Vai trò chlorophyl đối với cơ thể con người

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CNTP NHÓM 5 CHIỀU t5 TIẾT 13 15 (Trang 32 - 33)

Tăng cường hồng cầu trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch, hệ tuần hoàn

Chlorophyll có cấu trúc tương tự Hemoglobin, nên có tác dụng làm tăng số lượng tế bào hồng cầu trong máu, từ đó làm giảm tình trạng bị thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu não, giảm triệu các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt và chóng mặt, cơ thể mệt mỏi. Không chỉ làm tăng số lượng tế bào hồng cầu, Chlorophyll còn có khả năng phân giải các gốc tự do và giảm lượng Cholesterol trong máu, bảo vệ hệ tim mạch.

Hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể

Cơ chế đào thải độc tố ra khỏi cơ thể của Chlorophyll bao gồm các giai đoạn như sau: tăng cường tuần hoàn, kích thích lưu lượng máu và từ đó làm tăng hàm lượng Oxygen trong máu, đẩy mạnh quá trình thải khí thừa và đào thải kim loại nặng thông qua hệ thống lọc máu là thận, thải ra ngoài. Ngoài ra có nghiên cứu chỉ ra rằng chlorophyll có khả năng chống lại tác hại của bức xạ, làm giảm cũng nguy cơ cũng như phòng ngừa bệnh ung thư.

Tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng

Chlorophyll khi đi vào cơ thể sẽ tạo môi trường ái khí, môi trường thuận lợi cho vi khuẩn ưa axit ở đường ruột phát triển và tăng lên về số lượng. Sự gia tăng số lượng của loại lợi khuẩn này giúp kìm hãm sự phát triển, loại bỏ hệ vi khuẩn có hại kị khí, đồng thời có tác dụng hoạt hóa enzim và tăng cường bạch cầu, từ đó tăng sức đề kháng của cơ thể.

Phòng ngừa u bướu

Do Chlorophyll có tác dụng chống lại các quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể, loại bỏ gốc tự do xấu có hại nên khi tế bào bị thương tổn sẽ được bảo vệ khỏi các yếu tố gây viêm nhiễm, tăng khả năng hồi phục. Những chất có hại thuộc nhóm Carsinogen ( như Aflatoxin, Amin dị vòng, Nitrosamin …) sẽ bị bất hoạt và trung hòa.

Chlorophyll tăng hiệu quả hoạt động của các lợi khuẩn có trong đường ruột như vi khuẩn Probiotics, vi khuẩn Lactobacilus,... giúp thực phẩm tiêu hóa tốt hơn giảm khả năng bị táo bón, tăng cường lưu thông dịch mật.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CNTP NHÓM 5 CHIỀU t5 TIẾT 13 15 (Trang 32 - 33)