Lực cản của không khí

Một phần của tài liệu NỘI DUNG BÀI HỌC KHTN 6 CTST (PHẦN GHI BẢNG) (Trang 69 - 71)

11/ Quan sát hình 40.9 và cho biết vì sao các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường: Bởi

vì để hạn chế lực cản của không khí tác dụng

12/ Thực hiện thí nghiệm 3 và cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao Thí nghiệm 3: Tìm hiểu lực cản của không khí

-Tiến hành thí nghiệm:

Vo tròn 1 tờ giấy; 1 tờ giấy giữ nguyên. Thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao. Quan sát sự rơi của hai tờ giấy.

Tờ giấy vo tròn rơi chạm đất trước. Bởi vì tờ giấy để nguyên chịu lực cản của không khí nhiều hơn

+/ Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn? Tại sao mặt dưới của đế giày lại gồ ghề?

+/ Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,...) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?

Mặt lốp xe không làm nhẵn để ma sát với mặt đường khiến xe không bị trơn trượt. Mặt đế giày gồ ghề để ma sát được với mặt đường khiến khi đi không bị trơn trượt

Bởi vì lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khiến cho lốp xe bị mòn. Nếu không kiểm tra và thay lốp xe thì sẽ gây mất an toàn khi tham gia giao thông

BÀI TẬP

1. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?( Chọn đáp án C)

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe. C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

2. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?( Chọn đáp án B)

A. Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng. B. Khi viết phấn trên bảng,

C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. D. Trục ổ bi ở quạt trần đang quay.

3. Tại sao mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp?

Rãnh khía trên lốp xe giúp bánh xe chống lại hiện tượng trượt khi di chuyển trên bề mặt ướt, trơn trượt Xe tải di chuyển với tốc độ lớn hơn, với trọng tải nặng hơn rất nhiều và thường đi đường dài hơn so với xe đạp, việc khía sâu trên lốp hơn giúp giữ an toàn hơn cho xe tải khi tham gia giao thông

4. Quan sát các đồ vật trong nhà và trả lời các câu hỏi sau: Tại sao cán dao, cán chổi không để nhẵn bóng?

Tại sao người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khoá và thay dầu xe máy định kì

-a, Để lực ma sát giữa tay và cán dao, cán chổi tăng lên giúp giữ những vật đó chặt hơn

-b, Tra dầu mỡ vào ổ trục, ổ khóa và thay dầu định kì giúp chống han gỉ và chống mòn do lực ma sát tác dụng khi xe chuyển động

……….

CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

Bài 41: Năng lượngI. Các dạng năng lượng I. Các dạng năng lượng

1/Hãy nêu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng như động năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng.

Các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày sự dụng các dạng năng lượng: Động năng: chiếc ô tô chạy, máy bay bay, chim bay, cá bơi,...

Quang năng: mặt trời phát ra ánh sáng, ngọn lửa phát ra ánh sáng,... Nhiệt năng: bàn là ủi quần áo, hòn than đang cháy

Điện năng: trạm phát điện gió, thủy điện,...

Hóa năng: năng lượng trong cục pin, thực phẩm ăn vào cơ thể,...

+/ Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả ở hình bên dưới:

Dạng năng lượng mô tả trong hình: Động năng

2/ Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn

Nguồn sản sinh ra nó là liên tục, vô hạn: quang năng từ mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng hạt nhân

3/ Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ

- năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên

Ví dụ: Sự cố tràn dầu khi vận chuyển trên biển, ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện than, khí tự nhiên gây ra hiệu ứng nhà kính do lượng cacbon dioxide được sinh ra đã thải vào khí quyển

Một phần của tài liệu NỘI DUNG BÀI HỌC KHTN 6 CTST (PHẦN GHI BẢNG) (Trang 69 - 71)