Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 61)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ

2.3.2. Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại

Phát triển kinh tế hộ: Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo UBND tỉnh có chính sách khuyến khích kinh tế hộ, kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện về đất đai, ngành nghề để phát huy tiềm năng về lao động nhƣ: hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, khuyến khích các hộ tự đổi đất cho nhau để khắc phục tình trạng manh mún; có chính sách ƣu đãi để phát triển các cây, con (miễn thủy lợi phí; miễn thuế sử dụng đất 7 năm đối với ngƣời trồng chè và cây ăn quả; vay vốn tín dụng có lại suất ƣu đãi; hỗ trợ tiêu thụ nông sản) cho những hộ sản xuất lúa cao sản và đặc sản, sản xuất lạc bằng giống mới, sản xuất m a đƣờng nguyên liệu bằng giống mới cho nhà máy đƣờng Võ Nhai, sản xuất rau sạch trong vành đai thực phẩm, sản xuất chè và cây ăn quả trên vùng đồi.

Thuận lợi trong cơ chế, chính sách về đất đai, về khoa học công nghệ, kinh tế hộ nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chuyển mạnh sang phƣơng thức sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trƣờng. Hầu hết các địa phƣơng trong tỉnh đều coi trọng việc xây dựng mô hình kinh tế VAC (vƣờn, ao, chuồng) điển hình và có chƣơng trình cải tạo vƣờn tạp, ao hoang, chuồng hóa. Trong nông thôn tỉnh Thái Nguyên xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tổng hợp VAC có hiệu quả kinh tế cao nhƣ ở huyện Phú Bình, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh việc cải tạo vƣờn tạp, nhiều hộ nông

dân đã bỏ vốn, vay vốn đầu tƣ thâm canh, chuyên canh, nâng mức thu nhập kinh tế VAC. Đến năm 2000, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 1.200 mô hình kinh tế VAC với mức thu nhập từ 20 triệu lên đến 80 triệu đồng. Phong trào VAC đã giúp nông dân nghèo cải tạo hàng vạn hecta vƣờn tạp, xây dựng trên 600 mô hình nuôi ong lấy mật ở 6 huyện và 36 xã, trên 1.000 mô hình nuôi cá ruộng [103, tr.375-376]. Thực tế trên đây cho thấy mô hình kinh tế hộ khẳng định rõ tiềm năng, vai trò trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp.

Phát huy lợi thế về đất rừng, tỉnh Thái Nguyên thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho hộ gia đình. Từ đó, nhiều địa phƣơng xuất hiện mô hình kinh tế rừng, mô hình kinh tế VACR (vƣờn, ao, chuồng, rừng). Để gắn quyền lợi với nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao, Tỉnh ủy chỉ đạo ngành Nông nghiệp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, xây dựng và phê duyệt các dự án đối với từng loại cây. Nhờ việc thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, dự án trên, trong những năm 1997 - 2000, tỉnh Thái Nguyên đã giao khoán rừng đến hộ đƣợc 110.867 ha rừng; khoanh nuôi, khôi phục 51.209 ha rừng; trồng mới 9.565 ha [152, tr.4]. Trên địa bàn Thái Nguyên đã hình thành nhiều diện tích rừng có chất lƣợng tốt, đáp ứng đƣợc việc phòng hộ và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.

Phát triển kinh tế trang trại: Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986), Đảng đã từng bƣớc nhận thức và khẳng định vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, trong đó mô hình kinh tế trang trại của hộ nông dân là một điển hình. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và trên cơ sở tổng kết thực tiễn, ngày 02/02/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại, nhằm đề ra những chính sách lâu dài khuyến khích mô hình kinh tế này phát triển đúng hƣớng. Nhà nƣớc đặc biệt khuyến khích việc đầu tƣ khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nƣớc eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao.

Để chính sách của Đảng đi vào thực tiễn địa phƣơng, trong những năm 1997 - 2000, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực. Nhiều ch nh sách tƣơng đối thuận lợi về đất đai, vốn đƣợc chính quyền tỉnh ban hành, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên triển khai phát triển kinh tế trang trại theo các mô hình kết hợp khác nhau. Đó là: Mô hình kinh tế vƣờn rừng kết hợp chăn nuôi gia súc; mô hình kinh tế vƣờn đồi (trồng chè kết hợp với cây ăn quả); mô hình kinh tế tổng hợp (trồng rau, mầu, chăn nuôi, thả cá); mô hình kinh tế vƣờn hoa cây cảnh; mô hình kinh tế chăn nuôi đặc thù (ong, chim cút). Trong các mô hình trên, mô hình trồng chè kết hợp cây ăn quả trên vƣờn đồi là thế mạnh kinh tế “mũi nhọn” mang lại giá trị kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Các trang trại chè, cây ăn quả, chăn nuôi đã thu hút và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, mô hình kinh tế trang trại tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp và chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Có nhiều trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô từ 50 con trở lên đƣợc hình thành với số lƣợng lớn. Nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (gà, vịt, ngan) quy mô từ 6.000 con đến 10.000 con/lứa, tập trung phát triển ở các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên. Những trang trại chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp đã chuyển lao động thuần nông sang lao động có trình độ kỹ thuật và chuyên môn sâu hơn. Từ đó hình thành đƣợc đội ngũ nông dân sản xuất giỏi. Tỷ suất hàng hóa nông nghiệp của các trang trại chiếm khoảng 60 -70% sản phẩm.

Đặc điểm của mô hình kinh tế trang trại ở Thái Nguyên trong những năm 1997 - 2000 là quy mô vừa và nhỏ; vốn đầu tƣ hạn chế; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; đầu ra của sản phẩm không ổn định. Do đó thu nhập từ mô hình kinh tế này chƣa cao. Đây cũng là hạn chế của mô hình kinh tế này. Phải sau năm 2000, khi có Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ thì mô hình kinh tế trang trại mới thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh Thái Nguyên.

2.3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

2.3.3.1. Tăng cường cơ sở vật chất

Quán triệt nội dung Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 21/11/1998 Về chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn của Tỉnh ủy Thái Nguyên, HĐND tỉnh và các cấp ủy đảng đều có chƣơng trình, nghị quyết hành động cụ thể thực hiện chƣơng trình với những mục tiêu, giải pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng nhƣ: HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn tỉnh Thái Nguyên; Huyện ủy Phổ Yên có Nghị quyết 02- NQ/HU ngày 11/9/1999; Huyện ủy Định Hóa có Nghị quyết số 11-NQ/HU năm 1999; Huyện ủy Phú Bình có Nghị quyết số 01-NQ/HU năm 2000.

Theo tinh thần đó, năm 1998, tỉnh Thái Nguyên đầu tƣ khoảng 94 tỷ đồng (trong đó 26 tỷ của nƣớc ngoài) để xây dựng công trình thủy lợi Gò Miếu, nâng cấp hệ thống đập và kênh đầu mối công trình hồ Núi Cốc nhằm bảo đảm tƣới tiêu chủ động cho 850 ha canh tác thuộc huyện Đại Từ, bảo đảm ƣớc tƣới cho 2.400 ha lúa của huyện Phú Bình [119]. Công tác kiểm tra, đánh giá các công trình thủy lợi đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhằm bảo đảm an toàn cho các công trình và phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc xây dựng các công trình thủy lợi, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo việc kiên cố hóa kênh mƣơng nhằm tiết kiệm nƣớc và đất cho sản xuất nông nghiệp. Việc thực hiện kiên cố hóa kênh mƣơng đƣợc thực hiện theo 3 vùng khác nhau với phƣơng châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đối với vùng cao, Nhà nƣớc đầu tƣ 80%, nhân dân tự huy động 20% kinh phí; đối với vùng giữa, Nhà nƣớc đầu tƣ 60%, dân tự huy động 40% kinh phí; vùng thấp, Nhà nƣớc đầu tƣ 50%, nhân dân tự huy động 50% kinh phí. Trong 4 năm (1997 - 2000), tỉnh Thái Nguyên kiên cố hóa đƣợc 1.254 km kênh mƣơng, tƣới tiêu ổn định cho 23.500 ha lúa vụ đông xuân, 34.000 ha lúa vụ mùa, 5.000 ha ngô đông, 11.500 ha hoa màu và tạo nguồn nƣớc tƣới cho trên 2.500 ha chè đông.

Để phát triển mạng lƣới điện trung thế, trong 4 năm (1997 - 2000), tỉnh Thái Nguyên đã đầu tƣ 106 tỷ đồng để cải tạo mạng lƣới điện thành phố Thái

Nguyên, thực hiện dự án điện vùng ATK và xây dựng mạng lƣới điện đến các xã chƣa có điện. Cùng với đó, tỉnh đầu tƣ trên 70 tỷ đồng để nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn, nâng cấp một số tuyến tỉnh lộ và xây dựng một số tuyến đƣờng đến các xã thuộc huyện Võ Nhai chƣa có đƣờng ô tô, một số xã vùng ATK và một phần hỗ trợ giao thông nông thôn.

Cùng với xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, vấn đề cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng đƣợc tỉnh Thái Nguyên chú trọng, quan tâm. Năm 1995, diện t ch đất nông nghiệp đƣợc làm bằng máy chiếm 40,2%, đến năm 2000, chiếm 45,1%. Các khâu công việc nhƣ tƣới nƣớc, phun thuốc trừ sâu, vận chuyển, tuốt lúa, xay xát lúa, chế biến thức ăn gia xúc, công việc sản xuất trong các làng nghề cũng đƣợc cơ giới hóa nhanh ở mức cao do sự phát triển của mạng lƣới điện quốc gia. Đến năm 2000, tỉnh Thái Nguyên có 1.579 máy làm đất nhỏ, 41.280 máy bơm điện nhỏ, 1471 máy vận chuyển, 5.672 máy xay xát, 2.368 máy nghiền, 306 máy tẽ ngô, 370 máy gặt đập lúa liên hoàn, 3 máy sấy nông sản, 35.999 máy sao chè…[103, tr.367].

Đối với vùng 135, tỉnh Thái Nguyên đầu tƣ 5 dự án để ổn định phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt dự án ổn định phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm đã tạo cho 1.470 hộ với 7.770 nhân khẩu, 25 xã đặc biệt khó khăn đƣợc hƣởng quyền lợi từ dự án, giúp ngƣời lao động chuyển đổi cơ cấu cây trồng bƣớc đầu có hiệu quả, tạo cơ hội cho nông dân vùng cao tiếp cận công nghệ mới.

2.3.3.2. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Để thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV xác định: “Muốn đƣa nông nghiệp phát triển phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp bằng cách: tăng năng suất, tăng chất lƣợng, tăng hiệu quả cây trồng, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất” [54, tr.23]. Quán triệt chủ trƣơng của Đảng bộ, Tỉnh ủy chỉ đạo Sở NN&PTNT xây dựng dự án giống và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình Giống quốc gia do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 225/QĐ-TTg (10/12/1999). Theo đó, trong những năm 1997 - 2000, các trạm,

trại, đơn vị sản xuất giống của Sở NN&PTNT đã thử nghiệm 16 giống lúa mới, 6 giống ngô mới, 2 giống khoai mới, 7 giống chè nhập nội, 2 dòng vịt siêu thịt, 3 dòng gà chăn thả nhập nội, 3 tổ hợp lai giống lợn cao sản, bình tuyển 200 con bò lai sind, 3 giống cá mới, 3 giống cây lâm nghiệp và tổ hợp lai bạch đàn, keo có triển vọng trong sản xuất [156, tr.2]. Trong đó có những giống cây trồng, vật nuôi mang lại năng suất cao nhƣ:

Trong trồng trọt: ngành nông nghiệp đã đƣa vào sản xuất các giống lúa lai có năng suất cao5

, thay thế các giống cũ. Trong các giống lúa mới có năng suất cao đƣợc đƣa vào canh tác trên địa bàn tỉnh, điển hình là giống lúa TH 3-3 là giống lúa lai cho năng suất cao 6 - 8 tấn/ha với thời gian sinh trƣởng ngắn 105 - 125 ngày, chống chịu sâu bệnh tốt. Do việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống nên năng suất lúa tăng liên tục từ 33,7 tạ/ha năm 1997 lên 38.71 tạ/ha năm 2000, tổng sản lƣợng quy thóc năm 1998 là 280.960 tấn, đến năm 2000, tổng sản lƣợng quy thóc đạt 323.224 tấn [152, tr.3]. Từ chỗ là tỉnh phải nhập lƣơng thực, về cơ bản Thái Nguyên đã tự túc đƣợc lƣơng thực, góp phần ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh.

Xác định chè là cây công nghiệp truyền thống có giá trị kinh tế cao, là cây kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH nên Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo ngành nông nghiệp đƣa các giống chè có chất lƣợng cao nhƣ: Shan, chè tuyết, chè cành, LDP1, 777, Phúc Vân Tiên vào sản xuất bằng phƣơng pháp giâm cành, cùng với đó là việc mở rộng diện tích, và quan trọng nhất là tập trung vào nâng cao kỹ thuật chế biến để tăng chất lƣợng chè của Thái Nguyên. Đây là những lý do để đƣa sản lƣợng thu hoạch chè năm 1997 là 38.284 tấn lên 66.412 tấn vào năm 2000 và năng suất chè búp tƣơi tăng từ 31,5 tạ/ha lên 60 tạ/ha trong khoảng thời gian trên.

Trong chăn nuôi: Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện cải tạo đàn bò vàng địa phƣơng bằng phƣơng pháp “Zêbu hóa” để nâng cao tầm

5

Các giống lúa đƣợc đƣa vào sản xuất có năng suất cao: lai 2 dòng, 3 dòng, Bồi tạp 49, TH 3- 3, TH 3-4, TH 3-5, TH 3-11, TH 5-1, TH 6-3, TH 2-3, Q5, Bồi tạp Sơn Thanh, Qui ƣu, VL20, VL24, Syn6, Bio404, Hƣơng thơm số 1, Hƣơng thơm số 2, HT4, Nông ƣu 28, Nông ƣu 29, các giống lúa thuần AYT77, NX 30, DDV108, Sán ƣu 63, Nhị ƣu 838, Bác ƣu 64, Bác ƣu 903 và các giống kỹ thuật (Khang Dân KD18, U17, C70, C75, CR.203).

vóc, trọng lƣợng và nâng cao khả năng sinh sản của giống bò vàng địa phƣơng. Bò đƣợc nuôi phần lớn ở các huyện phía Nam của tỉnh, nhiều nhất là ở Phú Bình (15.119 con), Phổ Yên (9.535 con), Đồng Hỷ (4.691 con). Chƣơng trình “Sind hóa” đàn bò đã thu đƣợc nhiều kết quả tích cực, đƣa số lƣợng đàn bò tăng nhanh qua các năm: năm 1997 là 19.1 nghìn con, năm 1998 là 20.9 nghìn con, năm 2000 có 23.4 nghìn con [142, tr.189].

Từ năm 1997, nhiều giống lợn lai đƣợc áp dụng rộng trong toàn tỉnh nhƣ: lợn Móng Cái, lợn ngoại, lợn ngoại thuần, lợn nái thuần. Nhiều giống lợn đực ngoại đƣợc nhập về nhƣ Tân Cƣơng, Tân Kim, Đại Bạch, Trung Bạch, Yokshia, Land race, Duroc, Edel. Tỉnh Thái Nguyên đã đào tạo đƣợc mạng lƣới nhân giống và mạng lƣới dẫn tinh viên rộng khắp đến tận HTX để phát triển lợn lai kinh tế (lợn F1). Những biện pháp đó đã góp phần đƣa số lƣợng đàn lợn của tỉnh tăng từ 326.1 nghìn con (năm 1997) lên 348.1 nghìn con (năm 2000), đứng thứ 3 khu vực Đông Bắc sau tỉnh Bắc Giang và Phú Thọ [142, tr.191].

Nhiều giống gia cầm mới đƣợc ngành nông nghiệp tỉnh nuôi thử nghiệm có hiệu quả kinh tế cao, đƣợc áp dụng rộng rãi vào sản xuất, trong đó đáng chú ý là giống gà lai, các giống vịt hƣớng thịt giống Bắc Kinh, các giống ngan Pháp. Các mô hình nuôi gà thả vƣờn, nuôi gà lồng đƣợc khuyến khích. Số hộ gia đình nuôi gia cầm quy mô công nghiệp khá nhiều và tập trung ở huyện Phổ Yên, Định Hóa. Phú Bình.

2.3.4. Chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước và đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm 1997 - 2000, để quán triệt chủ trƣơng xây dựng nền

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)