Tổng hợp tiềm năng năng lượng từ CTR tại Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 63 - 64)

Bảng 3 .8 Thành phần CTR phân theo ngành sản xuất

Bảng 3.18Tổng hợp tiềm năng năng lượng từ CTR tại Hà Nam

Phương pháp nhiệt trực tiếp

Khí bãi rác Khí biogas Sản xuất ethanol CTRSH và CTRCN Phụ phẩm lúa, ngô 2.700,78 TJ 8.098,3 – 10.412 TJ 131 TJ 158,3 – 692,3 TJ 4.287,7 TJ Theo kết quả tổng hợp tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam thì tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp lớn, tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn nông nghiệp chỉ đạt mức trung bình. Các tiềm năng này sẽ gia tăng trong những năm tới do gia tăng lượng chất thải rắn. Vì vậy cần có những dự án đầu tư vào lĩnh vực này, tránh làm lãng phí tài nguyên đồng thời giải quyết vấn đề môi trường liên quan đến chất thải rắn, trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Kết quả tính toán cũng chỉ ra rằng phương pháp nhiệt có khả năng tạo ra năng lượng lớn nhất. Đây là một trong những tiêu chí để lựa chọn công nghệ tận thu nguồn năng lượng từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

3.3.4. Dự báo khối lượng chất thải rắn và tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại tỉnh Hà Nam tại tỉnh Hà Nam

Theo quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam, đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 13%/năm; tốc độ tăng trưởng dân số bình quân là 1% [13]. Như vậy đến năm 2025, dân số toàn tỉnh đạt khoảng 878 nghìn người.

Năm 2017, phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trung bình là 0,65 kg/người/ngày. Trung bình sau 5 năm thì lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân tăng lên 0,04 kg/người/ngày. Như vậy đến năm 2025, lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân có thể đạt 0,71 kg/người/ngày.

Dự báo cho năm 2025, lượng chất thải rắn sinh hoạtcó thể đạt là:

M = I * Ni

Với : M: Khối lượng CTR (kg rác/người/ngày)

I : Khối lượng CTR bình quân trên người (kg/người/ngày) Ni: dân số năm cần dự báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 63 - 64)