Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quảng ngãi hiện nay (Trang 63 - 170)

2.3. Một số yếu tố tác động đến việc phát triển nguồn nhân lựcchất

2.3.2. Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Một là, người lao động ngày càng có nhiều cơ hội việc làm ở cả trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê, hiện nay dân số Quảng Ngãi là 1.241.400 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên là 753.802 người. Với hơn 700 nghìn người trong độ tuổi lao động, có thể nói, Quảng Ngãi là tỉnh có lực lượng lao động dồi dào.

Với nguồn nhân lực dồi dào, thu hút đầu tư nước ngoài vào Quảng Ngãi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, nhiều dự án đầu tư cần nguồn nhân lực lớn đã được

triển khai như: May mặc, da giày, chế biến thủy hải sản, cơ khí, điện tử, điện lạnh… giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động xã hội. Trong bối cảnh một thị trường chung, người lao động của tỉnh không những có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nước mà còn mở rộng ra các thị trường khu vực. Hiện nay, Quảng Ngãi đã và đang thực hiện việc xuất khẩu lao động sang nhiều nước trên thế giới như Ma-lai-xi-a, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… hằng năm thu về hàng triệu đô la từ xuất khẩu lao động. Việc xuất khẩu lao động còn là cơ hội tốt để xây dựng thương hiệu cho nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam nói chung và cho Quảng Ngãi nói riêng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.

Hai là, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo ra yêu cầu, động lực và điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có thể nói, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng có cơ hội được tiếp cận với nền tri thức tiến bộ của khu vực và trên thế giới, trình độ quản lý kinh tế - xã hội tiên tiến và các loại máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại; điều kiện làm việc của người lao động ngày được cải thiện trong tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp; ý thức cạnh tranh, tự lập, tự chủ, sáng tạo và nâng cao hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân được tăng cường. Dưới tác động của toàn cầu hóa và quá trình hội nhập, trình độ sản xuất và quản lý của các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển, các thành tựu của khoa học công nghệ, các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại trên thế giới được nhập về Việt Nam ngày càng nhiều, phương thức sản xuất lạc hậu, dựa chủ yếu vào sức người đã dần được thay thế bằng các phương thức sản xuất hiện đại, thực tế đó đòi hỏi người lao động phải từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để có thể đáp ứng những yêu cầu của phương thức sản xuất mới.

Ba là, toàn cầu hóa làm ra tăng cơ hội học tập và dễ dàng tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước có nền giáo dục tiên tiến đầu tư vào Việt Nam, người dân Việt Nam nói chung

và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng trong đó có Quảng Ngãi sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến ngay ở đất nước mình. Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác về giáo dục đào tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa sẽ giúp cho nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi có cơ hội du học ngay tại đất nước mình.

2.3.3. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội

Sự phát triển của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó điều kiê ̣n tự nhiên, kinh tế - xã hội là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển này. Trong Lời tựa - Góp phần phê phán khoa kinh tế - chính tri ̣,

Mác đã khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết đi ̣nh tồn ta ̣i của họ; trái lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [84, tr.15]. Bổ sung và phát triển luận điểm này của Mác, Lênin cho rằng: “Nói chung , ý thức phản ánh tồn tại, đó là mô ̣t nguyên lý chung của toàn bô ̣ chủ nghĩa duy vâ ̣t và không thể không nhìn thấy mối liên hê ̣ trực tiếp và mâ ̣t thiết giữa nguyên lý ấy với nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội” [71, tr.400]. Đây chính là cơ sở lý lu ận để tác giả xem xét tác động của điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay.

Về điều kiện tự nhiên: Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở khu vực duyên hải nam trung bộ, giữa vĩ tuyến 14,6 và 15,3 độ bắc, có kinh tuyến 109 độ đông đi qua ven biển phía nam của tỉnh. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Bình Định và phía đông giáp biển. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía nam.

Theo niên giám thống kê năm 2015, diện tích Quảng Ngãi là 515.269 km2, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 13 huyện trong đó có 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo. Quảng Ngãi có đường bờ biển dài khoảng 130km, với sản lượng thủy hải sản phong phú, đa dạng.

Tài nguyên đất, với tổng diện tích tính đến năm 2015 là 5.152,69 km2, trong đó còn khoảng 61.844 ha đất chưa sử dụng. Đồng bằng ở đây tuy nhỏ

hẹp nhưng đa dạng về hình thái và được bồi đắp bởi nhiều hệ thống sông như sông Trà Khúc, sông trà Bồng, sông Vệ...nên có thể phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú với nhiều nhóm khoáng sản khác nhau như: quặng sắt, nhôm, đồng, arsen, wolfram, vàng…Hơn nữa, là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền trung với 130 km bờ biển, Quảng Ngãi có rất nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế biển.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, với các tài nguyên như: đất, biển, khoáng sản, Quảng Ngãi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa phát triển, muốn thu hút được sự đầu tư từ bên ngoài thì trước tiên phải có những thế mạnh riêng của mình và điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy là một trong những lợi thế của tỉnh. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng cơ sở nhưđường sá, cầu cống, bến cảng cũng đang dần được hoàn thiện tạo điều kiện cho Quảng Ngãi có thể mở rộng giao lưu, hợp tác với nhiều nước trên thế giới cũng như với các tỉnh thành khác trong nước. Sự giao lưu hợp tác này sẽ giúp cho nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng dễ dàng tiếp cận những thành tựu khoa học - công nghệ của các nước trên thế giới, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về điều kiện kinh tế - xã hội: Từ cuối năm 2011, tình hình kinh tế, chính trị thế giới bắt đầu có nhiều diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công ngày càng trầm trọng và lan rộng ở nhiều nước làm cho kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng. Ở trong nước, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho mặt trái của chính sách kích cầu và những yếu kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ nặng nề hơn. Lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô không ổn định, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại lớn và yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh ngày càng cao. Do vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng không tránh khỏi những khó khăn, bất lợi nhất định.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, 5 năm qua (2010 - 2015), Quảng Ngãi đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 7,9%/năm (cao hơn mức tăng trưởng chung của vùng duyên hải miền trung 7,5%/năm). Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 6,2%/năm; dịch vụ tăng 12,8%/năm; nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,9%/năm. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng cao trong giai đoạn 2010 - 2015. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.447 USD/người, cao gấp 1,88 lần so với năm 2010 [122, tr.13].

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản [xem phụ lục 1]

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý là nhân tố quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu nhân lực và nhân lực chất lượng cao theo hướng hiện đại tức là chuyển dịch lực lượng lao đô ̣ng lành nghề từ nông nghiê ̣p sang lao đô ̣ng công nghiê ̣p, dịch vụ.

Về thu hút đầu tư: Trong điều kiện của tỉnh hiện nay, để phát triển kinh tế xã hội không thể thiếu việc thu hút đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Về vốn ODA: Giai đoạn 2011 - 2015, trên địa bàn tỉnh có 30 chương trình, dự án ODA, giải ngân vốn ODA ước đạt 1.220 tỷ đồng. Các dự án ODA tập trung vào các lĩnh vực điện, thủy lợi, trồng rừng, cấp thoát nước, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ...Trong giai đoạn này, dự kiến hoàn thành 20 dự án; xây dựng 71 công trình điện cho 6 huyện, phục vụ cho khoảng 25.000 hộ gia đình...[122, tr.5]. Có thể nói, các dự án ODA đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Giai đoạn 2011 - 2015, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 27 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 438,5 triệu USD, vốn thực hiện 214 triệu USD. Lũy kế đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 39 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 4.165 triệu USD, vốn thực hiện 589,5

triệu USD; có 19 dự án hoàn thành đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các dự án FDI, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Quảng Ngãi đã thu hút một lượng lớn nhân lực chất lượng cao. Với việc trả lương cao, các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nơi khác đến Quảng Ngãi làm việc. Hơn nữa, khi làm việc trong các doanh nghiệp FDI, nguồn nhân lực chất lượng cao được tiếp cận với công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới, được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo với ý thức tổ chức kỷ luật cao. Đây chính là cơ hội, là điều kiện tốt nhất để nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh có thể học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ.

Về vốn đầu tư trong nước: Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 123 dự án với tổng vốn đăng ký 62.780 tỷ đồng, vốn thực hiện 13.133 tỷ đồng. Lũy kế đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 308 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng; vốn thực hiện 88.000 tỷ đồng; 128 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 lao động.

Về tổng thu ngân sách nhà nước (gồm thu cân đối ngân sách nhà nước và khoản thu để lại qua ngân sách nhà nước) trong các năm đạt kết quả tích cực và vượt chỉ tiêu trung ương giao hàng năm. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 121.617 tỷ đồng, bình quân tăng 12,1%/năm [122, tr.7]. Sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về dân số, theo số liệu thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, tổng số dân Quảng Ngãi là 1.241.400 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên là 753.802 người. Với dân số trẻ như vậy đã tạo ra nguồn nhân lực dồi dào cho tỉnh nhà. Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, nhờ những công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và chính sách chăm sóc sức khỏe của người dân được đầu tư, quan tâm.

Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được tập trung thực hiện. Giai đoạn 2011 - 2015, giảm 15.407 hộ nghèo, bình quân hàng năm giảm khoảng

6,47%; đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 28,53% [122, tr.15]. Giải quyết việc làm đạt kết quả khá, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần lao động công nghiệp, dịch vụ. Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 183.400 lao động, bình quân 36.480 lao động/ năm. Trong đó, có 7.951 người tham gia đi làm việc ở nước ngoài, bình quân 1.592 người/năm [99, tr.8].

Giáo dục đào tạo được đổi mới căn bản ở các cấp học, chất lượng từng bước được nâng lên. Đội ngũ giáo viên và quản lý được đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chuyên môn, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học đạt từ 99,5% trở lên. Hệ thống trường, lớp được quan tâm đầu tư xây dựng, xã hội hóa giáo dục được chú trọng, cơ sở vật chất từng bước hoàn thiện.

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được tập trung triển khai, đến cuối năm 2015 có 52/208 (25%) trường mầm non, 141/217 trường tiểu học (65%), 106/168 (63,1%) trường trung học cơ sở và 18/39 (42,6%) trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; có 179 xã (97,28%) đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các trường đại học, cao đẳng tương đối cao, bình quân 30%/năm; số sinh viên đại học, cao đẳng đạt 400 sinh viên/vạn dân [100, tr.16].

Bên cạnh đó, Quảng Ngãi cũng đã và đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, chú trọng các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. Các đề tài nghiên cứu đã cung cấp một số luận cứ góp phần xây dựng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, một số công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong các lĩnh vực lọc, hóa dầu, chế tạo cơ khí, sản xuất nông nghiệp đã được đưa vào ứng dụng và đem lại hiệu quả cao. Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất quan trọng ở Quảng Ngãi trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.

Tất cả những thành tựu đã đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng dân số, y tế, giáo dục, phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức…đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thể lực và trí lực

của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng bởi nguồn nhân lực chất lượng cao không phải tự nhiên có được mà phải thông qua quá trình giáo dục - đào tạo, tự rèn luyện, tự tu dưỡng. Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi trong thời gian qua đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc phát triển đội ngũ nhân lực này. Giữa phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao càng có điều kiện để phát triển y tế, giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quảng ngãi hiện nay (Trang 63 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)