Việt Nam cần tiếp tục mở rộng hợp tác cả trên cấp độ song phương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xu hướng vận động quan hệ chính trị trung nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 145 - 147)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3. Một số khuyến nghị cho Việt Nam

4.3.1. Việt Nam cần tiếp tục mở rộng hợp tác cả trên cấp độ song phương

và đa phương

Thế kỷ XXI đang mở ra những cơ hội to lớn nhƣng cũng chƣ́a đựng rất nhiều thách thức. Sau hơn hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nƣớc, thế và lực của nƣớc ta đã lớn mạnh lên nhiều. Chúng ta có lợi thế rất lớn là tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trƣờng hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới, tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn, trong đó bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ rõ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới, chệch hƣớng Xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen và tác động lẫn nhau.

Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc trong hơn hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới và vƣơn tới mục tiêu xây dựng một nƣớc Việt Nam dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tâ ̣n du ̣ng

nhƣ̃ng mối quan hê ̣ quốc tế để có lợi cho Viê ̣t Nam , Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phƣơng châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."

Trên cơ sở đƣờng lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trƣơng mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc và vùng lãnh thổ, trong đó ƣu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nƣớc láng giềng và khu vực, với các nƣớc và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc.

Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nƣớc trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ XXI. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã đƣợc ký kết nhƣ Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Nhâ ̣t Bản, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với Inđônêxia... Các mối quan hệ song phƣơng và đa phƣơng đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trƣờng hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chủ động hội nhập quốc tế, trƣớc hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đƣờng lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam đặt ƣu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hóa thị trƣờng, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiên cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc.

Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực nhƣ ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), Diễn đàn Á - Âu (ASEM) và gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO)... Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức,

diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bƣớc nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc cũng đƣợc các nƣớc đánh giá tích cực.

Với nhƣ̃ng kết quả trong mở rô ̣ng hợp tác đối ngoa ̣i hơn 30 năm đổi mới vƣ̀a qua, đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hô ̣i chung của cả nƣớc . Trong bối cảnh tiếp tu ̣c gia tăng hợp tác khu vƣ̣c , trong đó có sƣ̣ gia tăng hợp tác quan hê ̣ Trung - Nhâ ̣t, chúng ta cần triệt để tranh thủ cơ hô ̣i này , mở rô ̣ng quan hê ̣ với các đối tác trên cơ sở bình đẳng , cùng tôn trọng chủ quyền và quyền phát triển của nhau . Kết hợp với hợp tác song phƣơng và hợp tác đa phƣơng trên nhiều cấp đô ̣ để giải quyết các vấn đề khu vƣ̣c và vấn đề của mỗi quốc gia.

Với tầm quan tro ̣ng của viê ̣c quan hê ̣ hợp tác với các nƣớc lớn đă ̣c biê ̣t là với Trung Quốc và Nhật Bản để tạo đà phát triển thì Việt Nam cần có nhƣ̃ng giải pháp tổng thể để tăng cƣờn g hợp tác , tâ ̣n du ̣ng cơ hô ̣i cho Viê ̣t Nam có bƣớc đô ̣t phá trong quan hê ̣ quốc tế và khu vƣ̣c.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xu hướng vận động quan hệ chính trị trung nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)