Khái quát những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quảng ngãi hiện nay (Trang 30 - 35)

học đã công bố và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.4.1. Giá trị của các công trình luận án cần tham khảo

Tổng hợp tình hình nghiên cứu trên đây ch o thấy, vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn lực , nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều cá ch tiếp câ ̣n

khác nhau. Sau khi khảo cứu kết quả của các công trình đó , tác giả rút ra một số nhận xét khái quát sau:

Các công trình nghiên cứu ở trên đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề như khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao ở góc độ định tính hay định lượng. Nhiều công trình nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi đây là nguồn lực quan trọng nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước nói chung và của mỗi địa phương nói riêng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhiều công trình cũng khẳng định, ở mỗi thời kỳ lịch sử với những đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng có sự khác nhau; mỗi loại nhân lực chất lượng cao lại có những yêu cầu khác nhau về phẩm chất, năng lực, phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng loại nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, một số công trình lại nhấn mạnh vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo và sự cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Một số tác giả đi phân tích thực trạng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng ở Việt Nam trong những năm qua và xu thế phát triển của nó trong tương lai. Đồng thời, bước đầu làm rõ quan điểm của Đảng ta đối với việc phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó đưa ra một số phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, của kinh tế tri thức dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Đối với Quảng Ngãi, cho đến nay đã có một số công trình chủ yếu là các bài báo, luận văn, luận án, các văn bản, đề án của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Tuy nhiên, số lượng rất ít

chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Nghiên cứu những công trình này, tác giả luận án rút ra một số kết luận như sau:

Trong số những đề tài, công trình khoa học, các văn bản nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi, một số công trình đã đánh giá thực trạng phát triển, đưa ra những quan điểm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đó, tiềm năng của nguồn nhân lực chất lượng cao với tư cách là một nguồn lực quan trọng của quá trình đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay còn chưa được đề cập xứng đáng.

Hơn nữa, cho đến thời điểm này, các công trình nghiên cứu chủ yếu giới hạn trong những phạm vi hẹp như phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ở một huyện cụ thể của tỉnh. Một số công trình lại đề cập đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một doanh nghiệp (nhà máy Lọc dầu Dung Quất) hay ở một khu kinh tế (khu kinh tế Dung Quất). Cũng đã có công trình đề cập đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất những giải pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo tác giả luận án, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức, dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay cần đưa ra được những giải pháp mang tính tổng thể trong việc đào tạo, quản lý, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực này. Những giải pháp đó cần được xây dựng thành hệ thống để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất nhằm khác phục tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tiễn công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua của tỉnh cho thấy, vẫn còn nhiều bất cập trong việc quy hoạch, đào

tạo, phân bổ và sử dụng nguồn lực này giữa các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cũng giống như các địa phương khác trên cả nước, hiện nay Quảng Ngãi đang phải thuê lao động chất lượng cao mà chủ yếu là đội ngũ chuyên gia từ nước ngoài ở nhiều ngành nghề và xuất khẩu lao động phổ thông gây ra nhiều lãng phí khi phải trả lương quá cao cho lao động nước ngoài, trong khi đó lại không thể khai thác triệt để thế mạnh về nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh. Vì vậy, theo tác giả để khắc phục tình trạng này, Quảng Ngãi một mặt phải xây dựng được hệ thống giải pháp đồng bộ cả về đào tạo, phân bổ, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, mặt khác phải có giải pháp mang tính trọng tâm, trọng điểm, tạo bước đột phá để đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và của tỉnh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Tóm lại, những công trình và các đề tài nghiên cứu được đề cập ở trên của các tác giả trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Tác giả luận án coi đây là những tư liệu tham khảo bổ ích có tính gợi mở để triển khai nội dung nghiên cứu của mình.

1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt lý luận và thực tiễn mà các công trình nghiên cứu nêu trên đã đạt được, những vấn đề về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là những vấn đề phức tạp cần được tiếp tục nghiên cứu. Hơn nữa, đối với Quảng Ngãi, do cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và cụ thể vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay. Cụ thể là, nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh phát triển như thế nào về cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, giáo dục đào tạo...? Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời gian qua đã đáp ứng được

sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hay chưa? Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi đang đặt ra những vấn đề gì cần phải giải quyết? Để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong thời gian tới cần phải thực hiện những giải pháp nào? Vì vậy, tác

giả lựa chọn đề tài Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng

Ngãi hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.

Để thực hiê ̣n mu ̣c đích, nhiê ̣m vu ̣ của luâ ̣n án, trên cơ sở kế thừa những giá trị khoa học của các công trình trước đó , luâ ̣n án tiếp tu ̣c đi sâu giải quyết mô ̣t số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc quan điểm của các nhà khoa học về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao, luận án tiếp tu ̣c làm sáng tỏ mô ̣t số khái niê ̣m như : Nguồn nhân lực; nguồn nhân lực chất lượng cao ; phát triển nguồn nhân lực ch ất lượng cao ; tầm quan tro ̣ng và nh ững nhân tố tác động đến viê ̣c phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay như: Số lượng, chất lượng, cơ cấu, đào tạo, phân bổ, sử dụng, thu hút... và chỉ rõ những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh hiện nay

Thứ ba, trên cơ sở khảo sát thực tra ̣ng và m ột số vấn đề đặt ra trong việc phát triển nguồn nhân lực ch ất lượng cao , tác giả đề xuất m ột số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đ ẩy sự phát triển của nguồn nhân lực này ở Quảng Ngãi hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quảng ngãi hiện nay (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)