2.1. Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lựcchất lượng caovà
2.1.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao
Tương tự như các thuật ngữ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong xu thế phát triển của thời đại ngày nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu vừa bức thiết vừa lâu dài đối với tất cả các quốc gia. Do xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau về nguồn nhân
lực và nguồn nhân lực chất lượng cao nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự phát triển nói chung được coi là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đó là sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng của sự vật, hiện tượng theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Quan điểm này của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự phát triển, vận dụng vào nghiên cứu con người đã nhấn mạnh yếu tố phát triển con người, lấy con người làm trung tâm. Phát triển con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực là khái niệm được hình thành trên thế giới vào những thập niên 70 của thế kỷ XX dựa vào quan niệm mới về sự phát triển và vị trí của con người trong sự phát triển.
Hiện nay có nhi ều quan niê ̣m khác nh au về phát triển nguồn nhân lực. Có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm gia tăng giá trị của con người cả về vật chất lẫn tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Một số tác giả khác lại quan niệm, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng tích cực, đồng thời nâng cao cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế - xã hội. Trong phạm vi luận án, tác giả tiếp cận khái niệm phát triển nguồn nhân lực theo quan niệm này.
Nói đến phát triển nguồn nhân lực là nói đến sự phát triển v ề số lượng, chất lượng và cân đối về cơ cấu, trong đó phát triển về chất lượng (năng lực thể chất và tinh thần; trình độ; tri thức và năng lực thực tiễn; kỹ năng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, tác phong làm việc và ph ẩm chất đạo đức...) có ý nghĩa quyết định đối với viê ̣c phát triển nguồn nhân lực.
Cũng giống như khái niệm phát triển nguồn nhân lực, cho đến nay cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo tác giả Nguyễn Thanh “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội" [103, tr.20]. Đó là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (thể chất, trí tuệ và phẩm chất tâm lý - xã hội) nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
Theo tiến sĩ Lương Công Lý: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và người lao động, với những nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế, chính sách thích ứng, đặc biệt là giáo dục - đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng thời khơi dậy và phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ đổi mới" [69, tr.40].
Theo tiến sĩ Nguyễn Quang Hậu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quá trình phát triển về số lượng, chất lượng và cân đối về cơ cấu những người lao động có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng làm việc tốt, đang làm việc trong các ngành, các thành phần kinh tế chủ yếu hoặc cân đối giữa các vùng, miền của đất nước. Đó là quá trình phát triển về trí lực, thể lực, đạo đức, lối sống văn hóa nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng nhìn chung tất cả đều cho thấy rằng: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể các hoạt động làm biến đổi về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân lực này theo hướng ngày càng tốt hơn trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và phẩm chất đạo đức cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Từ những quan điểm nói trên, tác giả cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quá trình tăng trưởng về số lượng, chất lượng và cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ; đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo, quản lý, sử dụng, thu hút, đãi ngộ để họ ngày càng phát huy vai trò của mình cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Với cách tiếp cận này về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, vận dụng vào một địa phương cụ thể như Quảng Ngãi, tác giả cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi là quá trình tăng trưởng về số lượng, chất lượng và cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong mỗi thời kỳ; đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo, quản lý, sử dụng, thu hút, đãi ngộ để họ ngày càng phát huy vai trò của mình cho sự phát triển bền vững địa phương.
Với quan niệm này, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi bao gồm những yếu tố sau:
Chủ thể của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi là Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền của tỉnh như Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành; người sử dụng lao động, các lực lượng xã hội khác và chính bản thân nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, mỗi chủ thể lại có vị trí, vai trò khác nhau.
Đảng đề ra chủ trương, đường lối nhằm định hướng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà nước có vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong việc phát triển nguồn nhân lực này. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi căn cứ vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, quản lý sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Các sở, ban, ngành có vai trò tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành những văn bản, đề án về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có trách nhiệm thực thi các văn bản, đề án này.
Người sử dụng lao động với tư cách là người trực tiếp tuyển chọn, quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao luôn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bản thân nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình phát triển.Với tư cách là chủ thể, họ là những người tham gia trực tiếp và có vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với tư cách là đối tượng, trong quá trình phát triển, họ phải chịu sự tác động của tất cả các chủ thể khác. Để thực hiện vai trò quyết định của mình, nguồn nhân lực chất lượng cao phải không ngừng nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện cả về thể lực, trí lực và tâm lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Mục đích của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay là nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của đất nước trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi: Một là, phát triển về số lượng: Sự gia tăng về mặt số lượng không đơn thuần là tăng bao nhiêu, tăng nhiều hay ít mà là tăng như thế nào cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, với những yêu cầu khác nhau sẽ đòi hỏi một số lượng nhất định về nguồn nhân lực chất lượng cao. Gia tăng về mặt số lượng là sự gia tăng của nguồn nhân lực đã qua đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là sự gia tăng lao động có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học và lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng lao động giỏi, có sự linh hoạt sáng tạo, có sức khỏe tốt, có khả năng nghiên cứu và ứng dụng tốt những thành tựu của khoa học - công nghệ trong quá trình thực hiện công việc.
Hai là, phát triển chất lượng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là nội dung cơ bản của quá trình phát triển đội ngũ nhân lực này.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao phải được thực hện trên cả ba mặt: Thể lực, trí lực và tâm lực.
Phát triển về thể lực: Sức khỏe là yêu cầu đầu tiên, thiết yếu đối với tất cả người lao động đặc biệt là lao động trình độ cao ở mọi thời đại lịch sử, mọi quốc gia khác nhau trên thế giới. Song, ở mỗi thời đại lịch sử, ở mỗi quốc gia khác nhau lại có yêu cầu khác nhau về sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe ngày nay không chỉ được biểu hiện ở tình trạng có bệnh hay không có bệnh mà còn được biểu hiện ở sự thoái mái, hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Bất cứ người người lao động nào, dù lao động chân tay hay lao động trí óc đều cần có thể lực tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để vận dụng tri thức đã lĩnh hội được trong quá trình học tập, nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất.
Phát triển về tâm lực thực chất là quá trình nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách, thái độ và tác phong làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao. Phẩm chất đạo đức, nhân cách, thái độ và tác phong làm việc là những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực chất lượng cao trước hết được thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp, đó là lòng yêu nghề, sự say mê với công việc, ý thức kỷ luật, tính tự giác lao động; là tác phong lao động khẩn trương, chính xác, có tinh thần trách nhiệm với công việc; biết trọng chữ tín, tuân thủ pháp luật không chỉ pháp luật của dân tộc mình mà còn phải tuân theo luật pháp và thông lệ quốc tế. Cao hơn cả, đạo đức nghề nghiệp là khát vọng được đóng góp tài năng, công sức của mình vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Quảng Ngăi hiện nay đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao phải thỏa mãn yêu cầu này vì chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo được cả lợi ích trước mắt cũng như lợi ích lâu dài của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng, với tư cách vừa là người sản xuất là vừa là người tiêu dùng. Và, chỉ khi đáp ứng được những yêu cầu này, nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta nói chung và của Quảng Ngãi nói riêng mới có thể
cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động quốc tế. Đây phải được xem là yêu cầu mang tính chất nền tảng trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực chất lượng cao còn được biểu hiện ở những nội dung mới, đó là tinh thần cầu tiến, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, dám nghĩ, dám làm, không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nỗ lực nghiên cứu khoa học - công nghệ, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân, cho gia đình và xã hội; có khả năng độc lập trong sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi hoạt động nghề nghiệp; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không chịu khuất phục trước những cám dỗ tầm thường, không chạy theo lối sống phương tây xa lạ không phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và của Quảng Ngăi.
Phát triển về trí lực là sự phát triển của sức mạnh trí tuệ, là quá trình nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp... Phát triển về trí lực được xem là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dưới sự tác động của toàn cầu hóa và kinh tế kinh tế thị trường, bên cạnh bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao phải có trình độ trí tuệ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Để có thể đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao phải có hiểu biết sâu, rộng, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức đã có và sáng tạo ra những tri thức mới, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của khoa học - công nghệ. Tri thức, trí tuệ thực sự là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi con người, bởi vì, tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều phải thông qua đầu óc của họ - tức là phải thông qua trí tuệ. Sự yếu kém về trí tuệ sẽ là lực cản nguy hại nhất và là nguyên nhân cơ bản dẫn
đến sự thất bại của con người trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động sản xuất vật chất nói riêng.
Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa cao của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng để đạt năng suất cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều lần. Lực lượng nòng cốt của đội ngũ lao động ở Quảng Ngãi hiện nay chính là những công nhân lành nghề, những nông dân, ngư dân giỏi trực tiếp khai thác, sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng cả trong nước và nước ngoài, vì vậy, đòi hỏi phải có trình độ trí tuệ nhất định mới có thể tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, bên cạnh những tri thức khoa học và những kinh nghiệm được tích lũy, họ cũng