Bảng 3 .8 Thành phần CTR phân theo ngành sản xuất
Bảng 3.12 .Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp từ canh tác lúa, ngô
(tấn/năm)
Tỷ lệ phụ phẩm/chính
phẩm [4] Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Rơm rạ 1 395.497 401.586 405.612 395.565 366.409 Vỏ trấu 0,2 79.099,4 80.317,2 81.122,4 79.113 73.281,8 Phụ phẩm
ngô 2,5 105.935 108.720 117.765 110.975 113.317,5 Tổng 580.531,4 590.623,2 604.499,4 585.653 553.008,3 Như vậy, khối lượng phụ phẩm nông nghiệp từ canh tác lúa và ngô trên địa bàn tỉnh là tương đối lớn nhưng loại chất thải rắn này chỉ phát sinh theo mùa vụ thu hoạch, mỗi năm 1-2 lần, xen kẽ giữa mùa vụ của các loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có những giải pháp thu gom và sử dụng hợp lý nguồn phụ phẩm này, người dân chủ yếu đốt tại đồng ruộng, lấy tro bón tại chỗ, số ít mang về làm chất đốt tại gia đình, thức ăn cho trâu bò.
Đối với hoạt động chăn nuôi lợn, gà, bò sữa, hình thức nuôi nhốt và trang trại là chủ yếu, lượng chất thải rắn có thể thu gom hoàn toàn; đối với trâu bò nuôi theo hình thức chuồng trại kết hợp chăn thả, chất thải rắn chỉ thu gom được trên 70%. Lượng phân thải ra trung bình một ngày với mỗi loại vật nuôi là 18 – 25kg/con trâu, 15 – 20kg/con bò, 1,2 – 3kg/con lợn, 0,02 – 0,05 kg/gà,vịt [2]. Số lượng vật nuôi trong năm 2017 được trình bày trong bảng 3.11, tuy nhiên các đàn gia súc, gia cầm này có chu kỳ nuôi khác nhau, như lợn có chu kỳ nuôi 3,5 - 4 tháng; trâu, bò có chu kỳ nuôi 6 tháng, gà, vịt có chu kỳ nuôi 3 tháng nên lượng chất thải chăn nuôi phát sinh trên địa bàn Hà Nam trung bình một ngày được tính toán trong bảng 3.13. Với số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nam trong một ngày có thể tạo ra khoảng 665 tấn
chất thải rắn. Một năm phát sinh 242.725 tấn chất thải rắn chăn nuôi, chưa tính đến các loại vật nuôi chiếm tỉ lệ nhỏ như dê, nhím, bồ câu, …