Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà NộiLuận văn ThS. Khoa học bền vững (Trang 26 - 29)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.2.1. Khái quát về chùa Hƣơng

Chùa Hƣơng đƣợc biết đến nhƣ một trong những điểm hành hƣơng gắn liền với lễ hội, một trong di tích đƣợc biết đến nhiều nhất của Việt Nam. Nơi đây, gần nhƣ có đầy đủ đặc điểm tiêu biểu của các giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tại Việt Nam. Với hệ thống đền, chùa đặc sắc, hang động đa dạng, nổi tiếng nhất là động Hƣơng Tích, hệ thống sông suối, với suối Yến, đƣờng giao thông chính và độc đáo dẫn du khách vào với các các điểm di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn có tính đa dạng sinh học rất cao, đồng thời cũng tạo ra không gian, cảnh quan hùng vĩ. Ngoài ra, tại một số hang động của chùa Hƣơng, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di chỉ khảo cổ. Không nhiểu điểm du lịch trên Việt Nam đƣợc thiên nhiêu ƣu ái có cả sông suối, hang động, rừng nhƣ ở chùa Hƣơng.

Trong Quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, chùa Hƣơng đƣợc nằm trong khu vực vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc với 11 tỉnh/thành phố. Trong đó, Thủ đô Hà Nội đƣợc xác định là gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận. chùa Hƣơng đƣợc định hƣớng là điểm du lịch có tiềm năng phát triển thành điểm du lịch quốc gia.

Trong quy hoạch phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, điểm du lịch chùa Hƣơng (đƣợc xác định phát triển là điểm du lịch quốc gia) hƣớng khai thác đƣợc xác định gắn với tham quan di tích, thắng cảnh kết hợp lễ hội, tâm linh. Đồng thời, chùa Hƣơng cũng là điểm khởi đầu cho tuyến du lịch chuyên đề “Lễ hội, tâm linh”: Chùa Hƣơng - Tam Chúc - Bái Đính - Đền Trần, Phủ Giầy (Nam Định) - Đền Trần, Chùa Keo (Thái Bình) - Yên Tử.

Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, đặt mục tiêu là đến năm 2020 du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại... Trong đó, huyện Mỹ Đức đƣợc quy hoạch là phát triển cụm du lịch Hƣơng Sơn - Quan Sơn với các sản phẩm du lịch chính: Du lịch văn hóa tâm linh lễ hội; Du lịch nghỉ dƣỡng, nghỉ cuối tuần và sinh thái; Du lịch thể thao cao cấp với các sản phẩm Golf, thể thao nƣớc; Du lịch văn hóa... Trên thực tế, trong những năm qua chùa Hƣơng không chỉ là điểm nhấn quan trọng, góp phần thu hút khách du lịch cho Thủ đô Hà Nội, đồng thời cũng đã góp phần

không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng, đặc biệt là xã Hƣơng Sơn là nơi bao bọc chùa Hƣơng về mặt địa giới hành chính.

1.2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên xã Hƣơng Sơn

1.2.2.1. Vị trí địa lý và hành chính

Xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là xã đồng chiêm trũng nằm ở phía nam huyện Mỹ Đức, cách trung tâm huyện 11 km, nằm ven sông Đáy, ven núi, là một xã thuần nông, nhƣng nhờ có quần thể di tích danh thắng Hƣơng Sơn mà trong những năm qua đã phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ thƣơng mại. Xã Hƣơng Sơn nằm dọc theo tỉnh lộ 419 từ trung tâm huyện đi tỉnh Hà Nam, không chỉ tiếp giáp với các xã và huyện khác của Hà Nội mà còn tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình. Vì vậy, hệ thống giao thông ở đây tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

1.2.2.2. Địa hình

Quần thể di tích danh thắng Hƣơng Sơn thuộc vùng núi phía Đông Bắc đồng bằng Bắc bộ, có nhiều núi cao hiểm trở, địa hình chia cắt mạnh, xen kẽ núi cao là những vực sâu, nhiều núi đá dựng đứng có độ cao từ 42.10 - 332m, phủ phía trên bề mặt có nhiều cây cối của rừng nguyên sinh với vách đá kề sát tạo nhiều nhiều hang động. Chùa Hƣơng nằm ở vùng cuối của hệ thống núi và cao nguyên đá vôi Đông Bắc (thuộc hệ Sơn Mộc Châu), tiếp giáp với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các dãy núi có đặc điểm là độ cao thấp (đỉnh cao nhất là 381m), tuy nhiên địa hình bị chia cắt mạnh, xen kẽ giữa những dẫy núi cao là vực sâu, với các vách đá kề sát tạo nên hệ thống hang động khá phong phú. Địa hình, địa mạo Hƣơng Sơn đƣợc tạo nên do 2 nhóm yếu tố chủ yếu bao gồm địa hình Caster là quá trình hòa tan của đá vôi cùng với các quá trình cơ học khác nhƣ sự đổ vỡ, xâm thực vào quá trình xói mòn, tạo nên các hang động nhƣ Hƣơng Tích, Long Vân... Các hang thƣờng có đƣờng ngắn theo dạng núi, dạng núi phát triển trên bề mặt và dọc khe nứt tạo thành các hang hình vòm. Hang động thƣờng có cấu trúc đơn giản không phân nhóm phức tạp và nhiều bậc. Trầm tích hang động ở đây chủ yếu cấu tạo thành nhà đá, măng đá và cột đá, tạo nên những hình thù kỳ thú trong hang.Xen kẽ giữa các dãy núi là vùng thung lũng bằng phẳng, khá rộng, có nhiều dòng suối nhỏ chảy trong nội đồng, thuận lợi cho việc canh tác. Các cánh đồng Caster xen kẽ núi đá vôi này là kết quả của quá trình kiến tạo địa chất qua nhiều giai đoạn khác nhau (Ban quản lý rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, 2014).

Khu vực xã Hƣơng Sơn bao gồm vùng núi đá, đá vôi và đất nền do phù sa Sông Đáy tạo thành. Do tác động của nhiều yếu tố, bề mặt thổ nhƣỡng ở một số khu vực đã bị xói mòn, sụt lở. Địa chất khu vực Hƣơng sơn đƣợc chia thành hai khu vực:

Khu vực thung lũng chùa Hƣơng là cánh đồng trũng có diện tích khoảng 10ha nằm hai bên bờ suối Yến. Địa hình ở đây khá bằng phẳng với độ cao trung bình là 13,6m, phía Đông và phía Tây đƣợc bao bọc bởi 2 dẫy núi đá vôi chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Các cánh đồng này thƣờng bị lầy hóa quanh năm do nƣớc thoát chậm và do nƣớc ngầm từ các khối núi đá vôi xung quanh đổ vào suối Yến.

Khu vực cánh đồng Hội Xá, có diện tích khoảng 30ha, có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, với độ cao 2.6m. Cấu tạo địa chất khu vực này tƣơng đối đồng nhất. Nằm trên lớp đá vôi là tầng đất trầm tích dày khoảng 20 - 60m, thành phần chủ yếu là đất sét màu nâu gụ, xám nâu, xám xanh.

1.2.2.3. Thuỷ văn

Quần thể di tích danh thắng Hƣơng Sơn có các suối chính là Long Vân, Tuyết Sơn và suối Yến.

- Suối Long Vân: dài khoảng 3km, lòng suối rộng trung bình từ 10 - 15m, cao độ lòng suối trung bình là 1.2 - 0.5m.

- Suối Tuyết Sơn: dài khoảng 2km, lòng suối rộng trung bình từ 10 - 15m, cao độ lòng suối trung bình là 1.0 - 0.6m

- Suối Yến: nằm giữa thung lũng, hai bên là đồi núi và vách đá dựng đứng, là trục tiêu chính cho khu di tích danh thắng Hƣơng Sơn, thoát nƣớc theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam, có chiều dài khoảng 4.6km, cao độ trung bình nền suối từ 1.0 - 1.2m. Hiện nay suối Yến đã đƣợc nạo vét, rộng khoảng 40m, cao độ dòng suối từ 0.0 - 0.2m. Mực nƣớc suối Yến về mùa lũ có cao độ từ 3 - 3.2m, về mùa cạn khoảng từ 1.5 - 1.7m. Vào mùa mƣa nƣớc mƣa từ trên núi và các vùng trong lƣu lực chảy về suối Long Vân, Tuyết Sơn và chảy vào suối Yến. Khi mực nƣớc gần suối Yến cao hơn mực nƣớc Sông Đáy, nƣớc từ suối chảy về cống điều tiết rồi chảy ra Sông Đáy. Khi mực nƣớc trong khu vực suối Yến thấp hơn mực nƣớc lũ Sông Đáy, cống điều tiết đóng lại, luôn giữ cho mực nƣớc trong dòng suối Yến cao hơn 2m, đảm bảo an toàn cho thuyền đi lại. 1.2.2.5. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt với các đặc trƣng khí hậu chính nhƣ sau: Nhiệt độ không khí: bình quân năm là 23,1ºC,

trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,6ºC, thƣờng vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 33,2ºC, thƣờng vào tháng 7 (Ban quản lý rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, 2012).

1.2.3. Đặc điểm KT-XH

1.2.3.1. Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên là 4.284,73 ha,trong đó:

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản là 952,0 ha. - Diện tích đất lâm nghiệp là 2.760,44 ha.

- Diện tích đất phi nông nghiệp là 488,54 ha. - Diện tích đất chƣa sử dụng là 83,75 ha. 1.2.3.2. Dân số và lao động:

Khoảng 23.000 khẩu, 6.016 hộ đƣợc phân bố 06 thôn và chia thành 19 xóm để quản lý, điều hành các mặt xã hội và sản xuất nông nghiệp. Hầu hết ngƣời dân là lao động nông nghiệp và tham gia làm các dịch vụ phục vụ du khách tham quan khu thắng cảnh chùa Hƣơng (UBND xã Hƣơng Sơn, 2016).

1.2.3.3. Tình hình kimh tế

Năm 2016, xã Hƣơng Sơn đạt tăng trƣởng là: 11,42 %, tổng giá trị thu nhập cả năm: 728.046.000.000 đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 33.000.000 đồng. Du lịch - thƣơng mại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của một xã thuần nông nhƣ Hƣơng Sơn (khoảng 70%). Điều này có nguyên nhân xuất phát từ hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch tại chùa Hƣơng (UBND xã Hƣơng Sơn, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà NộiLuận văn ThS. Khoa học bền vững (Trang 26 - 29)