Tác hại của động vật trong đời sống

Một phần của tài liệu NỘI DUNG BÀI HỌC KHTN 6 CTST (PHẦN GHI BẢNG) (Trang 58 - 61)

8/ Quan sát hình 31.4, nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người Một số tác hại của động vật trong đời sống con người

Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch,...) Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán,...)

Phá hoại mùa màng lương thực, thực phẩm; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá,...)

Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng của con người (con hà, mối,...) 9/ Quan sát hình 31.4, em hãy nêu con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người

Con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch: Chuột --> Bọ chét --> vết đốt côn trùng ở người --> con người

+/ Địa phương em đã sử dụng biện pháp nào để phòng trừ động vật gây hại Học sinh quan sát ở địa phương mình và trả lời câu hỏi

Ví dụ: Biện pháp phòng trừ ốc bưu vàng gây hại lúa

Làm đất kỹ, tập trung, cày bừa san đều ruộng, tránh lồi lõm, trũng nước.

Dùng phên, lưới có mắt nhỏ chắn những nơi lấy nước để ngăn chặn sự di chuyển của ốc bươu vàng, đồng thời dễ dàng thu bắt.

Sau khi bừa lần cuối, để lắng bùn 1-2 ngày trước khi cấy, bắt ốc và ổ trứng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Những ao, hồ đầm có thể thả thêm cá chép, cá trắm đen bởi ốc con là thức ăn ưa thích của chúng. Sử dụng các loại lá cây mà ốc bươu vàng ưa thích như lá chuối, lá đu đủ, xơ mít, để tập trung ốc bươu vàng, giúp dễ bắt và diệt.

Cắm cọc nhử ốc bươu vàng đẻ trứng và tiến hành thu gom ổ trứng thường xuyên tại các cọc cắm, trên bờ cỏ và trên thân cây lúa, nhằm hạn chế lượng ốc nở ra gây hại lúa.

Thả vịt vào ruộng để bắt ốc.

BÀI TẬP

1.

Cho hình ảnh đại diện một số động vật

a, Gọi tên các sinh vật trong hình

b, Vẽ sơ đồ phân chia các đại diện trên thành 2 nhóm, nhóm động vật có xương sống và động vật không có xương sống

-a, các sinh vật trong hình là: con bướm, con voi, con ngựa, con chim sâu. con khỉ, con ốc sên, con đỉa, con gà, con chim cánh cụt

2. Nối mỗi nhóm ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B(1- c 2 - d 3 - b 4 – a)

3. Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người Các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người:

Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất

Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường. Người mắc bệnh giun cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. 4. Quan sát vòng đời phát triển của loài sâu bướm, em hãy thực hiện các lệnh sau:

a, Giai đoạn nào ảnh hưởng đến năng suát cây trồng

b, Theo em nên dân sử dụng biện pháp phòng trừ sâu hại nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn sinh học. Cho ví dụ

a, giai đoạn: kí sinh đẻ trứng. nở thành sâu, kén nhộng

b, sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phòng trừ sâu hại hoặc sử dụng các biện pháp thủ công (như bắt bằng tay, bẫy bằng đèn, bằng phễu,..)

Bởi vì các biện pháp này không sử dụng các thuốc hóa học ít gây độc đối với sinh vật và môi trường

……….

Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

Báo cáo kết quả thực hành

1. Bộ sưu tập ảnh về động vật ngoài thiên nhiên

2. Sơ đồ khóa lưỡng phân một số đại diện các nhóm động vật ngoài thiên nhiên

Bài làm:

1. Học sinh tự sưu tập tranh và thực hiện

2. Dựa vào các động vật đã được quan sát và tranh ảnh chụp lại, cùng khóa lưỡng phân đã được học, học sinh tự thực hiện

……….

Bài 33: Đa dạng sinh họcI. Đa dạng sinh học là gì? I. Đa dạng sinh học là gì?

1/ Quan sát hình 33.1 - 33.4 và thông tin về đa dạng các nhóm sinh vật đã học, em hãy cho biết đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Dựa vào điều kiện khí hậu, đa dạng sinh học được phân chia theo các khu vực như: đa đạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim, ...

Sinh vật trong các môi trường sống khác nhau trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng về số lượng loài. Ví dụ: Ở hoang mạc: xương rồng, lạc đà, cây lê gai,...

Ở rừng nhiệt đới: thỏ, khỉ, chim, sóc, rùa, chuột, rêu,...

Một phần của tài liệu NỘI DUNG BÀI HỌC KHTN 6 CTST (PHẦN GHI BẢNG) (Trang 58 - 61)