Thực hành tách chất

Một phần của tài liệu NỘI DUNG BÀI HỌC KHTN 6 CTST (PHẦN GHI BẢNG) (Trang 33 - 35)

5/ Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không - Sulfur không tan trong nước

6/Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng

Dùng phương pháp lọc để tách sulfur ra khỏi nước

Các dụng cụ cần: Đũa thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc

7/ Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp

Dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ra khoỉ nước bởi vì muối là chất rắn tan trong nước và nó không

bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao. Còn phương pháp lọc chỉ áp dụng để tách chất rắn không tan trong nước ra khỏi hỗn hợp.

8/ Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp

Tính chất của hỗn hợp dầu và nước là: hỗn hợp không đồng nhất, dầu không tan trong nước

9/ Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước Dùng phương pháp chiết để tách dầu ăn ra khỏi nước

Dụng cụ cần sử dụng: Phễu chiết, Khóa, Bình đựng, giá cố định

+/ Trình bày một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và cho biết trường hợp nào sử dụng phương pháp đó

Một số phương pháp dùng để tách chất và trường hợp áp dụng:

Các phương pháp lọc, cô cạn và chiết là những phương pháp đơn giản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Tùy vào tính chất của các hỗn hợp mà chọn lựa phương pháp tách phù hợp

Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan và không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng

Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

+/ Trong một lần sơ ý, một bạn học sinh đã trộn lẫn chai dầu hỏa và chai nước tạo thành hỗn hợp dầu hỏa lẫn nước. Em hãy giúp bạn đó tách dầu hỏa ra khỏi nước

Hỗn hợp dầu hỏa và nước là hỗn hợp không đồng nhất, dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Để tách hỗn hợp này, ta dùng phương pháp chiết. Cụ thể như sau

Sử dụng các dụng cụ: giá thí nghiệm, phễu chiết, khóa, bình đưng tam giác Bước 1: Sắp xếp, lắp các dụng cụ, cho hỗn hợp vào phễu chiết

Bước 2: Mở khóa cho nước chảy từ từ xuống bình tam giác

Bước 3: Quan sát đến khi dầu hỏa chạm khóa thì đóng khóa lại, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt

BÀI TẬP

1.Hãy chọn phương pháp phù hợp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp. a) Đường và nước. b) Bột mì và nước.

a, phương pháp cô cạn b, phương pháp lọc

2. Kể một vài ứng dụng của phương pháp lọc và phương pháp cô cạn trong thực tế. Ứng dụng của phương pháp lọc: máy lọc nước, pha cà phê, pha trà, ...

Ứng dụng phương pháp cô cạn: làm muối biển, làm mứt, ...

3. Em có biết để làm sạch nước bể bơi, ngoài biện pháp dùng hóa chất người ta còn dùng biện pháp nào khác mà không sử dụng hoá chất?

-Dùng phương pháp lọc

4. Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. Em hãy đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Em sử dụng dược cách làm trên dựa vào sự khác nhau nào về tính chất giữa chúng?

Cho hỗn hợp cát và muối vào nước, sử dụng phương pháp lọc và phương pháp cô cạn, lọc lấy cát trước rồi cô cạn ta thu được muối

Sử dụng cách làm trên bởi vì sự khác nhau giữa tính chất của muối và cát như sau: Muối là chất rắn tan được trong nước, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao Cát là chất rắn không tan được trong nước

……….

CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNGBài 17: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống Bài 17: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống

Một phần của tài liệu NỘI DUNG BÀI HỌC KHTN 6 CTST (PHẦN GHI BẢNG) (Trang 33 - 35)