Những yêu cầu mới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 76)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Những yêu cầu mới và chủ trƣơng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạ

3.1.1. Những yêu cầu mới

3.1.1.1. Chủ trương của Đảng tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp (2001 - 2010)

Trong những năm cuối thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam xem đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH là một biện pháp để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó, kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo chiều hƣớng tích cực. Tuy nhiên, thực tế đặt ra trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đó là: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn diễn ra chậm; việc vận dụng chủ trƣơng của Đảng về nông nghiệp của các địa phƣơng còn lúng túng, mang t nh tự phát, thiếu bền vững; đất nông nghiệp còn manh mún; môi trƣờng tự nhiên bị hủy hoại, ô nhiễm nặng; lao động dƣ thừa ở nông thôn; nội dung và biện pháp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chƣa cụ thể.

Trƣớc thực trạng đó, Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đƣờng lối chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc 10 năm (2001 - 2010), trong đó nông nghiệp, nông thôn đƣợc quan tâm đặc biệt. Định hƣớng của ngành kinh tế nông nghiệp đƣợc Đảng xác định: Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn. Đƣa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp… phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn [11].

Đại hội đƣa ra các giải pháp cho từng lĩnh vực: Trong trồng trọt, chú ý xây dựng các vùng sản xuất lúa tập trung hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn

nuôi; phát triển theo quy hoạch, chú trọng đầu tƣ thâm canh các vùng cây công nghiệp; hình thành các vùng rau, hoa quả cho giá trị kinh tế cao. Trong chăn nuôi: mở rộng phƣơng pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến; tăng tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp; phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản. Đƣa nông nghiệp phát triển lên một trình độ mới bằng cách đẩy nhanh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin.

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ƣơng (khóa IX) (3/2002) ban hành ba nghị quyết quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nông nghiệp, nông thôn đó là:

Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhấn mạnh: “phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển” [12].

Nghị quyết cũng khẳng định quan điểm xây dựng các HTX nhiều hình thức hợp tác đã nêu trong Luật HTX (1996), thay vì chỉ có một hình thức hợp tác sản xuất nông nghiệp và một phần thủ công nghiệp nhƣ trƣớc đây. Từ nhận thức đó, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số cơ chế ch nh sách: tăng cƣờng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật về HTX (có sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nƣớc), giao đất cho HTX nông nghiệp xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ khoa học - công nghệ; hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trƣờng; hỗ trợ đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng…

Nghị quyết 14-NQ/TW về Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, khẳng định kinh tế tƣ nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm. Nghị quyết nhấn mạnh: phát triển kinh tế tƣ nhân là vấn đề chiến lƣợc lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hƣớng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, CNH, HĐH nâng cao nội lực đất nƣớc trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghị quyết số 15-NQ/TW, Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (2001 - 2010), nêu nội dung tổng quan, quan điểm và mục tiêu phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, Nghị quyết đƣa ra định nghĩa hoàn chỉnh về CNH, HĐH nông nghiệp:

CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng; thực hiện cơ kh hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trƣớc hết là công nghệ sinh học, đƣa thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trƣờng.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng dần tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân ở nông thôn [13].

Nghị quyết khẳng định, CNH, HĐH nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nƣớc. Nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp đƣợc phản ánh trên cả ba mặt: lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp.

Tiếp đó, ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ƣơng (khóa IX) ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng, đề cao việc quản lý chặt chẽ, bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa theo quy hoạch, bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia.

Nhất quán với chủ trƣơng của Đại hội IX (2001) về vấn đề nông nghiệp, Đại hội X (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: cần phải đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các

vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: đẩy nhanh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; phát triển mạnh mẽ chăn nuôi theo hƣớng quy mô lớn an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trƣờng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động; tăng cƣờng hơn nữa việc nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ, nhất là giống và kỹ thuật sản xuất.

Cụ thể hóa chủ trƣơng Đại hội lần thứ X của Đảng, Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ƣơng Đảng (khóa X) (8/2008) đã đề ra Nghị quyết quan trọng “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” với mục tiêu: không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia cả trƣớc mắt và lâu dài.

Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2010 là: tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng có nhiều khó khăn; tăng cƣờng nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, tạo bƣớc đột phá trong đào tạo nhân lực; tăng cƣờng công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở các huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn; triển khai một bƣớc chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới [52, tr.27].

Nhƣ vậy, từ quan điểm đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản đƣợc đề ra tại Đại hội VIII, đến quan điểm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới đƣợc đề ra tại Đại hội IX và đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại Đại hội X cho thấy: xuất phát từ thực tiễn và

yêu cầu phát triển đất nƣớc, nhận thức của Đảng và Ch nh phủ Việt Nam là ngày càng quan tâm, chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

3.1.1.2. Chủ trương của Chính phủ đối với tỉnh Thái Nguyên

Ngày 04/5/2007, theo đệ trình của UBND tỉnh Thái Nguyên, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 58/2007 - QĐ/TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 với mục tiêu: “phấn đấu đƣa tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ” [109, tr.3]. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ phê duyệt định hƣớng và những chỉ tiêu6

cho ngành kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên đến năm 2010 nhƣ sau:

Về phát triển nông nghiệp: sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp bằng cách tăng cƣờng thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích; nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá; thực hiện tốt chủ trƣơng dồn điền, đổi thửa; bảo đảm an ninh lƣơng thực; cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng: tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả; phát triển các cây, con có giá trị cao phù hợp điều kiện của địa phƣơng; phát triển các nông sản đặc sản của từng vùng trong tỉnh; xây dựng các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nhƣ vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chè, vùng rau sạch, vùng lúa thâm canh...; gắn phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh với phát triển nông nghiệp vùng trung du miền núi Bắc Bộ và Hà Nội.

Về kinh tế nông thôn: phát triển theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng và lao động nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất và văn hoá không

6

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 7 - 8%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 6,5 - 7,5%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 22 triệu đồng/ha đất canh tác (trên 15% diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha) vào năm 2010 và đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác (trên 40% diện tích đạt trên 70 triệu đồng/ha) vào năm 2020; giá trị sản xuất tính trên một nhân khẩu nông nghiệp đạt 3,5 triệu đồng vào năm 2010 và đạt gần 10 triệu đồng vào năm 2020; cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: trồng trọt chiếm 50 - 51%, chăn nuôi chiếm 36 - 37%, lâm nghiệp chiếm 4%, thủy sản chiếm 5,5 - 6%, dịch vụ (nông, lâm nghiệp, thuỷ sản) chiếm 4 - 4,5% vào năm 2010 và cơ cấu tƣơng ứng chiếm 33 - 34%, 46 - 47%, 6 - 7%, 7,5 - 8%, 6,5 - 7% vào năm 2020.

ngừng đƣợc nâng cao; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân với trọng tâm là đƣờng giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống dịch vụ nông nghiệp.

Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp: chú trọng đầu tƣ cho công nghệ bảo quản sau thu hoạch; đặc biệt chú ý đến các tiến bộ về sử dụng đất hiệu quả, bền vững, tiến bộ về giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phòng trừ dịch bệnh.

Phát triển các thành phần kinh tế: phát triển mạnh kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển bền vững các làng nghề; tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển, khuyến khích nông dân góp quyền sử dụng đất và lao động của mình với các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại để phát triển sản xuất hàng hoá; khuyến kh ch hơn nữa đầu tƣ nƣớc ngoài vào nông nghiệp, nông thôn; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông trƣờng, lâm trƣờng; kinh tế nhà nƣớc tập trung sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới kỹ thuật trong nông nghiệp.

Đề án của Chính phủ là cơ sở, động lực để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tăng cƣờng lãnh đạo phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.

3.1.1.3. Yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Sau 5 năm thực hiện chủ trƣơng đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đứng trƣớc một số thách thức lớn:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành diễn ra còn chậm; giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp; quy mô sản xuất nhỏ do đất đai manh mún, bình quân đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ thấp (khoảng 0.3 - 0.4 ha/hộ; chi phí sản xuất cao; chăn nuôi là thế mạnh của các tỉnh miền núi, song ở Thái Nguyên, chăn nuôi chỉ chiếm 30%.

Thứ hai, sản xuất nông, lâm nghiệp chƣa mang t nh cạnh tranh cao; tốc độ cơ giới hóa chậm; chƣa có các cơ sở chế biến, bảo quản tập trung nông sản sau thu hoạch; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm có diễn biến phức tạp; sản

xuất nông nghiệp chƣa bảo đảm sạch, an toàn cho ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, khâu vệ sinh an toàn cho nông sản chƣa đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt gây bất lợi khi ngƣời dân gia nhập WTO.

Thứ ba, tỷ lệ lao động nông thôn cao, chiếm 78,5%; thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp so với bình quân chung cả nƣớc; lực lƣợng cán bộ quản lý kỹ thuật nông nghiệp từ tỉnh tới cơ sở rất mỏng. Một số chủ trƣơng, ch nh sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nƣớc chậm đƣợc cụ thể hóa hoặc chƣa đến đƣợc với ngƣời nông dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nếp suy nghĩ cũ, ngại đổi mới sản xuất còn tồn tại ở nhiều cán bộ và hộ nông dân nên quá trình vận dụng còn lúng túng, kết quả của nhiều chƣơng trình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp chƣa cao.

Nguyên nhân chủ yếu là do chƣa có cơ chế ch nh sách thúc đẩy việc thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; chƣa có sự đầu tƣ phù hợp cho phát triển chế biến nông sản, còn nhiều hạn chế trong xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng nên tiêu thụ nông sản chủ yếu là do ngƣời sản xuất tự tiêu thụ.

Đây là những khó khăn lớn đối với kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp. Điều này đòi hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)