Thành phần CTRSH tại các cơ quan, trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 48 - 50)

Cơ quan hành chính Trường cấp 1,2,3 Trường mầm non Giá trị trung bình Thực phẩm thừa 15,8 ± 2,1 21,0 ± 1,9 37,7 ± 5,0 23,4 ± 3,0 Nhựa 12,8 ± 1,1 10,8 ± 0,5 6,7 ±1,2 10,4 ± 0,8 Nilon 5,3 ± 0,9 5,8 ± 0,4 6,0 ± 0,6 5,7 ± 0,3 Kim loại 10,1± 1,2 9,4 ± 0,4 8,3± 2,0 9,3 ± 0,6 Giấy 35,5 ± 1,8 29,4 ± 1,7 22,3 ± 1,5 29,7 ± 1,8 Lá cây 11,6± 1,6 15,4 ± 2,4 12,3 ± 2,3 13,3 ± 1,3 Khác 8,9± 0,3 8,2 ± 1,5 6,7 ± 0,9 8,2± 0,7

d. Chất thải rắn phát sinh từ khu vực công cộng

Chất thải rắn phát sinh từ các khu công cộng như đường phố chiếm 1% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam.Trong đó, thành phần chính là lá cây chiếm 24,3%, giấy 18,1%, thực phẩm thừa 7,3%, nhựa 10,4%, kim loại 11,2%,nilon 5%. Thành phần bụi, đất 23,6%.

e. Chất thải rắn phát sinh từ các khu vực khác

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu vực khác bao gồm chất thải rắn phát sinh từ các khu quân sự, khu du lịch tham quan… Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các khu vực này chiếm khoảng 1,77% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Theo đánh giá của nhân viên thu gom tại các khu vực này, thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất là thực phẩm thừa 32,56%, giấy 21,49 %, lá cây 11,46%,kim loại 10,27%, nhựa 6,74%, thủy tinh 3,56%, nilon 3,24%, thành phần khác 10,68%.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình là lớn nhất chiếm 70,77%, tiếp đến là từ các khu chợ và trung tâm thương mại 18,46 %, rác thải từ cơ quan hành chính, trường học 7,5 %, rác thải từ đường phố1,5 %, loại rác khác 1,77% [hình 3.1].

Hình 3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam được tổng hợp trong bảng 3.7. Theo đó, thành phần chất thải rắn dễ phân hủy (thực phẩm thừa, rác thải vườn) chiếm 48,8 %, thành phần có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, vải, pin…) chiếm 42,3 %, thành phần nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt như pin, acquy chiếm tỷ lệ không đáng kể, thành phần khác chiếm 8,9 %. Như vậy, thành phần có thể tái chế trong chất thải rắn sinh hoạt còn chiếm tỷ lệ lớn, do đó cần có các biện

70 ,77% 18 ,46% 7 ,50% 1 ,50% 1 ,77% Nguồn phát sinh CTRSH

pháp phân loại, thu gom hợp lý để có thể tận dụng nguồn chất thải này. Tỉ lệ chất thải rắn dễ phân huỷ cao cũng là nguyên nhân dẫn đến độ ẩm của rác thải khi đưa về nhà máy đốt rác cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 48 - 50)