Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 47 - 48)

Thành phần Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Giá trị trung bình

Thực phẩm 60,2 ± 1,4 57,1 ± 0,5 58,7 ± 1,1

Giấy 11,4 ± 1,6 11,9 ± 1,6 11,7 ± 0,9

Vải 0,7 ± 0,1 0,6 ± 0,02 0,7 ± 0,04

Nhựa 2,7 ± 0,1 3,6 ± 0,2 3,2 ± 0,3

Nilon 14,2 ± 0,4 15,1 ± 0,8 14,6 ± 0,5

Kim loại 6,5 ± 0,3 7,3 ± 0,02 6,9 ± 0, 3

Gỗ 1,7 ± 0,3 1,7 ± 0,1 1,7 ± 1,4

Khác 2,4 ± 0,02 2,5± 1,1 2,3± 0,4

Chất thải rắn sinh hoạt từ khu vực siêu thị không lớn, trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 50 kg, chủ yếu là chất thải nhựa chiếm tỷ lệ 24%, thực phẩm thừa 17%, nilon, bao bì gói hàng 12%, giấy, carton 15%, thủy tinh 10%, kim loại 8%, gỗ 4%, vải 4% và thành phần khác 6%. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ siêu thị không lớn do bán lại các thùng, bìa carton để tái sử dụng, tái chế. Chất thải rắn được nhân viên vệ sinh thu gom, tách riêng các thành phần có thể bán (giấy, chai lọ nhựa, kim loại), còn lại thải bỏ.

c. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ văn phòng, cơ quan hành chính, trường học Tùy theo quy mô cơ quan, trường học mà khối lượng chất thải rắn phát sinh có sự khác nhau về khối lượng, thành phần. Theo ước tính, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các cơ quan hành chính, văn phòng và trường học chiếm 6 - 7 % lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh. Thành phần giấy, thực phẩm và rác vườn chiếm tỷ lệ lớn trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực này [Bảng 3.6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)