Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cách mạng khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quảng ngãi hiện nay (Trang 62 - 63)

2.3. Một số yếu tố tác động đến việc phát triển nguồn nhân lựcchất

2.3.1. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cách mạng khoa

học - công nghệ và kinh tế tri thức

Ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định là con đường phát triển tất yếu và hợp quy luật đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ điều này, Đảng ta xác định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Quán triệt quan điểm của này của Đảng, gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương, Quảng Ngãi cũng đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu nhanh chóng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung đang được tiến hành trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức.

Có thể nói, trong những năm gần đây, các nước trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển khoa học - công nghệ. Điều này đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam: "Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt" [30, tr.13]. Cách mạng khoa học công - nghệ đã và đang tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có sự phát triển của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học - công nghệ còn gắn liền với sự phát triển của kinh tế tri thức. Phát triển kinh tế tri thức đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố nền tảng, quan trọng để tạo ra sự phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, tri thức do con người sáng tạo ra, hơn nữa con người không chỉ sáng tạo ra tri thức mới, mà còn biết sử dụng có hiệu quả nguồn tri thức và công nghệ kỹ thuật cao ở bên ngoài để tạo ra nguồn nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong nền kinh tế tri thức, vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và lao động giản đơn ngày càng giảm, trong khi đó,

giá trị của công nghệ cao, công nghệ thông tin, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và trình độ quản lý ngày càng tăng.

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức, các nước đi sau có trình độ phát triển thấp có thể tận dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới, học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến để vươn lên, tránh được nguy cơ tụt hậu, đồng thời tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững. Song, điều đó chỉ có thể trở thành hiện thực khi có chiến lược đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đối với Quảng Ngãi, với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, kinh tế nghèo nàn, khoa học - công nghệ lạc hậu, trình độ dân trí thấp, để có thể tận dụng được những thành quả của khoa học - công nghệ của các nước trên thế giới và tiếp cận nền kinh tế tri thức, đặc biệt là để hoàn thành mục tiêu nhanh chóng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại thì Quảng Ngãi cần phải có đội ngũ nhân lực chất lượng cao có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt; có tác phong công nghiệp, có ý thức kỷ luật tự giác cao, năng động, sáng tạo trong công việc, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công việc và của khoa học - công nghệ...

Như vậy, có thể nói sự phát triển của khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức trên thế giới cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Ngãi chính là nguyên nhân, động lực thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quảng ngãi hiện nay (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)