Cho điểm các biện pháp tuyên truyền phân loại CTRSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 77)

Bảng 3 .8 Thành phần CTR phân theo ngành sản xuất

Bảng 3.26 Cho điểm các biện pháp tuyên truyền phân loại CTRSH

Phát tờ hướng dẫn Tuyên truyền qua cuộc họp dân phố Trang bị các tài liệu ở thư viện xã Tuyên truyền qua đài phát thanh Cử các tuyên truyền viên đến từng nhà Tuyên truyền thông qua các hội, đoàn thể 155 262 233 222 389 451

Công nghệ đốt rác phát điện sử dụng khí tổng hợp (syngas) từ rác đã được thí điểm tại Nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị môi trường, thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với công suất 20 tấn/ngày từ tháng 4 năm 2017 nhưng chưa được áp dụng rộng rãi với công suất lớn.

3.4.4.2. Đối với công nghệ biogas và bếp khí hóa

Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi đã áp dụng công nghệ biogas với các dạng hầm ủ xây bằng gạch hoặc nhựa composite. Qua quá trình điều tra bằng bảng hỏi, người dân nêu ra những nhược điểm của công nghệ Biogas tập trung vào các điểm sau:

+ Khí bị rò rỉ gây mùi, gây nguy cơ cháy nổ + Dễ bị tắc nghẽn, cần thường xuyên dọn hầm ủ

+ Khó khăn trong việc lấy chất thải sau khi xử lí nếu muốn sử dụng làm phân bón hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

Từ đó, để nâng cao hiệu suất sử dụng công nghệ bigas, cần giúp người dân tiếp cận thông tin về các rủi ro khi sử dụng, cách khắc phục bằng cách cử cán bộ giới thiệu công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật, mở các buổi trao đổi kinh nghiệm, giúp các nông hộ lựa chọn, vận hành, bảo dưỡng thiết bị và hướng dẫn cách xử lý khi gặp sự cố. Hội nông dân hoặc Hội phụ nữ thích hợp là đơn vị tổ chức các hoạt động này.

Không như chất thải rắn chăn nuôi phát sinh hàng ngày, chất thải rắn từ trồng trọt, phụ phẩm cây trồng phát sinh khối lượng lớn vào mùa vụ thu hoạch. Nếu sử dụng cho bếp khí hoá để đun nấu thường xuyên cần lưu trữ, bảo quản phù hợp. Nguyên lý hoạt động và cách vận hành bếp khí hoá tương đối đơn giản, ít rủi ro nên không cần thường xuyên mở các buổi trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị và

cách xử lý khi gặp sự cố như đối với công nghệ biogas. Sổ tay hướng dẫn là thích hợp hơn trong trường hợp áp dụng bếp khí hoá tại hộ gia đình.

Về lâu dài, các công nghệ này đem lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu lớn, do đó địa phương cũng hỗ trợ đối với những nông hộ khó khăn về vốn để giúp các nông hộ có thể đầu tư các công trình sử dụng năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng từ chất thải rắn nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam, có thể rút ra một số kết luận sau:

Hà Nam đang trong quá trình đô thị hóa, lượng rác thải phát sinh tương đối lớn. Trong năm 2017, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh trung bình phát sinh 440 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Thành phần hữu cơ dễ phân hủy chiếm 48,8%, thành phần chất thải có khả năng tái chế chiếm 42,3%, chất thải khác chiếm 8,9% chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn công nghiệp phát sinh 28.992 tấn/năm, trong đó thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy là 33,3%, thành phần có thể tái chế là 49,9%, thành phần khác 16,8%. Trong năm 2017 cũng phát sinh 553.008,3 tấn phụ phẩm lúa ngô và 242.725 tấn chất thải rắn chăn nuôi.

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp cao ở khu vực đô thị, trên 95%, nhưng thấp ở khu vực nông thôn và miền núi, chỉ gần 80%. Tỉ lệ vận chuyển xử lý thấp, chỉ đạt khoảng 60%. Thời gian lưu cữu tại các điểm tập trung rác còn dài. Hầu hết các điểm tập trung rác thải đều bị quá tải, gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh, ảnh hưởng đến không khí, nước và năng suất mùa màng. Chất thải rắn nông nghiệp chưa được thu gom và sử dụng hợp lý, chủ yếu là thải bỏ gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Với số liệu chất thải rắn năm 2017, nhiệt lượng khi đốt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp (độ ẩm 40%) khoảng 2.700,78 TJ, khi đốt trực tiếp chất thải rắn nông nghiệp (phụ phẩm lúa, ngô) có thể thu được 8.098,3 – 10.412 TJ; lượng khí methane phát sinh từ các bãi chôn lấp có thể tạo ra 131 TJ; lượng chất thải rắn chăn nuôi có thể cung cấp 158,3 – 692,3 TJ từ khí sinh học; lượng phế liệu gỗ và phế thải nông nghiệp (rơm rạ và thân lá ngô) có thể tạo ra 4.287,7 TJ.

Dự báo đến năm 2025, chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng khoảng 18,94%, chất thải rắn công nghiệp tăng 220,3% và chất thải rắn nông nghiệp tăng 37,01% so với năm 2017. Theo đó trong trường hợp thành phần và tính chất chất thải rắn ít thay đổi thì tiềm năng năng lượng tăng lên 32% so với năm 2017 nếu sử dụng phương pháp nhiệt trực tiếp, nếu sử dụng phương pháp thu hồi khí sinh học thì tiềm năng năng tăng 32%,

nếu sử dụng phế thải gỗ và phụ phẩm lúa, ngô để sản xuất ethanol thì tiềm năng năng lượng tăng 31% so với năm 2017.

Phương pháp lò đốt đồng phát nhiệt điện đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp, hầm ủ biogas để xử lý chất thải rắn chăn nuôi và bếp khí hóa sử dụng phụ phẩm lúa ngô hoặc cây trồng khác được đề xuất cho tỉnh Hà Nam không chỉ góp phần xử lý chất thải rắn, giải quyết các vấn đề môi trường liên quan mà còn mang ý nghĩa về mặt kinh tế và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Khuyến nghị

Để các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, các cấp chính quyền địa phương nên có các chính sách hỗ trợ về tiền vốn cho các dự án, tăng cường sự tham gia của các tổ chức vào xã hội hóa công tác xử lý rác thải trên địa bàn.

Địa phương nên đưa ra bản hướng dẫn chi tiết về sử dụng hợp lý, tiết kiệm năng lượng, đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đặc biệt từ chất thải rắn nông nghiệp.

Do hạn chế về kinh phí và thời gian nên luận văn chưa tiến hành tính toán các thông số chi tiết cho các biện pháp được đề xuất để sử dụng tài nguyên. Do đó, cần có các nghiên cứu tiếp theo nhằm đánh giá, xử lý hiệu quả và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và môi trường (2017). Báo cáo môi trường quốc gia 2017 – Chuyên đề: Quản lý chất thải. Hà Nội: NXB Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam.

2. Cục chăn nuôi (2010). Hỏi đáp về công nghệ khí sinh học. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

3. Cục thống kê tỉnh Hà Nam (2018). Niên giám thống kê 2017 tỉnh Hà Nam. Hà Nội: NXB Thống kê.

4. Nguyễn Đức Cường (2014). Hiện trạng và triển vọng sử dụng sinh khối để sản xuất điện tại Việt Nam. Hà Nội: Tổng cục Năng lượng - Dự án Hỗ trợ Năng lượng tái tạo.

5. Phạm Thị Thu Hà và cs (2006). Kinh tế năng lượng. Hà Nội: NXB Thống kê. 6. Lê Kim Hùng, Phan Công Tám (2012). Nghiên cứu phương pháp xác định hệ số phát thải cơ sở cho hệ thống điện Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 50/2012, 18-24.

7. Nguyễn Quốc Khánh (2014). Báo cáo Tóm tắt nghiên cứu hỗ trợ cơ chế phát triển điện năng lượng sinh học nối lưới ở Việt Nam. Hà Nội: Tổng cục Năng lượng - Dự án Hỗ trợ Năng lượng tái tạo.

8. Bùi Thị Thanh May (2012). Nghiên cứu tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo từ rác ở huyện Thanh Oai, Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. Hà Nội: NXB Xây dựng.

10. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Thùy Diễm và Nguyễn Hoàng Lan Thanh (2010). Công nghệ lên men metan kết hợp phát điện – giải pháp xử lý rác cho các đô thị lớn, góp phần kìm hãm biến đổi khí hậu. Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ, 13(M2-2010), 29-39.

11. Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (2016). Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ - Chuyên đề Xu hướng đốt chất thải phát điện. Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (2012). Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ - Chuyên đề Hiện trạng và xu hướng nghiên cứu công nghệ xử lý rác thải (rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại, rác thải có nguồn gốc Polymer) trên thế giới và tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam (2015). Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015. Hà Nam.

14. Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Hà Nam (2018). Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam năm 2018 - Chuyên đề Sản xuất vật liệu xây dựng. Hà Nam.

15. Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 2149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định số 1226/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020. Hà Nội.

17. Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam. Hà Nội.

18. UBND tỉnh Hà Nam (2015). Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND. Hà Nam.

19. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Phúc Thanh (2011). Quản lý tổng hợp chất thải rắn – cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 20-2011, 39-50.

Tiếng Anh

20. Hetti Palonen (2004). Role of Lignin in the enzymatic hydrolysis of lignocellulose. Finland: Helsinki University of Technology.

21. Karena Ostrem (2004). Greening waste: Anaerobic digestion for treating the organic fraction of municipal solid wastes. M.S thesis, School of Enineering and Applied Science, Columbia University, New York.

22. Nickolas J.Themelis et. al (2013). Guidebook for the application of waste to energy technologies in Latin America and The Caribbean. New York.

23. Sehoon Kim (2004). Lime pretreatment and enzymatic hydrolysis of corn stover. American: Texas A&M University.

Nguồn internet

24. Trần Duy Khanh (2018). Năng lượng tái tạo. Truy cập tại trang web http://vustathaibinh.vn/Tin-Tuc/KHOA-HOC-CONG-NGHE/105_ Nang-luong-tai- tao

25. Nguyễn Lân Dũng (2019). Quốc gia sạch sẽ. Truy cập tại trang web https://vnexpress.net/goc-nhin/quoc-gia-sach-se-3943600.html

PHỤ LỤC 1

PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH Về tình hình rác thải và sử dụng năng lượng I. Thông tin chung

1. Họ và tên người được phỏng vấn:………...

2. Tuổi:……… Giới tính: Nam/Nữ…… Nghề nghiệp:………..

3. Địa chỉ:………

4. Số người trong hộ gia đình: ..………..

5. Thu nhập chính của gia đình từ: a. Nông nghiệp b. Tiểu thủ công nghiệp c. Dịch vụ buôn bán hàng hóa Phần I: Phỏng vấn về rác thải d. Dịch vụ ăn uống e. Khác………….

1. Lượng rác thải ra trung bình của gia đình là:………kg/ngày 2. Ước lượng theo tỷ lệ: Thành phần Lượng (kg/ngày) Tỷ lệ (%) Thực phẩm, đồ ăn thừa Nhựa Thủy tinh Kim loại, vỏ hộp bằng kim loại(đồ sắt, đồng, nhôm…) Nilon

Giấy, vỏ bao bì bằng bìa

Gỗ

Vải vụn

Pin, ắc quy

Chất thải từ vườn, cây cảnh

Chất thải khác

3. Ông/Bà thường chọn phương án xử lý nào sau đây đối với các loại rác thải của gia đình (có thể chọn nhiều phương án cho một loại chất thải)? Loại rác thải Thải bỏ Dùng lại vào mục đích khác trong gia đình Gom lại rồi bán cho người đi thu mua Hình thức xử lý khác Thực phẩm, đồ ăn thừa

Thủy tinh Kim loại, vỏ hộp bằng kim loại (sắt, đồng, nhôm…) Nilon

Giấy, vỏ bao bì bằng bìa

Gỗ

Vải vụn

Pin, ắc quy

Chất thải từ vườn, cây

cảnh

Chất thải khác

4. Gia đình Ông/Bà có sử dụng các biện pháp để giảm thiểu chất thải không? Thay thế các túi đựng chất thải nhỏ bằng các túi lớn

Thay thế các chai lọ sử dụng một lần bằng các loại có thể sử dụng nhiều lần Ủ phân compost đối với các loại rác thải có khả năng phân hủy

sử dụng giấy, các tông, nhựa, kim loại, thủy tinh, dầu ăn,... Bán giấy, bìa các tông, nhựa, kim loại, vv

/Cho thức ăn thừa

Cho/tặng đồ đã qua sử dụng (quần áo, giầy dép, vải, v.v.) êu rõ: __________)

5. Rác thải của gia đình ông/bà thường xuyên được xử lý như thế nào?

Dịch vụ thu gom rác tại nhà Đưa rác đến nơi thu gom rác

Tự xử lý (chôn lấp, ủ làm phân bón, đốt…) Vứt bỏ ở đường, sông, ao…

6. Ở địa phương có dịch vụ thu gom rác không?

Có Không

7. Ông/bà có phải trả phí dịch vụ thu gom rác không? Mức phí là bao nhiêu?

Có (……nghìn đồng/người/năm) Không

8. Rác thải tại địa phương có ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình không? Có (ghi rõ ảnh hưởng)………..

Không

9. Các kiến thức về phân loại rác Ông (Bà) có được chủ yếu thông qua (xếp thứ tự theo mức độ 1,2...: trong đó 1 là nhiều nhất)

Trường học Cộng đồng dân cư Sách báo, internet Truyền hình

Truyền thông của địa phương Các tuyên truyền viên Từ các em nhỏ (học sinh mầm non,tiểu học...) Khác...

10.Ông/Bà có sẵn sàng tham gia và ủng hộ việc phân loại rác thải tại địa phương không?

Có Không Nếu trả lời không, tại sao?

Vì thấy không cần thiết phải phân loại rác Vì nhận thấy việc phân loại rác phức tạp

Vì diện tích nhà ở chật chội, không phù hợp với việc phân loại rác Vì kinh tế còn khó khăn, không có điều kiện phân loại rác

Nguyên nhân khác:………

11.Theo Ông/Bà, việc tuyên truyền, giáo dục người dân về phân loại rác nên ưu tiên thực hiện hình thức nào (đánh số thứ tự từ 1,2… theo phương án ưu tiên nhất):

Phát các tờ hướng dẫn về phân loại rác đến các hộ gia đình Tuyên truyền thông qua các cuộc họp tổ dân phố

Trang bị các tài liệu tuyên truyền tại thư viện xã Tuyên truyền qua đài phát thanh xã

Cử các tuyên truyền viên đến từng nhà

Tuyên truyền thông qua các hội, đoàn thể (VD: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…)

Hình thức khác:………..

12.Theo Ông/Bà, cần có những giải pháp nào để việc phân loại rác tại khu dân cư có hiệu quả?

Cần hỗ trợ các vật dụng phục vụ phân loại rác

Cần hướng dẫn cụ thể từng loại rác để người dân dễ thực hiện

Cần có những biện pháp phạt thích đáng nếu không tuân thủ việc phân loại rác

Giải pháp khác:………..

13.Ông/Bà có phân biệt được giữa sản phẩm tái chế và sản phẩm thường trên thị trường hay không?

Nếu trả lời có thì theo những đặc điểm nào?

Chất lượng sản phẩm Thông tin ghi trên bao bì

Đặc điểm khác:………..

14.Ông/Bà ứng xử như thế nào nếu gặp những sản phẩm tái chế được lưu thông trên thị trường:

Sẵn sàng mua nếu chất lượng đáp ứng được nhu cầu và giá cả hợp lý Sẵn sàng mua sản phẩm tái chế nếu được hưởng các lợi ích khác Không mua sản phẩm tái chế

Ý kiến khác:………

Phần II. Phỏng vấn về tình hình sử dụng năng lượng

1. Tiền điện trung bình của gia đình là:...nghìn đồng /tháng 2. Hộ gia đình sử dụng loại nhiên liệu/năng lượng nào để nấu ăn?

Điện Than Dầu

Gas Củi Khác……….

3. Nhà ông/bà có sử dụng hầm ủ biogas không?

Có (chuyển xuống câu 4) Không (chuyển xuống câu 5)

4. Ông/bà thấy hầm ủ biogas đem lại lợi ích nào cho gia đình?

Tiết kiệm thời gian thu gom chất thải gia súc, gia cầm Giảm chi phí bệnh tật nhờ vệ sinh được đảm bảo Giảm mùi hôi

Lợi ích khác……….. Không có lợi ích

5. Ông bà có nhu cầu xây dựng hầm ủ biogas không?

Có Không

6. Xin ông/bà cho biết ý kiến của mình về hạn chế của hầm ủ biogas:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 77)