3/ Kể tên một số loại thực phẩm gia đình em thường sử dụng hằng ngày
Một số loại thực phẩm hằng ngày gia đình sử dụng: Rau (rau xà lách, rau cải, rau cần,...), củ ( su hào, cà rốt, khoai tây,...), thịt ( thịt lợn, thịt bò, thịt gà,...), trứng (trứng gà, trứng vịt,...), mì, gạo, quả ( cà chua, ớt, dứa, dâu, măng cụt, chuối,...)
4/ Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng?
Bởi vì: Hạn sử dụng thực phẩm sẽ đưa ra hướng dẫn về thời gian của thực phẩm cho người tiêu dùng; thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng và có thể trở nên không an toàn.
5/ Nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng?
Một số dấu hiệu thực phẩm bị hỏng: mềm nhũn; chảy nước; đổi màu; mùi bị thay đổi; xuất hiện các đốm màu trắng, đen, xanh lá; có váng nổi lên;...
+/ Để sử dụng lương thực - thực phẩm an toàn em thường phải chú ý những điều gì Để sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn cần chú ý:
chọn mua ở những nơi cung cấp lương thực - thực phẩm uy tín, có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng
bảo quản ở những nơi thoáng mát sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp phân chia lương thực - thực phẩm theo từng loại gọn gàng
tránh để lương thực - thực phẩm mới với những lương thực - thực phẩm đã bị hỏng
+/ Kể tên một số loại lương thực - thực phẩm được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nước mắm, dầu ăn
Chế biến nước mắm: cá, tôm,...
Chế biến dầu ăn: đậu nành, hướng dương, hoa cải, lạc,...
BÀI TẬP
1. Các loại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm? Chọn đáp án C A. rau xanh B. gạo C. thịt D. ngô
2. Hằng ngày, em thường làm gì giúp bố mẹ để giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình? Để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình, em cần làm:
Dùng nước sạch rửa các loại lương thực - thực phẩm và các loại đồ dùng để chế biến trước khi sử dụng Thường xuyên dọn dẹp sạch, thoáng mát, giữ gìn vệ sinh những nơi bảo quản lương thực - thực phẩm và khu chế biến
Bảo quản lương thực - thực phẩm đúng cách, không để thực phẩm sống với các đồ ăn đã chín Sử dụng các vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ và thích hợp
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng
3. Hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền về việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩ Học sinh tự thực hiện
……….
CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCHCÁCH CHẨT CÁCH CHẨT
Bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chấtI. Chất tinh khiết I. Chất tinh khiết
1/ Em có nhận xét gì về số lượng các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh. Các chất đó ở thể nào?
Chỉ có duy nhất một chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh.
Các thể của chất: Trong nước cất: lỏng
Trong bình khí oxygen y tế: khí
Trong sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh: rắn
2/ Đường có vị ngọt, muối ăn có vị mặn, nước sôi ở 100 độ C và khí oxygen hóa lỏng ở -183 độ C. Theo em, nếu lẫn tạp chất khác thì những tính chất trên có thay đổi không?
Nếu lẫn tạp chất khác thì tính chất trên đó sẽ bị thay đổi
II/ . Hỗn hợp
3/ Bột canh có phải là chất tinh khiết không?
Bột canh không phải là chất tinh khiết
Học sinh quan sát thành phần được in trên bao bì gói bột canh gia đình mình sử dựng.
Ví dụ: Các thành phần tạo nên bột canh bao gồm muối ăn, chất điều vị, đường, bột tỏi, bột tiêu
4/ Nếu có đủ nguyên liệu, em làm thế nào để có bột canh? Nếu bớt một thành phần của bột canh thì vị có thay đổi không? Giải thích
Nếu có đủ nguyên liệu, em sẽ trộn các nguyên liệu đó theo một tỉ lệ thích hợp để tạo nên bột canh Nếu bớt một trong các thành phần của bột canh thì vị có thay đổi. Bởi vì bột canh là một hỗn hợp tất cả các chất, mùi vị phụ thuộc vào tất cả các thành phần. Nếu bớt một thành phần thì sẽ tạo thành một hỗn hợp khác bột canh, vị đương nhiên sẽ thay đổi.
5/ Quan sát hình 15.3, em hãy cho biết nước khoáng thiên nhiên có phải là nước nguyên chất không? Giải thích
Nước khoáng thiên nhiên không phải là nước nguyên chất. Bởi vì trong nước khoáng thiên nhiên còn có chưa thêm nhiều hàm lượng của các chất khác.