Mức độ hài lòng của du khách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà NộiLuận văn ThS. Khoa học bền vững (Trang 68)

Stt Nội dung

đánh giá Đánh giá

1 Dịch vụ lƣu trú, ăn uống

Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng

25 15 10 (Lý do là) Giá cả Thiếu Chất lƣợng Phục vụ 4 2 2 2 2 Dịch vụ vận chuyển Rất thuận tiện Chấp nhận đƣợc Rất bất tiện 20 18 12 (Lý do là) Ùn tắc Chờ đợi 8 12

Nhƣ vậy số liệu trên phản ánh đúng với hiện trạng dịch vụ kinh doanh phục vụ du khách tại chùa Hƣơng đã đƣợc trình bày tại mục 3.2.2.

Hình 3 13. Phỏng vấn nhà sư và du khách (nguồn tác giả, 2017)

b) Về mức độ an ninh an toàn

Vấn đề an ninh an toàn cho du khách tại điểm đến luôn là một trong những mối quan tâm và yêu cầu hàng đầu cho mỗi điểm đến, trong những năm trƣớc đây chùa Hƣơng có những vụ việc nổi cộm liên quan đến vấn đề này, chẳng hạn vụ xô sát vì tranh giành khách giữa hai lái đò khiến một ngƣời tử vong (năm 2011), vụ các nhân viên bảo vệ cáp treo đánh một du khách (năm 2012), ngoài ra các hiện tƣợng chặt

chém, lừa đảo du khách hầu nhƣ năm nào cũng xảy ra, khiến môi trƣờng du lịch tại chùa Hƣơng luôn bị nghi ngờ về tình trạng an ninh và mức độ an toàn cho du khách. Trƣớc tình trạng đó, Ban tổ chức lễ hội, BQL và chính quyền địa phƣơng đã có những giải pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn hạn chế tình trạng trên, cụ thể là: (1) Tăng cƣờng lực lƣợng giữ gìn công tác an ninh trật tự trong mùa lễ hội, luôn có môt lực lƣợng thƣờng trực khoảng 300 cán bộ chiến sỹ công an tăng cƣờng trong suốt mùa lễ hội. (2) Trƣớc mùa lễ hội tiến hành gọi, hỏi răn đe, cho cam kết các đối tƣợng đã có tiền án tiền sự và có biểu hiện cƣỡng đoạt tài sản, trộm cắp, vận chuyển, tàng trữ và buôn bán trái phép đồ chơi nguy hiểm tại lễ hội chùa Hƣơng. (3) Thiết lập và công khai số điện thoại đƣờng dây nóng của Ban Tổ chức lễ hội. (4) Thƣờng xuyên tuyên truyền nhắc nhở du khách các biện pháp phòng tránh với các hiện tƣợng tiêu cực, đặc biệt là hỏi giá trƣớc khi sử dụng dịch vụ. (5) Yêu cầu các cửa hàng kinh doanh dịch vụ phải niêm yết giá công khai tránh tình trạng chặt chém, lừa đảo du khách. Chính vì vậy, những năm gần đây số vụ việc liên quan đến an ninh an toàn của du khách tại địa phƣơng và khu vực lễ hội đã đƣợc giảm đáng kể.

Điều này cũng phù hợp với ý kiến đánh giá của du khách về du lịch tại chùa Hƣơng. Trong số 50 du khách đƣợc hỏi có 34 ngƣời (68%) cảm thấy mức độ an toàn đƣợc đảm bảo. Số còn lại cảm thấy không yên tâm vì sợ trộm cắp, móc túi, chen lấn xô đẩy…Đây có thể coi là một nỗ lực rất lớn của chính quyền, Ban Tổ chức lễ hội trong việc mang lại lễ hội an toàn cho du khách. Điều đó cũng tác động tới quyết định có trở lại chùa Hƣơng của du khách, trong số 27 ngƣời lần đầu tiên đến chùa Hƣơng có 18 ngƣời nói sẽ quay lại, 8 ngƣời không chắc chắn và chỉ có 01 ngƣời nói không bao giờ quay lại (hình 3.14).

Hình 3 14. Dự kiến của du khách về việc quay lại chùa Hương (nguồn tác giả, 2017)

Đối với 23 ngƣời đến chùa Hƣơng nhiều hơn một lần đƣợc hỏi so sánh với lần trƣớc đến chùa Hƣơng của họ thì lần này họ thấy chùa Hƣơng có tốt hơn không? Có 17 ngƣời đồng ý là Chùa Hƣơng tốt hơn ở các điểm: Môi trƣờng cảnh quan (9 ý kiến), giá trị di sản (1 ý kiến), dịch vụ du lịch (1 ý kiến) và an ninh an toàn (6 ý kiến). Có 4 ý kiến cho rằng Chùa Hƣơng không có gì thay đổi, và 2 ý kiến cho rằng kém hơn.

c) Đánh giá mức độ hài lòng của du khách

Nhìn chung cảm nhận của du khách đối với du lịch tại chùa Hƣơng trong một vài năm đã tăng lên theo chiều hƣớng tích cực, điều này cũng phù hợp với diễn biến lƣợng du khách đến chùa Hƣơng trong giai đoạn 2012 - 2016. Đây là thành quả của chính quyền địa phƣơng, Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích danh thắng, đặc biệt là trong việc tăng cƣờng công tác vệ sinh môi trƣờng, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách thông qua các giải pháp có hiệu quả cao và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, đối với các dịch vụ kinh doanh phục vụ du khách tại chùa Hƣơng vẫn là điều đáng phải lƣu ý. Không thể phủ nhận hoạt động này đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên với tƣ duy và cung cách làm ăn mang nặng tính thời vụ bị ràng buộc bởi các luật tục truyền thống, việc lấy lợi nhuận làm mục đích ngắn hạn khiến cho hoạt động kinh doanh dịch vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp, đôi lúc, đôi chỗ còn tính chụp giật. Điều này cũng ảnh hƣởng đến cảm nhận của du khách khi đến chùa Hƣơng (hình 3.15).

Hình 3 15. Cảm nhận của du khách về chùa Hương so với lần trước (nguồn tác giả, 2017)

3.3.2.4. Sự hỗ trợ đối với những ngƣời dân địa phƣơng làm du lịch a) Các hoạt động hỗ trợ

Việc hỗ trợ những ngƣời dân làm du lịch tại Hƣơng Sơn thể hiện rõ nhất và liên tục là hoạt động tập huấn cho những hộ dân làm kinh doanh dịch vụ. Hàng năm, vào

khoảng tháng 11, 12 của năm trƣớc. chính quyền và các đơn vị quản lý thƣờng xuyên tổ chức tập huấn cho đối tƣợng là cán bộ thôn, xóm, các hộ đƣợc quyền kinh doanh trong khu vực chùa Hƣơng. Trong đó, có các nội dung nhƣ triển khai kế hoạch quản lý và tổ chức Lễ hội, các quy định của UBND huyện, Quy chế làm việc của Ban tổ chức, các văn bản có liên quan. Ngoài ra, với một số đối tƣợng cụ thể có các buổi tập huấn cho những ngƣời trực tiếp chế biến thực phẩm ở các cửa hàng phục vụ ăn uống và khám sức khoẻ cho họ, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, bày bán các loại thịt động vật tƣơi sống. Trong một số năm gần đây, chính quyền và Ban tổ chức còn tiến hành tổ chức tập huấn cho các đối tƣợng là lái đò về ứng xử văn minh, lịch sự, đảm bảo an toàn cho du khách, đồng thời hƣớng dẫn du khách giữ vệ sinh chung trong tuyền đƣờng đi đò. Thông qua các buổi gặp gỡ, tập huấn ngƣời dân cũng đã đƣợc trực tiếp góp ý, trao đổi về công tác tổ chức lễ hội với các cấp chính quyền và các cơ quan tổ chức

Việc hỗ trợ đối với việc kinh doanh hoạt động du lịch còn thể hiện ở việc tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển kinh doanh dịch vụ. Ngoài việc vay vốn tại các ngân hàng, các doanh nghiệp, cá nhân còn có thể tiếp cận các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt là Quỹ tín dụng nhân dân Hƣơng Sơn. Đây là một trong những kênh cung ứng vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trong đó có hoạt động du lịch.

b) Đánh giá hiệu quả các hoạt động hỗ trợ cho ngƣời dân làm du lịch

Có thể thấy các hoạt động hỗ trợ của chính quyền đối với ngƣời dân trong hoạt động du lịch còn tƣơng đối hạn chế và đơn giản, nặng về quản lý hành chính mà chƣa thể hiện nhiều trong việc hỗ trợ, giúp đỡ, đặc biệt là vấn đề ngƣời dân rất cần là nghiệp vụ du lịch. Xét về vai trò, thì du lịch là ngành kinh tế mang lại phần lớn thu nhập cho ngƣời dân, tuy nhiên ngƣời dân vẫn coi du lịch chỉ là hoạt động thời vụ (nghề phụ), kiến thức và kỹ năng về du lịch của ngƣời dân còn rất hạn chế. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tính chuyên nghiệp, ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ hoạt động du lịch.

3.3.2.5. Về hoạt động quản lý

a) Hiện trạng công tác quản lý tại chùa Hƣơng

Liên quan đến công tác quản lý trực tiếp tại chùa Hƣơng có sự tham gia của các đơn vị, tổ chức của nhà nƣớc và giáo hội phật giáo nhƣ sau: (1) Ban quản lý khu di

tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn là đơn vị chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện Mỹ Đức về toàn bộ công tác quản lý, bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn theo quy định. Phối hợp với địa phƣơng, các cơ quan liên quan, nhà sƣ trụ trì trong khu vực giữ gìn cảnh quan, môi trƣờng trong khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn theo quy định của pháp luật. (2) Trụ trì chùa Hƣơng: Thực hiện nhiệm vụ trông nom, quản lý các chùa, nơi thờ tự và thực hiện các công việc về tôn giáo. Bên cạnh đó phối hợp cùng Ban quản lý di tích tuyên truyền và giới thiệu các giá trị phật giáo của chùa Hƣơng cũng nhƣ những giá trị về kiến trúc, lịch sử trong khuôn viên chùa giúp du khách hiểu rõ thêm những giá trị nhân văn của khu danh thắng. (3) UBND xã Hƣơng Sơn là quản lý nhà nƣớc về địa giới hành chính, hộ khẩu phối hợp cùng Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị khu di tích và tổ chức phục vụ khách. (4) Ban quản lý Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn và hạt kiểm lâm Mỹ Đức thực hiện chức năng quản lý bảo vệ phát triển rừng, hƣớng dẫn nhân dân làm tốt công tác phòng chống cháy rừng.

Theo nhƣ phân công nhiệm vụ nhƣ trên, có thể thấy cơ quan quản lý có trách nhiệm chính tại chùa Hƣơng là ban quản lý di tích. Tuy nhiên đây không phải là cơ quan đầu mối có chức năng và nhiệm vụ điều phối mọi hoạt động liên quan đến di tích. Trong khi đó, Ban trụ trì chùa Hƣơng, với nguồn kinh phí từ xã hội hóa (công đức) đã có nhiều hoạt động bảo tồn, tu bổ tôn tạo di tích.

Ngoài ra, trong mùa lễ hội, huyện Mỹ Đức cũng thành lập Ban tổ chức lễ hội do một Phó chủ tịch huyện làm trƣởng ban, với sự tham gia của đại diện chính quyền địa phƣơng, các ban ngành trong huyện. Có thể nói đây là hoạt động quản lý có tính thống nhất và phối hợp hiệu quả nhất trong những năm qua. Tuy nhiên, hoat động này cũng chỉ diễn ra trong mùa lễ hội.

b) Đánh giá về công tác quản lý

Việc có nhiều đơn vị chủ thể tham gia công tác quản lý tại chùa Hƣơng cũng có mặt tích cực là có đƣợc phân công, chia sẻ về trách nhiệm công việc. Trong những năm qua công tác quản lý tại chùa Hƣơng đã có nhiều thành quả góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn.

Tuy nhiên, việc có nhiều đơn vị tham gia quản lý cũng dẫn đến hiện tƣợng chồng chéo, trông chờ, khi có phát sinh các sự vụ cần có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị dẫn đến xử lý công việc còn chậm chễ. Sự phối hợp đồng bộ giữa các bên

liên quan trong công tác bảo vệ và quản lý di tích còn chƣa thật sự hiệu quả chƣa cao dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đồng thời trong một số trƣờng hợp trách nhiệm còn chƣa đƣợc quy định cụ thể. Việc chƣa có một cơ chế phối hợp và một cơ quan có chức năng điều phối khiến cho tình trạng quản lý nguồn kinh phí thu đƣợc chƣa thật sự hiệu quả để mang lại những thay đổi tích cực cho chùa Hƣơng.

3.3.2.6. Đánh giá tình hình an ninh trật tự a) Tình hình an ninh trật tự tại địa phƣơng

Vấn đề an ninh trật tự tại địa phƣơng là chỉ số quan trọng để phản ánh chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng. Đồng thời, hỉnh ảnh điểm đến an toàn, ngƣời dân thân thiện cũng là một trong những yếu tố mà du khách quan tâm, điều này cũng góp phần quan trọng trong việc mang lại ấn tƣợng của du khách về điểm đến và ảnh hƣởng đến quyết định trở lại của du khách. Chính quyền địa phƣơng đã có nhiều giải pháp để đảm bảo công tác an ninh trật tự tại địa phƣơng, đặc biệt là dịp lễ hội hàng năm. Ngay từ đầu năm chính quyền đã tổ chức rà soát, phân loại, các loại đối tƣợng gọi hỏi, răn đe, giáo dục các đối tƣợng có tiền án tiền sự, ngăn chặn các đối tƣợng có khả năng gây rối trên địa bàn.Theo UBND xã Hƣơng Sơn giai đoạn 2012 - 2016 diễn biến các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự nhƣ sau (hình 3.16):

Hình 3 16. Diễn biến tình hình an ninh trật tự

(nguồn báo cáo kinh tế xã hội các năm 2012 - 2016 của UBND xã Hương Sơn)

b) Đánh giá tình hình an ninh trật tự tại địa phƣơng

Nhƣ vậy, trong khoảng thời gian 5 năm số vụ việc liên quan trật tự tại xã Hƣơng Sơn đã giảm đáng kể. Đối với một địa phƣơng có điểm đến nổi tiếng và lễ hội kéo dài, có lƣợng ngƣời tham gia thuộc hàng lớn nhất trên cả nƣớc thì việc tình hình an ninh trật tự ngày càng đƣợc đảm bảo là nỗ lực rất đáng ghi nhận của chính quyền địa phƣơng và các cơ quan đảm bảo an ninh trật tự. Điều này cũng góp phần đƣa lƣợng

khách du lịch tại chùa Hƣơng tăng trở lại sau một khoảng thời gian 2012 - 2015 bị giảm (xem hình 3.1).

3.3.3. Tính bền vững của m i trƣờng

3.3.3.1. Hiện trạng môi trƣờng tự nhiên a) Hiện trạng môi trƣờng đất

Trong những năm gần đây môi trƣờng đất tại quần thể danh thắng Hƣơng Sơn đã và đang đứng trƣớc nguy cơ ô nhiễm có nguyên nhân từ hoạt động du lịch. Theo kết quả phân tích mẫu đất thực hiện tại chùa Hƣơng vào tháng 10 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho thấy môi trƣờng đất tại chùa Hƣơng hiện đang bị ô nhiễm, đặc biệt là các chỉ số về Asen, đây là nguyên tố và các hợp chất của nó đƣợc phân loại là "độc" và "nguy hiểm cho môi trƣờng" là các chất gây ung thƣ nhóm 1 (bảng 3.6).

Bảng 3. 6. Kết quả phân tích mẫu đất (chỉ số As) tại chùa Hương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2014)

TT Địa điểm lấy mẫu Đơn vị Kết quả QCVN

03/2008/BTNMT1 1 Bãi đốt rác mg/kg 10,11 12 2 Bến đò Thiên Trù mg/kg 11,19 12 3 Nhà hàng Mai Lâm (Sân Thiên Trù) mg/kg 54,39 12 4 Đƣờng lên Thiên Trù mg/kg 9,01 12 5 Cạnh bãi tập kết rác thải mg/kg 15,10 12 6 Khu vực Mả Mê mg/kg 34,32 12

Nhƣ vậy hầu hết các khu vực tại chùa Hƣơng đều trong tình trạng ô nhiễm As, đặc biệt có một số khu vực chỉ số vƣợt ngƣỡng cho phép rất nhiều lần. Đây là một thực tế đáng báo động, vì đây mới chỉ là mùa thấp điểm du lịch, trong trƣờng hợp vào mùa lễ hội chắc chắn chỉ số này sẽ còn cao hơn. As tích tụ lâu ngày trong đất không chỉ ảnh hƣởng về lâu dài đối với môi trƣờng nƣớc mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với khu vực bị ô nhiễm

b) Hiện trạng môi trƣờng nƣớc

Về nước mặt: Khu vực chùa Hƣơng có ba suối chính là Long Vân, Tuyết Sơn và suối Yến, đây cũng là nguồn nƣớc mặt. Trong đó nguồn tiếp nhận nƣớc thải từ các điểm xả thải tại khu vực chùa Hƣơng là suối Yến. Các điểm xả thải khá phân tán, thải trực tiếp xuống các thung lũng, nƣớc thải sẽ theo các mạch ngầm hoặc theo nƣớc mƣa thoát ra suối Yến. Với đặc điểm thủy văn của suối Yến (xem thêm mục 1.2.2), quá trình thoát nƣớc thải đã pha loãng và làm giảm đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt khu vực chùa Hƣơng vào mùa không lễ hội (tháng 10 năm 2014) hầu hết các chỉ số đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép, chỉ riêng

thông số NH4+ đã vƣợt tiêu chuẩn (bảng 3.7). Tuy nhiên, khi vào mùa lễ hội lƣợng

khách tham quan tăng đột biến, nƣớc thải và rác thải phát sinh rất nhiều sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc mặt. Vì vậy cần có biện pháp giảm thiểu lƣợng nƣớc thải và chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà NộiLuận văn ThS. Khoa học bền vững (Trang 68)