Số lượng phân phát sinh của đàn gia súc, gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 55 - 59)

Bảng 3 .8 Thành phần CTR phân theo ngành sản xuất

Bảng 3.13 Số lượng phân phát sinh của đàn gia súc, gia cầm

Số con (con/ngày) CTR bình quân (kg/con/ngày) Lượng phân (kg/ngày) Đàn lợn 151.667 2,1 318.500 Đàn trâu 1.730 21,5 37.195 Đàn bò 14.448 17,5 252.840 Gia cầm 1.611.750 0,035 56.411 Tổng 664.946

Nhìn chung, Hà Nam là tỉnh có nền nông nghiệp phát triển. Chính điều này đã tạo nên một lượng lớn chất thải rắn nông nghiệp bao gồm phụ phẩm cây trồng và chất thải chăn nuôi lớn. Lượng chất thải rắn nông nghiệp cùng với chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp đã tạo lên áp lực lớn đối với môi trường trên địa bàn Hà Nam.

3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại địa bàn tỉnh Hà Nam

3.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam, hiện tại trên địa bàn tỉnh có ba công ty thu gom và xử lý rác. Công ty Cổ phần Môi trường Thanh Thủy đang tiếp nhận xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý và thị trấn Bình Mỹ với khối lượng trung bình từ 100 - 110 tấn/ngày đêm. Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Tâm Sinh Nghĩa tiếp nhận rác trên địa bàn huyện Kim Bảng, Duy Tiên với khối lượng trung bình từ 15 - 20 tấn/ngày đêm. Cuối năm 2018, Công ty Cổ phần Môi trường Hà Nam đã dựng xong nhà xưởng, lắp đặt xong lò đốt rác thải sinh hoạt số 01 công suất 50 tấn/ngày đêm và hệ thống xử lý khí thải.

Đến nay, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có các bể thu gom, trung chuyển rác thải, ngoại trừ các phường nội thành thành phố Phủ Lý, hiện đang duy trì hình thức thu gom, bốc xúc bằng các xe đẩy tay chuyên dụng. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.083 tổ thu gom rác đang hoạt động trên tổng số 1.320 thôn xóm của tỉnh Hà Nam; có khoảng 3.151 người với khoảng 1.753 xe tham gia hoạt động thu gom rác thải.

Trên 80% tổng lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, tập kết tại đúng nơi quy định, trong đó khoảng 60% được vận chuyển xử lý đạt yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lớn rác thải sinh hoạt được tập trung tại các bãi rác tạm, hình thức xử lý chủ yếu là đốt và chôn lấp lộ thiên không đảm bảo vệ sinh, mất cảnh quan sinh thái, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống nhân dân khu vực.

Ở các thôn thành lập được các tổ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở thôn, xóm, khu dân cư. Trung bình một tổ có 3 - 5 người. Phương tiện để thu gom, vận chuyển rác thải từ các thôn, xóm về hố chứa rác thải tạm thời gồm nhiều chủng loại, sử dụng tùy thuộc vào điều kiện địa hình, giao thông của mỗi địa phương, thường sử dụng phương tiện như xe đẩy tay, xe cải tiến. Việc xử lý môi trường tại các hố chứa rác là dùng chế phẩm sinh học EM và vôi bột để tăng khả năng phân hủy của rác và khử trùng tiêu độc.

Tính đến hết quý I/2015 trên toàn tỉnh đã xây dựng và vận hành được 133 bể trung chuyển rác thải (mục tiêu trung bình mỗi xã có từ 2 - 3 bể) ngoài 148 bể trung chuyển rác thải đã được xây dựng và đưa vào vận hành (trong đó có 103 bể do Công ty CP môi trường Thanh Thủy đầu tư xây dựng) (Bảng 3.14).

Bảng 3.14. Số điểm thu gom rác thải tại các huyện và thị trấn trên địa bàn Hà Nam năm 2015

TT Tên huyện Số bể trung chuyển rác thải đã xây dựng Số tổ thu gom rác Số thôn, xóm Số người tham gia tổ thu gom Số xe thu gom rác thải đc cấp 1 Phủ Lý 21 112 236 225 118 2 Thanh Liêm 33 167 189 425 190 3 Bình Lục 25 209 231 518 237 4 Duy Tiên 20 156 140 362 549 5 Kim Bảng 24 141 179 788 312 6 Lý Nhân 25 298 345 833 347 Tổng cộng 148 1.083 1.320 3.151 1.753

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015

Công tác quản lý chất thải rắn tại tỉnh còn nhiều bất cập như sau:

- Một số xã chưa tổ chức thu gom triệt để, bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn xảy ra, đặc biệt tại các khu chợ dẫn đến khó khăn cho công tác thu gom, làm mất mỹ quan như

khu vực xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên; xã Nhật Tân, Nhật Tựu ở huyện Kim Bảng,… Rác được đổ dọc bờ sông, rơi xuống mặt nước, bốc mùi hôi thối, phát sinh nhiều ruồi nhặng.

- Khối lượng rác được đưa vào hố chưa triệt để và nhiều bãi rác chưa được phun chế phẩm EM, rắc vôi bột. Đa phần rác thải còn tập trung xung quanh khu vực hố chứa rác gây ô nhiễm môi trường.

- Do vị trí các trạm thu gom, hố chứa rác thải chủ yếu nằm ở ven cánh đồng nên đường vận chuyển xa, gặp nhiều khó khăn. Công tác bảo vệ trông coi trước khi hố đi vào hoạt động không được thường xuyên liên tục nên ở một số xã đã xảy ra tình trạng mất trộm vải bạt chống thấm, gãy đổ cột chống, thủng mái che... Một số địa phương do không bảo quản tấm bạt địa kỹ thuật để ngăn nước rỉ rác nên bị hỏng nhưng không được thay kịp thời, khiến nước rác ngấm ra sông và đồng ruộng.

- Sau khi đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, không duy trì được các chỉ tiêu về môi trường, các bãi rác tạm lại xuất hiện tại vị trí cũ. Các dự án, đề án bảo vệ môi trường được UBND tỉnh/huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức chỉ duy trì được một thời gian ngắn theo phong trào như các dự án phân loại rác, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, thu gom - mua bán rơm làm cơ chất trồng nấm...

- Nhiều xã thuần nông tại Bình Lục hoặc vùng núi Kim Bảng, Thanh Liêm vẫn chưa có địa điểm tập kết và xử lý nên các hộ gia đình thường vứt rác bừa bãi ở các trục đường, các khu đông người gây mất vệ sinh môi trường.

- Vấn đề từ các đơn vị thu gom và xử lý rác: lò đốt thỉnh thoảng dừng hoạt động vài ngày do sự cố giàn ghi; các cảm biến nhiệt độ lò đốt, nhiệt độ ống khói gặp sự cố nên không xác định được nhiệt độ, hệ thống xử lý nước rỉ rác không hoạt động thường xuyên… nên lượng rác tồn đọng tại khu xử lý ngày một lớn, đỉnh điểm tồn tới 850 tấn rác, phải dừng việc thu gom từ các địa phương.

3.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được phân loại thành chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường ngay tại nguồn phát sinh. Chất thải rắn nguy hại được các cơ sở ký hợp đồng thu gom, xử lý với các đơn vị

có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại và gửi báo cáo định kỳ về cơ quan quản lý nhà nước là Sở Tài nguyên và môi trường. Đối với chất thải rắn thông thường được các nhà máy, xí nghiệp ký hợp đồng với các công ty thu gom và xử lý tại địa phương.

Các doanh nghiệp nhỏ ngoài khu công nghiệp, còn tình trạng thải đổ bừa bãi tại những khu vực đất trống, tự xử lý bằng phương pháp đốt hoặc thải bỏ cùng với chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm thu gom rác thải tạm thời.

Tại các làng nghề, chất thải nguy hại và chất thải từ quá trình sản xuất đều được thu gom, vận chuyển và xử lý cùng chất thải rắn sinh hoạt. Nhất là các làng nghề chế biến nông sản (làm bánh đa nem, làm bún, đậu phụ…) thường bị ô nhiễm không khí cục bộ do thành phần dễ phân huỷ chiếm tỉ lệ cao trong chất thải từ quá trình sản xuất gây mùi. Một số làng nghề mộc, làm trống hoặc mây tre đan, người dân tận dụng mùn cưa và tre nứa khá triệt để.

Nhìn chung, tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn còn thấp, chỉ đạt 70 - 80%.

3.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp

Các phụ phẩm cây lúa sau thu hoạch gồm rơm, rạ, trấu, trước đây thường được sử dụng làm nguyên liệu đun nấu. Nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều chất đốt khác như gas, than, củi, điện nên rơm rạ sau khi thu hoạch được phơi, gom thành đống và đốt trực tiếp trên cánh đồng, khi đốt phát tán lượng lớn khói, bụi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hạn chế tầm nhìn. Một lượng nhỏ rơm rạ được sử dụng làm thức ăn cho trâu bò, làm đồ thủ công, bán cho các cơ sở trồng nấm nhưng không ổn định. Một số hộ chăn nuôi gia cầm sử dụng trấu để lót chuồng gia cầm. Phụ phẩm ngô bao gồm thân, lá và lõi ngô. Thân và lá ngô được dùng cho mục đích đun nấu, làm thức ăn cho chăn nuôi vì thân ngô có hàm lượng chất xơ lớn. Lõi ngô chủ yếu là vứt bỏ, một số gia đình sử dụng lõi ngô để đun nấu. Các phụ phẩm từ cây trồng khác như lạc vừng, khoai sắn, hoa, màu… do khối lượng không nhiều nên chủ yếu đem thải bỏ cùng chất thải rắn sinh hoạt.

Đối với ngành chăn nuôi, Hà Nam có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh nhưng đa phần các hộ dân vẫn chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa. Mặc dù việc đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư để hình thành những trang trại chăn nuôi tập trung đã

được thực hiện nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại phổ biến. Trong khuôn khổ dự án Khí sinh học cho ngành chăn nuôi, tỉnh Hà Nam đã xây dựng được 279 công trình khí sinh học nhưng sau một thời gian hoạt động do gặp phải các vấn đề kỹ thuật nên một số công trình không được sử dụng. Hiện nay, chất thải rắn chăn nuôi ngoài phương pháp xử lý bằng hầm biogas thì chủ yếu đổ thải ra cống rãnh, tồn lưu trên đường làng, đồng ruộng. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và bốc mùi hôi thối trong các khu dân cư.

Có thể thấy, do nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng chất thải rắn nông nghiệp bị vứt bừa bãi ra môi trường còn nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn còn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị, nhân lực và nhận thức. Chất thải rắn nông nghiệp chưa có những biện pháp quản lý hiệu quả, chủ yếu do người dân tự xử lý hoặc thải bỏ ra môi trường.

3.3. Đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắntỉnh Hà Nam

3.3.1. Tiềm năng năng lượng sử dụng nhiệt trực tiếp

Theo số liệu ước tính của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam, trong năm 2017, một ngày trên địa bàn tỉnh Hà Nam phát sinh khoảng 440 tấn chất thải rắn sinh hoạt, độ ẩm trung bình của chất thải rắn là 40%. Thành phần có thể cháy được, nhiệt trị của chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam được tổng hợp trong bảng 3.15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)