Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về “Chính trị”;”Quyền lực chính trị”
Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hƣởng to lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Bởi vậy nghiên cứu và định hình về chính trị cũng đƣợc các học giả Đông- Tây-kim-cổ bàn luận không ít giấy mực. Trƣớc khi chính trị học ra đời với tƣ cách là một khoa học (political science) nghiên cứu chính trị nhƣ một chỉnh thể, có đối tƣợng, phƣơng pháp, khái niệm, phạm trù..., đã có rất nhiều các quan niệm, quan điểm, thậm chí là tƣ tƣởng, học thuyết của các học giả khác nhau bàn về các khía cạnh của chính trị [20]
Ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội loài ngƣời lại có một hình thức tổ chức xã hội khác nhau, điều này do trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất quy định. Khi trình độ của lực lƣợng sản xuất phát triển đến mức đƣa tới sự xuất hiện giai cấp. Khi mâu thuẫn giữa các giai cấp dần trở lên gay gắt không thể điều hòa đƣợc thì nhà nƣớc, chính trị ra đời. Ngƣợc lại, do trình độ sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó mà xã hội không còn có sự phân chia giai cấp thì nhà nƣớc, chính trị tiêu vong.
Khi xã hội đƣợc tổ chức thành nhà nƣớc, giai cấp thống trị đã ý thức một cách rõ ràng về lợi ích kinh tế và các lợi ích khác của nó nên tổ chức ra những công cụ bạo lực (mà công cụ quan trọng nhất là nhà nƣớc) để ép buộc toàn xã hội trong vòng trật tự của cái nhà nƣớc mà nó tạo ra. Lúc này, nhà nƣớc tồn tại với tƣ cách thứ hai: Nhà nƣớc - công cụ (Bộ máy nhà nƣớc). Nói cách khác, bộ máy nhà nƣớc là công cụ đƣợc dùng để tổ chức xã hội lại theo kiểu nhà nƣớc chứ không phải là kiểu thị tộc, bộ lạc.
Nhà nƣớc - xã hội và nhà nƣớc - công cụ ra đời đánh dấu sự ra đời của chính trị - một lĩnh vực đặc biệt của đời sống xã hội. Bởi lẽ, chính trị là quan hệ giữa các giai cấp xét trong việc tổ chức xã hội nhƣ một chỉnh thể theo sự
áp đặt của giai cấp nắm sức mạnh kinh tế thông qua các công cụ bạo lực ép buộc toàn xã hội phải tuân theo ý chí của giai cấp đó nhằm duy trì lợi ích cho giai cấp này.
Đặc trƣng của hoạt động chính trị là sử dụng quyền lực nhà nƣớc, ngay từ thời La Mã cổ đại hoạt động chính trị đƣợc Arixtốt gọi là “nghệ thuật cai trị”, là hoạt động gắn liền với quyền lực - lợi ích của các cá nhân, các nhóm xã hội và cộng đồng ngƣời nhất định nhƣ tầng lớp, giai cấp, dân tộc. Quan niệm thực thể luận về chính trị là hành động luôn hƣớng đến quyền lực và sử dụng quyền lực, M. Uâybơ cho rằng chính trị là khát vọng tham gia vào quyền lực hay là có ảnh hƣởng tới viêc phân chia quyền lực. N.Makiaven khái quát chính trị là tổng thể những phƣơng tiện cần thiết để cầm quyền, bảo vệ và sử dụng quyền lực một cách hữu ích.
Nghiên cứu một cách nghiêm túc các quan điểm có trƣớc về chính trị, đồng thời vận dụng một cách khoa học các phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx- Lenin đã đề xuất những nhận định đúng đắn về chính trị. Tiếp cận theo quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin, chính trị thực chất bắt nguồn từ quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc mà trong đó trƣớc hết và cơ bản nhất vẫn là lợi ích kinh tế. Đây không phải là cách quan niệm biệt phái riêng của chủ nghĩa Marx mà nói chung mọi tƣ duy khoa học khách quan về chính trị đều đi tới, tìm ra và khẳng định thực chất chính trị là nhƣ vậy. Theo đó cái quan trọng nhất trong chính trị là tổ chức nhà nƣớc và sử dụng quyền lực nhà nƣớc là công cụ của lực lƣợng nắm quyền để giành, giữ và thực thì quyền lực nhà nước.
Nhƣ vậy có thể hiểu Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước” [104]
Nếu quan niệm rằng chính trị chỉ là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nƣớc thì, theo lý luận của chủ nghĩa Marx, trong xã hội cộng sản tƣơng lai sẽ không có chính trị bởi vì lúc đó nhà nƣớc đã tiêu vong. Nói cách khác, chính trị sẽ dần dần trở nên thừa thãi và
mất hẳn trong xã hội lý tƣởng của nhân loại - xã hội cộng sản. Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con ngƣời nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những ngƣời góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Với động cơ muốn chiếm hữu quyền lực để tạo ra cũng nhƣ điều chỉnh những luật lệ chung đó đã xuất hiện các lực lƣợc chính trị là hình thái các đảng chính trị nhƣ hiện nay. Ngoài quyền lực nhà nƣớc, sự can thiệp chính trị bởi các đảng chính trị và các lực lƣợng đã tạo ra hệ thống chính trị cùng các xu hƣớng chính trị ở các nhà nƣớc trên thế giới ngày nay.
Là bộ môn khoa học xã hội, Chính trị học nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. Về mặt quan hệ, chính trị là một lĩnh vực rất rộng, gồm nhiều các mối quan hệ khác nhau trong không gian và thời gian xác định nhƣ: quan hệ giữa các giai cấp, giữa các đảng phái chính trị với các giai cấp; giữa đảng cầm quyền với các đảng phái khác nhau, giữa nhà nƣớc với công dân, giữa nhà nƣớc này với nhà nƣớc khác… Với tƣ cách là một chỉnh thể,chính trị học làm sáng tỏ những quy luật, những tính quy luật chung nhất của sự vận động chính trị (cơ chế tác động, cơ chế sử dụng những phƣơng thức, những thủ thuật chính trị). Trong xã hội đƣợc tổ chức thành nhà nƣớc (Sự hình thành các lực lƣợng, các đảng phái, sự hình thành và phát triển của các thể chế nhà nƣớc, các thể chế liên quốc gia, khu vực…[53] Chú ý nghiên cứu làm rõ các vấn đề: mục tiêu chính trị trƣớc mắt và mục tiêu lâu dài mang tính hiện thực; những biện pháp, phƣơng tiện, thủ thuật, hình thức tổ chức có hiệu quả để đạt các mục tiêu đề ra.
Quyền lực chính trị là một phạm trù trung tâm xuất phát của chính trị học. Quyền lực chính trị chính là quan hệ giữa các giai cấp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nƣớc. Chính vì thế về cơ bản quyền lực chính trị là quyền lực nhà nƣớc. Nhƣng quyền lực chính trị không chỉ là quyền lực nhà nƣớc còn bao gồm cả các yếu tố khác của kiến trúc thƣợng tầng chính trị nhƣ quyền lực của Đảng cầm quyền, các tổ chức chính trị nhân dân phi nhà nƣớc… - Nhà nƣớc là thiết chế căn bản của quyền lực chính trị mà ở đó đƣợc quyết định bởi đảng chính trị cầm quyền.
Vấn đề đấu tranh cho quyền lực chính trị, giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị không chỉ là vấn đề nội bộ của một giai cấp, một chính đảng mà là vấn đề của các chủng tộc, giữa các dân tộc quốc gia trên trƣờng quốc tế, giữa các tổ chức trong khu vực. Quan điểm của của nghĩa Marx về quyền lực chính trị chỉ ra rằng: giai cấp nào nắm đƣợc quyền sở hữu, nghĩa là nắm đƣơc quyền lực trong kinh tế, thì sẽ nắm đƣợc quyền lực chính trị, quyền lực nhà nƣớc và dùng quyền lực ấy để thực hiện lợi ích của mình [104]. Quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Giai cấp nào nắm đƣợc quyền lực kinh tế thì giai cấp đó sẽ giữ địa vị chi phối trong đời sống chính trị. Trong chủ thể nghiên cứu là quan hệ giữa quốc gia với nhau thì quốc gia nào có quyền lực về kinh tế thì sẽ giữ địa vị thống trị về chính trị. Nhƣ với Mỹ là một cƣờng quốc đứng đầu thế giới về kinh tế và cũng làm vì vậy về mặt chính trị Mỹ thao túng, chi phối, can thiệp vào đời sống chính trị ở bất cứ đâu trên toàn thế giới. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khi Mỹ đang chao đảo, đặc biệt là sự gia tăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc làm thay đổi cục diện chính trị. Một phần nhờ có vai trò “cƣờng quốc kinh tế” của Trung Quốc và sự suy thoái sau khủng hoảng đã làm ảnh hƣởng hầu hết các nƣớc phƣơng Tây, Trung Quốc nổi lên nhƣ một cƣờng quốc dẫn đầu với những lợi ích và trách nhiệm mới đã tạo ra sự thay đổi trong việc phân bổ quyền lực quốc tế, nỗ lực trong việc buộc các quốc gia, dân tộc khác phải theo ý chí của mình. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có thể có sức mạnh mà chƣa có địa vị, và có địa vị lại thiếu sức mạnh. Chính vì vậy muốn đạt đƣợc quyền lực về cơ bản cần có hai điều kiện: một là có sức mạnh hơn các chủ thể khác; hai là có địa vị chính trị ƣu thế hơn. Đơn cử nhƣ Nhật Bản, trƣớc năm 2010 Nhật là quốc gia có vị trí đứng thứ 2 thế giới về kinh tế, tuy nhiên về phƣơng diện chính trị Nhật Bản vẫn đứng sau Trung Quốc khi vẫn đangnỗ lực giành vị trí thƣờng trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mặc dù Nhật là thành viên với mức đóng góp lớn thứ nhì cho ngân sách thƣờng niên của Liên Hiệp Quốc. Số tiền nƣớc Nhật chi cho ngân sách Liên Hiệp Quốc lớn hơn tổng số đóng góp của Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga. Nhật cũng có tên trong danh sách những quốc gia tặng dữ trữ lớn nhất cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển - ODA
(đóng góp bởi Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nƣớc Tây Âu, viện trợ cho chính phủ các nƣớc đang phát triển nhằm khuyến khích phát triển kinh tế và phúc lợi tại các quốc gia này). Chính sự hấp dẫn của nó mà quyền lực chính trị luôn là trung tâm của cạnh tranh quyền lực không chỉ giữa các đảng chính trị mà rộng hơn giữa các quốc gia dân tộc, các tổ chức chính trị với nhau để giành lấy địa vị thống trị của mình.
2.1.1.2. Khái niệm “Quan hệ chính trị quốc tế”
Quan hệ chính trị quốc tế là một trong những lĩnh vực nghiên cứu của ngành khoa học chính trị. Khác với các hoạt động chính trị trong một nhà nƣớc, chính trị quốc tế là các quan hệ chính trị giữa các quốc gia có thể dựa trên sự đồng thuận hay mâu thuẫn. Nói về quan hệ chính trị quốc tế nó nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác trong quan hệ quốc tế đặc biệt là với kinh tế.
Hiện nay có nhiều định nghĩa về quan hệ quốc tế (international relation), nhƣng tựu trung thì có các định nghĩa sau:
Quan hệ quốc tế (QHQT): là mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Mọi quốc gia đều có quyền quyết định tối cao và tự do. Các quốc gia không ở dƣới một uy quyền nào và đối nghịch với nhau, sử dụng quyền lực để thực hiện các mục tiêu và thỏa mãn các quyền lực của quốc gia mình. Quan hệ quốc tế có thể bao gồm nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Quan hệ quốc tế: là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, luật pháp, ngoại giao, quân sự… giữa những quốc gia và hệ thống quốc gia với nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lƣợng tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên trƣờng quốc tế [61].
Hay Quan hệ quốc tế: là hiện tƣợng xã hội, song là loại quan hệ xã hội có đặc điểm riêng nảy sinh trong quá trình hoạt động của con ngƣời liên quan đến môi trƣờng quốc tế. Quan hệ quốc tế này vƣợt khỏi biên giới quốc gia, có những thay đổi và trở nên vô cùng phức tạp, bởi trong môi trƣờng quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi hoàn toàn khác với cơ chế trong nội bộ quốc gia [42].
Quan hệ quốc tế: là tất cả các loại hình trao đổi hoạt động, là đối tƣợng quan hệ giữa các quốc gia và giữa các trao đổi của cá nhân (Krapchenko, Liên Xô).
Học thuyết Marx - Lenin cho rằng, quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ quốc tế, là do quan hệ vật chất (đó là hình thức kinh tế - xã hội, hiện tƣợng xã hội) quyết định ra. Quan hệ quốc tế đƣợc tiếp tục trong phạm vi quốc tế, các mối quan hệ xã hội đƣợc tiếp tục trong phạm vị dân tộc, và chính sách đối ngoại của quốc gia là từ chính sách đối nội mà ra. Hiển nhiên, chính sách đối ngoại độc lập có tác động trở lại đến chính sách đối ngoại quốc gia (mục tiêu, chính sách) nhƣng theo một mức độ nào đó mà thôi. Động lực chính khiến cho quan hệ quốc tế xuất hiện đó là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp khác nhau, các quốc gia và các chế độ xã hội khác nhau để giải quyết mâu thuẫn đối kháng giữa họ với nhau. Tƣơng quan lực lƣợng các giai cấp, các quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau sẽ quyết định đến quan hệ quốc tế. GS ngƣời Nga Sygankov thì cho rằng, quan hệ quốc tế là loại quan hệ xã hội đặc biệt vƣợt ra ngoài quan hệ xã hội bên trong quốc gia. Để làm rõ vấn đề này, ông đề ra hai tiêu chí: các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chiến lƣợc đối nội - đối ngoại; vai trò của ngƣời tham gia của nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, đảng phái… Quan hệ quốc tế thực ra rất đa dạng, nhiều chiều và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chúng bao gồm các hoạt động thực tiễn của con ngƣời từ chính trị đến kinh tế, quân sự, thể thao…, do đó quan hệ quốc tế là loại quan hệ đặc biệt.
Quan hệ chính trị quốc tế là toàn bộ các hoạt động chính trị trên cơ sở sự tham gia của hai hay nhiều quốc gia có chủ quyền. Các tổ chức, các khu vực của bản đồ chính trị thế giới với những mục đích, mục tiêu khác nhau.
Trong quan hệ chính trị quốc tế, mối quan hệ chính trị quốc tế vƣợt ra ngoài quan hệ chính trị bên trong quốc gia, trong môi trƣờng chính trị quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi riêng mà mỗi quốc gia phải tuân thủ theo nó. Quan hệ chính trị quốc tế gây ảnh hƣởng, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực mà nền tảng là chính sách đối ngoại từng quốc gia gắn với lợi ích, chủ quyền của các quốc gia đó.
2.1.1.3. Khái niệm “Xu hướng vận động quan hệ chính trị”
Xu hướng: là nói đến vấn đề chung, khái quát nhất đang hình thành và sẽ là chiều hƣớng phát triển (hoặc tiêu vong) của sự vật hiện tƣợng.
Vận động: là một phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một phƣơng thức tồn tại của vật chất (cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian), đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tƣợng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm của triết học Marx - Lenin thì vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình. Theo Ăng-ghen, vận động của vật chất do tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau của bản thân sự