Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xu hướng vận động quan hệ chính trị trung nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 53)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Bối cảnh khu vực

Bƣớc sang thế kỷ XXI, Châu Á trở thành khu vực đƣợc đánh giá có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động vào bậc nhất thế giới, theo số liệu thống kê, hiện nay, khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng chiếm tới 40% diện tích toàn cầu; 41% dân số thế giới và 61% GDP của các nƣớc cộng lại. Đây là khu vực phát triển kinh tế năng động với 48% nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ các nƣớc ngoài khu vực, 47% giao dịch thƣơng mại quốc tế mỗi năm và quan trọng hơn, khu vực này còn tập trung tới 65% nguồn nguyên liệu toàn cầu và nhiều tuyến đƣờng hàng hải quốc tế quan trọng. Các quan điểm trong chính giới Mỹ cũng

đều cho rằng: khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng đang trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI; rằng, mọi xu hƣớng - địa - chính trị, nhân khẩu học, kinh tế và quân sự - đang đổ về khu vực này [21].

Theo báo cáo "Các chỉ báo quan trọng cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng 2012" của ADB, khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng đóng góp 35,7% GDP toàn thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP) trong năm 2011, từ tỷ lệ 35% năm 2010, tỷ lệ đóng góp vào GDP toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình dƣơng tiếp tục cao nhất 7 khu vực kinh tế thế giới trong năm 2011. Châu Á và Thái Bình Dƣơng tăng từ 29,4% năm 2000 lên 40,9% GDP toàn cầu trong năm 2016, và. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ và Nhật Bản chiếm khoảng 70% tổng sản lƣợng của khu vực vào năm 2016 [128].

Trong khi châu Âu và Bắc Mỹ, bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng nợ, tỷ lệ đóng góp GDP thế giới 2 khu vực tiếp tục giảm xuống lần lƣợt 27,6% và 23%. Trong năm 2000, tỷ lệ đóng góp của khu vực Bắc Mỹ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng tƣơng đƣơng khoản 28% và đều thấp hơn tỷ lệ đóng góp của châu Âu, tuy nhiên chênh lệch giữa 2 khu vực tăng mạnh sau đó. Tới năm 2004, khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng vƣợt qua châu Âu trở thành vùng đóng góp GDP nhiều nhất thế giới và có xu hƣớng trở thành nền kinh tế thống trị kinh tế thế giới trong tƣơng lai. Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản vẫn là những nền kinh tế lớn nhất khu vực Châu Á, chiếm tổng cộng hơn 70% GDP khu vực. Trung Quốc, nền kinh tế thứ 2 thế giới trở thành nƣớc có GDP lớn nhất khu vực từ năm 2002, tăng lên chiếm 39,4% tổng sản lƣợng khu vực từ 38% năm 2010 [145].

Năm 2016, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hồng Kông, Singapore là những nƣớc nhận ròng nƣớc ngoài lớn nhất dòng vốn đầu tƣ trực tiếp. Đóng góp phần lớn GDP cho các nền kinh tế có dữ liệu sẵn có. Trong khi tăng trƣởng thƣơng mại toàn cầu vẫn chậm chạp trong năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu từ Châu Á và Thái Bình Dƣơng dẫn đầu thế giới. Mức kiều hối tổng hợp ở Châu Á vàThái Bình Dƣơng đã tăng đáng kể từ khoảng 36 tỷ USD năm 2000 lên gần 253 tỷ USD vào năm 2016. Trung Quốc dẫn đầu tất cả các nền kinh tế khu vực trong sản xuất trong năm 2014, chiếm hơn một nửa tổng số khu vực và 18,8% tổng số toàn cầu [129].

Bên cạnh sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng thì khu vực này là nơi hội tụ nhiều lợi ích của tất cả các nƣớc lớn, nhƣ: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ… Do đó, việc va chạm lợi ích và cạnh tranh ảnh hƣởng giữa các cƣờng quốc diễn ra rất phức tạp và quyết liệt, trong đó, vai trò lãnh đạo khu vực về chính trị, kinh tế, quân sự từ trƣớc đến nay hầu nhƣ thuộc về Mỹ. Kể từ sau chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ luôn ra sức duy trì ƣu thế quân sự, không cho phép các nƣớc khác theo đuổi vị thế quân sự ngang bằng với mình, mặc khác trong thế là cƣờng quốc duy nhất sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ vẫn nuôi tham vọng là bá chủ thế giới, và duy trì thế giới chỉ tồn tại “đơn cực” duy nhất do Mỹ lãnh đạo. Trong hoàn cảnh thế giới sau sau chiến tranh Lạnh với xu thế toàn cầu hóa, hầu nhƣ các quốc gia đều điều chỉnh chiến lƣợc phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế và trên thực tế đã có đánh giá thế giới đang sẽ chuyển sang đa cực khi mà những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến hàng loạt các các nƣớc lớn vƣơn lên mạnh mẽ nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Braxin nhiều quốc gia ở Châu Âu…

Đánh giá tầm quan trọng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, Mỹ đã đầu tƣ mạnh vào quân sự với chi phí cho lĩnh này không ngừng gia tăng. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Xtốc-khôm (SIPRI), chi phí quân sự trên thế giới từ năm 2002 đến năm 2010 đã tăng 40%, tức là từ 1.150 tỷ USD lên 1.630 tỷ USD. Năm 2011, chi phí quân sự toàn cầu là 1.740 tỷ USD, chiếm trên 3,5% GDP toàn thế giới, cao hơn cả mức cao nhất của thời kỳ “chiến tranh Lạnh” trong đó, Mỹ vẫn là nƣớc đứng đầu (chiếm hơn 40% chi phí quân sự toàn cầu) tiếp đến là Trung Quốc (8%), Nga (4%), Anh, Pháp [29].

Chi tiêu quân sự của Mỹ tăng lên 1,7 phần trăm từ năm 2015 đến năm 2016, tăng đầu tiên sau 5 năm liên tục suy giảm. 15 quốc gia có mức cao nhất chi tiêu quân sự cao nhất thế giới trong năm 20161 [177] chi tiêu lớn nhất với tổng số 1360 tỷ đô la, tƣơng đƣơng 81% tổng số chi tiêu toàn cầu. Từ năm

1 Xếp theo thứ tự: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ă Rập Xê Út, Ấn Độ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Đức, Triều Tiên, Ý, Úc, Braxin, Các Tiểu vƣơng quốc Ả Rập Thống nhất, Israel (Bảng xếp hạng đƣợc đánh giá dựa trên cơ sở dữ liệu chi tiêu quân sự SIPRI, là một viện nghiên cứu quốc tế độc lập trong lĩnh vực quân sự).

2007 đến năm 2016, Trung Quốc đã tăng chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới với mức tăng 215 tỷ đô la (118%), còn Mỹ giảm (-4,8%). Mặc dù vậy, trong năm 2016, tổng chi tiêu quân sự của Mỹ trị giá 611 tỷ đô la là hơn một phần ba chi tiêu quân sự thế giới và gấp gần ba lần mức độ của Trung Quốc chi tiêu. Mặt khác,năm trong số mƣời lăm nƣớc đứng đầu toàn cầu hàng đầu về chi tiêu quân sự trong năm 2016 là ở Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc (trong xếp thứ tự). Khu vực Châu Á từ năm 2007 đến năm 2016 đã tăng chi tiêu quân sự lên tới 74% [177], nguyên nhân bởi Có nhiều căng thẳng đang diễn ra trong khu vực: ở bán đảo Triều Tiên, giữa Bắc Hàn và Hàn Quốc; giữa Trung Quốc và Nhật Bản, tuyên bố ở Biển Đông giữa Trung Quốc và nhiều nƣớc Đông Nam Á, các tuyên bố ở Biển Nam Trung Hoa.... Căng thẳng nhƣ vậy giúp các quóc gia trong khu vực tiếp tục biện minh cho sự cần thiết phải hiện đại hóa khả năng quân sự của họ. Trƣớc tình hình đó, Chính phủ Mỹ thông qua việc không ngừng tăng cƣờng chi phí quân sự để bảo đảm ƣu thế quân sự tuyệt đối của mình tại khu vực Châu Á, cho dù với bối cảnh bị khủng hoảng kinh tế đè nặng trên vai.

Cùng với quá trình nổi lên của các nền kinh tế đang phát triển và sự suy giảm trong vai trò chi phối kinh tế thế giới của Hoa Kỳ, trong những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI, Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí của một trong những nền kinh tế quan trọng, trở thành siêu cƣờng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế đầy ngoạn mục, tham vọng của Trung Quốc không chỉ vƣợt qua đƣợc Nhật Bản mà còn thay thế vị trí số 1 của Mỹ trên thế giới, có thể thống trị khu vực Châu Á và định hƣớng khu vực theo hƣớng của Trung Quốc không có lợi cho Mỹ. Năm 2009, trong khi cả thế giới lâm vào tình trạng suy thóai, Trung Quốc vẫn đạt tốc độ tăng trƣởng 9% (chiếm 7% GDP của toàn thế giới). Theo số liệu đƣợc Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố năm 2008, giá trị tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của Trung Quốc năm 2007 đạt 24.950 tỷ nhân dân tệ, tƣơng đƣơng 23,7% GDP của Mỹ, 74,9% GDP của Nhật Bản và 99,5% GDP của Ðức. Trong thời gian từ 1978 đến 2007, tốc độ tăng trƣởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, cao hơn 3% so với tốc độ tăng trƣởng trung bình hằng năm của thế

giới trong cùng thời kỳ. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc này tăng từ 190 USD năm 1978 lên 2.360 USD năm 2007 [157]. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu năm 2008 của Trung Quốc chiếm 5% và 7% tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã vƣơn lên vị trí số một. Đến cuối năm 2008, Trung Quốc có lƣợng dự trữ vàng là 1929 vạn troy ounce, dự trữ ngoại hối đạt 1946030 triệu USD (trung bình tăng 37%/năm) và trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Năm 2010, Trung Quốc đã vƣợt qua Nhật Bản và nhiều nƣớc lớn khác nhƣ Anh, Pháp, Đức trở thành cƣờng quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ, thậm chí có nhiều dự đoán trong tƣơng lai không xã Trung Quốc có thể vƣợt Mỹ để vƣơn lên đứng số một thế giới. Với những bƣớc đột phá không những về kinh tế, Trung Quốc còn không ngừng thực hiện chính sách hiện đại hóa quân sự, đầu tƣ nhiều vốn để phát triển quân đội để trở thành cƣờng quốc không chỉ mạnh về chính trị, kinh tế mà mạnh về cả quân sự. Vì thế, kiềm chế sức ảnh hƣởng của Trung Quốc trên thế giới, nhất là khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, bảo đảm chắc chắn ƣu thế quân sự của Mỹ và quyền chủ đạo chiến lƣợc toàn cầu, khẳng định vị trí số một lãnh đạo thế giới là mục tiêu chung của Mỹ hiện nay.

Để đối phó với tham vọng thống trị của Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng và đặc biệt là việc Trung Quốc ngày càng tích cực gia tăng quân sự ở khu vực này phục vụ cho việc tranh chấp biển với các quốc gia trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Philippines… cộng thêm hoạt động quân sự cứng rắn của của Trung Quốc trên vùng Biển Đông với những yêu sách biển và lãnh thổ ngông cuồng của Trung Quốc đối với gần nhƣ toàn bộ Biển Đông nhƣ cải tạo các đảo để xây đƣờng băng quân sự, lắp đặt các thiết bị radar quân sự và dàn tên lửa phòng không, cho đến việc triển khai các chiến đấu cơ siêu âm và một hạm đội tàu chiến ở khu vực tranh chấp, luôn đƣợc các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem là mang bản chất phòng thủ, một cách công bằng và hữu lý nhằm tái lập trật tự khu vực và thế giới vốn bị lệch lạc cho phù hợp với trật tự nguyên bản đúng đắn của nó, đang gây bất an cho hầu hết các nƣớc trong khu vực, gây quan ngại cho các bên liên quan chính

dọc tuyến hải hành nhộn nhịp nhất thế giới, thách thức các luật hàng hải quốc tế chính yếu cũng nhƣ các khuôn khổ diễn giải về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và gây mất ổn định đến hòa bình, an ninh trong khu vực. Điều này không những khiến Mỹ lo ngại bởi với ảnh hƣởng ngày một lớn của mình Trung Quốc có thể định hƣớng khu vực theo các cách không có lợi cho Mỹ [136, tr.7], mà ngay cả Nhật Bản cũng buộc phải có những đối sách nhằm đối phó đối với Trung Quốc, cũng nhƣ khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng với một Trung Quốc đang vƣơn lên mạnh mẽ về mọi mặt, cùng với đó là sự can thiệp của Mỹ ở khu vực và đối sách của Nhật Bản với Trung Quốc sẽ tác động chính tới sự vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật trong thế kỷ XXI.

2.2.2. Bối cảnh nội tại hai nước

2.2.2.1. Khái quát quan hệ chính trị Trung - Nhật trước thế kỷ XXI

* Khái quát quan hệ chính trị Trung - Nhật trước chiến tranh thế giới thứ II

Quan hệ Trung - Nhật đã tồn tại hàng ngàn năm, ở mỗi giai đoạn lịch sử mối quan hệ này có những cung bậc thăng trầm khác nhau. Trong thời gian trƣớc khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Chu Ân Lai đã từng miêu tả mối quan hệ Trung - Nhật ở thời kỳ này là có 2000 năm hữu hảo và năm thập kỷ bất hạnh. “2000 năm hữu hảo” mà Chu Ân Lai nói đến mặc dù trong khoảng thời gian này không hoàn toàn là hữu hảo.Vào thế kỷ thứ bảy, nhà Đƣờng của Trung Quốc và Tân La đã đánh với quân Nhật trong Trận Bạch Tôn Giang. Cuộc chiến hai ngày kéo dài trên bán đảo Triều Tiên đã tạo ra rất nhiều dấu ấn có thể cho thấy rõ các đặc điểm của xung đột trong tƣơng lai. Bắt đầu là một cuộc chiến 'thế thân', quân nhà Đƣờng và quân Nhật đều đứng sau lƣng các lực lƣợng đối địch đang ganh đua quyền kiểm soát bán đảo Triều Tiên. Đây là một trong những cuộc chiến mà Trung Quốc và Nhật Bản đấu với nhau mà trong đó, bán đảo Triều Tiên đóng vai trò là một đích đến. Nhƣng bù lại khoảng thời gian này lại đánh dấu khoảng lịch sử giao thoa văn hóa lâu đời của hai nƣớc, chẳng hạn nhƣ sự phát triển của Phật

Giáo cho thấy một dòng chảy cho sự trao đổi về tƣ tƣởng tri thức, triết học và mỹ học giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Cùng với nó là sự phát triển trên nhiều phƣơng diện nhƣ chính trị, tôn giáo, văn học, văn hóa của Nhật Bản nhờ sự đóng góp của Trung Quốc. “năm thập kỷ bất hạnh” là khoảng thời gian bắt đầu cuộc chiến Trung - Nhật năm 1894-1895 và kéo dài cho tới khi Nhật chấm dứt chiếm đóng tại Trung Quốc vào cuối Thế chiến II. Đây một cuộc chiến tranhgiữa nhà Thanh và Đế quốc Nhật Bản, cuộc chiến tranh nàyđã trở thành biểu tƣợng về sự suy yếu của nhà Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị duy tân tại Nhật Bản mang lại so với Phong trào Dƣơng vụ ở Trung Quốc mà kết quả đã tạo ra sự chuyển dịch sự chi phối khu vực Châu Á từ Trung Quốc sang Nhật Bản. Hàng ngàn sinh viên Trung Quốc đã sang Nhật Bản để Đông du, tại Nhật, các sinh viên Trung Quốc học về tây y, khoa học và khoa học xã hội, cùng với đó, họ tiếp thu nhiều kiến thức mới để mô tả thế giới hiện đại. Nhật Bản trở thành một cƣờng quốc sau công cuộc Minh Trị Duy tân đã giáng một đòn chí mạng vào nhà Thanh và truyền thống cổ truyền Trung Quốc. Các xu hƣớng này sau đó đã dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ nhà Thanh,thậm chí trong cuộc chiến này Trung Quốc phải nhƣợng lại cả Đài Loan, công nhận Triều Tiên độc lập qua Hiệp ƣớc Shimonoseki (Mã Quan) và một chuỗi các đảo đá thuộc quần đảo Senkaku mà sau này nổ ra nhiều cuộc tranh chấp, tác động lớn tới quan hệ chính trị giữa hai nƣớc

Trong thời kỳ này, quan hệ chính trị Trung - Nhật cũng đƣợc đánh dấu bởi Chiến tranh Trung-Nhật bắt đầu từ ngày 7/7/1937 khi quân Thiên hoàng tiến chiếm Bắc Trung Hoa, khởi đầu từ Sự kiện Lƣ Câu Kiều và kết thúc khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh ngày 2/9/1945 vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Lịch sử coi cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản là cuộc chiến tranh lớn nhất ở Châu Á ở thế kỷ XX. Đỉnh cao của cuộc chiến tranh này là vụ thảm sát Nam Kinh trong khi chiếm đóng Nam Kinh, quân đội Nhật Bản đã thực hiện nhiều hành động tàn ác nhƣ hãm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xu hướng vận động quan hệ chính trị trung nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)