh đầu tƣ 32.165 triệu đồng để cấp trại cá Cù Vân thành trại giống thủy sản cấp I của tỉnh Thái Nguyên với công suất 80 triệu cá bột/năm; nâng cấp cơ sở sản xuất giống thủy sản của các trại Hòa Sơn (Phú Bình) và các điểm ƣơm giống tại các hộ gia đình có quy mô tƣơng đối tập trung [163].

Cùng với đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cấp, ban, ngành, trực tiếp là ngành nông nghiệp địa phƣơng thực hiện những biện pháp nhƣ: đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm ngƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 102 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)