Nhà máy xử lý rác thải Mả Mê

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà NộiLuận văn ThS. Khoa học bền vững (Trang 80)

Tại khu vực động Hương Tích: Khu vực này có một bãi tập kết rác phía dƣới thung lũng sau động. Rác thải ở khu vực này chủ yếu là nilon, hoa tƣơi, lá bánh, bã mía.... Tuy nhiên lò đốt này áp dụng phƣơng pháp đốt 1 cấp thủ công bằng củi, nhiệt độ đốt lò thấp, do đó hiệu suất đốt của lò này không đáng kể, lƣợng rác không cháy vẫn còn khá nhiều và tích trữ tại bãi rác ngay cửa lò ra. Do đốt ở nhiệt độ thấp nên khói lò thải ra nhiều và khá độc hại. Việc thu gom rác thải đƣợc thực hiện bằng hệ thống ròng rọc chạy bằng điện để kéo rác thải từ dƣới động lên sƣờn núi. Quãng đƣờng chỉ dài gần 200m nhƣng vào những ngày đông du khách hệ thống này hoạt động hết công suất vì lƣợng rác thải ra quá lớn (hình 3.19).

Hình 3 19. ò đốt rác và bãi chứa rác động Hương Tích (nguồn tác giả, 2017)

Thiết bị thu gom rác tại chùa Hƣơng cũng còn khá đơn giản và chƣa đúng với quy định, phần lớn các thùng đựng rác đƣợc làm bằng sọt tre, hộp xốp thậm chí bằng cả bao tải, các loại thùng rác tự chế này không kín và không có nắp đậy. Việc này không chỉ gây mất mỹ quan mà còn không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng vì nƣớc rỉ rác và mùi hôi thối của các thùng đựng rác này (hình 3.20). Theo cán bộ quản lý thì lý do là do lƣợng rác thải quá nhiều phải thu gom liên tục mà việc thu gom trên địa hình này rất khó khăn nên các thùng rác này thuận tiện hơn các thùng rác công nghiệp. Cách giải thích này không đƣợc thuyết phục vì có thể khắc phục các khó khăn trên bằng cách thiết kế và đặt hàng các thùng rác chuyên dụng cho di tích.

c) Nhà vệ sinh công cộng

Mùa lễ hội năm 2017, Ban quản lý di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn đã đƣa vào sử dụng 12 điểm vệ sinh công cộng miễn phí phục vụ du khách. Tuy nhiên, những năm trƣớc đó, tại khu vực Thiên Trù có 4 khu vệ sinh với 40 phòng (không kể phòng vệ sinh do Ban trụ trì chùa Hƣơng xây dựng trong khu vực nhà chùa quản lý). Tổng diện

tích bề mặt mỗi nhà vệ sinh là 27m2, mỗi nhà vệ sinh đều có xây bể phốt, thể tích mỗi

bể là 50m3. Hầu hết nƣớc thải của các nhà vệ sinh đều gián tiếp hoặc trực tiếp xả

xuống suối Yến hoặc để ngấm xuống đất. Càng lên cao do tình trạng thiếu nƣớc, nhu cầu sử dụng lớn trong mùa lễ hội nên các nhà vệ sinh bốc mùi rất khó chịu.

Dọc đƣờng lên động Hƣơng Tích, ngoài một số nhà vệ sinh do Ban quản lý bố trí còn có rất nhiều nhà vệ sinh tự phát, chủ yếu đều chỉ đƣợc quây sơ bộ bằng mảnh bạt. Nƣớc thải đƣợc xả trực tiếp xuống thung lũng núi, ngấm vào đất hoặc chảy xuống nguồn nƣớc mặt suối Yến.

Tại khu vực động Hƣơng Tích, nhà chùa đã cho xây dựng hệ thống nhà vệ sinh phục vụ du khách. Tuy nhiên, do đặc thù nƣớc tại khu vực này cực kỳ khan hiếm trong mùa lễ hội, vì vậy, không thể đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sử dụng của du khách. Tại khu vực này, không chỉ đến mùa cao điểm mà những ngày thấp điểm về du lịch vẫn bốc mùi khó chịu vì lý do nƣớc thải từ nhà vệ sinh thải ra triền núi lâu ngày tích tụ lại.

Đây cũng là một trong những tồn tại trong mùa lễ hội tại chùa Hƣơng ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng tự nhiên, đến môi trƣờng lễ hội vốn rất cần sự trang nghiêm tôn kinh, không gian thoáng đãng, không khí trong lành.

d) Kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trƣờng

Kinh phí chi cho công tác bảo vệ môi trƣờng tại chùa Hƣơng hiện nay đƣợc trích từ kinh phí bán vé tham quan hàng năm do Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn quản lý và chi trả. Các hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại chùa Hƣơng bao gồm, dọn dẹp vệ sinh môi trƣờng (trên đƣờng bộ và đƣờng thủy), vận hành lò đốt rác, vận hành các nhà vệ sinh công cộng. Trong các hoạt động trên, việc vệ sinh môi trƣờng, thu gom rác thải đƣợc Ban quản lý hợp đồng với công ty Yến Hƣơng, giai đoạn 2012 - 2016 kinh phí cho hoạt động này nhƣ sau (hình 3.22).

Hình 3 21. Kinh phí cho công tác vệ sinh môi trường giai đoạn 2012 - 2016 (nguồn tác giả, 2017)

Ngoài ra kinh phí bảo vệ môi trƣờng còn chi cho một số hoạt động cụ thể khác nhƣ vận hành, bảo dƣỡng lò đốt rác (khoảng 500 triệu đồng/năm), xây dựng và vận hành nhà vệ sinh công cộng (năm 2016 đã xây dựng 02 khu nhà vệ sinh với kinh phí 4,4 tỷ đồng, duy trì hoạt động của nhà vệ sinh công cộng khoảng 2 tỷ đồng), làm sạch suối Yến bằng vôi bột…

Bên cạnh đó, các cơ sở tôn giáo cũng đầu tƣ kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại khu vực nội tự. Lò đốt rác tại Mả Mê (kinh phí đầu tƣ khoảng 10 tỷ đồng), lò đốt rác tại và nhà vệ sinh tại khu vực động Hƣơng Tích cũng do nguồn kinh phí xã hội hóa và công đức của nhà chùa.

3.3.3.4. Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải

Không thể phủ nhận những cố gắng, nỗ lực của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý và cơ sở tôn giáo tại chùa Hƣơng trong việc thu gom, xử lý chất thải. Qua từng năm, chất lƣợng môi trƣờng đã đƣợc cải thiện nhờ hoạt động này đƣợc quan tâm và nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, công tác này còn tồn tại khá nhiều hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

a) Nguyên nhân khách quan

Đặc điểm, địa hình của khu vực đông khách tham quan nhất (chùa Thiên Trù, động Hƣơng Tích) là đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn, điều này khiến cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, đặc biệt là nƣớc thải, gặp nhiều trở ngại. Khu vực chùa Thiên Trù trở lên động Hƣơng Tích khá biệt lập so với khu dân cƣ, việc đi lại chỉ bằng thuyền nhỏ trên suối Yến nên khả năng vận chuyển rác thải đi xử lý rất khó thực

hiện. Toàn bộ lƣợng rác thải phát sinh tại khu vực chùa Hƣơng chỉ có thể đƣợc thu gom và xử lý ngay tại chỗ. Thời tiết mùa lễ hội thƣờng có mƣa phùn, độ ẩm không khí cao khiến cho rác thải vốn đã có nhiều chất hữu cơ lại càng thêm ẩm ƣớt, rất khó cho việc thu gom và đốt rác. Tính thời vụ của du lịch khiến cho áp lực lên công tác này tăng đột biến vào mùa lễ hội, không thể giải quyết đƣợc triệt để ngay. Tuy nhiên đến mùa thấp điểm lại cũng không khắc phục đƣợc vì yếu tố địa hình (rác thải vứt xuống khe núi, thung sâu; nƣớc thải thấm vào đất).

b) Nguyên nhân khách quan

Ý thức và nhận thức về bảo vệ môi trƣờng của nhiều du khách còn rất hạn chế. Trên thực tế, cơ quan quản lý đã trang bị khá nhiều các thùng rác, nhƣng hiện tƣợng xả rác bừa bãi khá phổ biến, đặc biệt là xả xuống các khe núi, thung lũng,... khiến cho công tác thu gom hết sức khó khăn.

Hệ thống thu gom rác chƣa đảm bảo vệ sinh, việc bố trí số lƣợng cũng nhƣ vị trí các thùng rác còn chƣa hợp lý, thể tích thùng rác còn nhỏ. Nhiều nơi còn sử dụng bao tải để chứa rác, thùng rác hở không có nắp kín dẫn đến tình trạng rò rỉ nƣớc rác, bốc mùi hôi, là nơi trú ngụ của ruồi muỗi và côn trùng.

Nhân lực làm công tác môi trƣờng, lực lƣợng thu gom, xử lý rác thải còn khá mỏng, chƣa có nghiệp vụ chuyên môn cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lƣợng môi trƣờng chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trƣờng đối với các tổ chức, cá nhân còn chƣa đƣợc chú trọng. Trên thực tế, đây là những đối tƣợng có tác động rất mạnh tới môi trƣờng tự nhiên. Các chất thải từ ăn uống, sinh hoạt tại các hàng, quán mới chính là những nguồn thải cần quản lý vì mức độ ô nhiễm môi trƣờng của chúng.

Việc sử dụng kinh phí cho công tác môi trƣờng còn phân tán, đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng chƣa có kế hoạch tổng thế mang tính bài bản, chính vì vậy hiệu quả còn chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng.

3.3.3.5. Đánh giá công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng

Bên cạnh việc lồng ghép tuyên truyền, hƣớng dẫn công tác bảo vệ môi trƣờng trong các buổi tập huấn cho các hộ kinh doanh dịch vụ, lái đò…do chính quyền ðịa phýõng và Ban quản lý khu danh thắng trƣớc mỗi mùa lễ hội, công tác tuyên truyền cho bảo vệ môi trƣờng đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, chẳng hạn nhƣ hệ thống biển bảng, truyền thanh.

Hệ thống biến bảng tuyên truyền, chỉ dẫn về bảo vệ môi trƣờng đƣợc bố trí ngay từ bến Đục vào tận bến Trò (Thiên Trù), nội dung biển bảng nhắc nhở du khách bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn vệ sinh không vứt rác xuống suối. Hình thức đƣợc trình bày đẹp, rõ ràng gây ấn tƣợng với du khách, khoảng 500m một bảng đƣợc đặt so le hai bên bờ suối Yến. Các biển bảng đƣợc tài trợ và làm mới trƣớc mỗi mùa lễ hội, điều này mang lại hiệu quả cao thông qua việc hạn chế đƣợc tình trạng du khách xả rác xuống suối Yến. Ngoài ra, hệ thống chỉ dẫn nhà vệ sinh cũng đã đƣợc bố trí tại các điểm tập trung đông ngƣời tạo điều kiện cho du khách dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

Hình 3 22. Biển thông tin tuyên truyền và chỉ dẫn môi trường (nguồn tác giả, 2017)

Hệ thống truyền thanh trong mùa lễ hội bên cạnh việc nhắc nhở, cảnh báo du khách chấp hành quy định của Ban tổ chức, đề phòng chặt chém, trộm cắp, còn nhắc nhở du khách giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, trật tự.

Ngoài ra, trong khuôn viên nội tự chùa Thiên Trù, Ban Trụ trì chùa Hƣơng cũng có những lời nhắc nhở du khách dựa trên những lời răn của kinh Phật trong việc bảo vệ môi trƣờng, đây là việc làm rất có hiệu quả và ý nghĩa đối với du khách, phật tử trong những năm qua.

Công tác này những năm qua đã có những chuyển biến và hiệu quả tích cực, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, mang lại hình ảnh lễ hội xanh - sạch. Tuy nhiên, hoạt động này còn tƣơng đối đơn giản, chƣa phong phú về hình thức. Hệ thống biển bảng tuyên truyền có đƣợc từ công tác tài trợ, dẫn đến hình ảnh quảng cáo gây ấn tƣợng mạnh hơn hiệu quả tuyên truyền. Biển chỉ dẫn nhà vệ sinh đặt còn thiếu tính hợp lý và mỹ quan. Hệ thống truyền thanh không có khung giờ cố định bị ảnh hƣởng

bởi loa đài của các nhà hàng, góp phần tạo nên âm thanh hỗn tạp trong khu vực đông ngƣời, vì vậy hiệu quả còn chƣa cao.

3.3.4. Đánh giá sức chứa du lịch (ngƣỡng chịu tải) của chùa Hƣơng

Sức chứa của một điểm du lịch là khái niệm tƣơng đối phổ biến, tuy không khó hiểu về mặt lý thuyết, nhƣng trên thực tế khó có thể xác định đƣợc con số chính xác về sức chứa cho khu du lịch, vì nó bao gồm cả yếu tố định tính và định lƣợng. Mặt khác mỗi điểm du lịch lại có đặc điểm riêng, chính vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả xác định các chỉ số về sức chứa tại chùa Hƣơng chỉ mang ý nghĩa khoa học.

3.3.4.1 Sức chứa vật lý (Ngƣỡng chịu tải vật lý)

Do đặc thù hoạt động du lịch của chùa Hƣơng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 3 tháng đầu năm âm lịch, cao điểm là những ngày khai hội, ngày cuối tuần hoặc ngày rằm, mùng một, lƣợng khách chủ yếu tập trung trong thời gian này và cũng chủ yếu đi theo tuyến chùa Thiên Trù, động Hƣơng Tích. Hoạt động tham quan chỉ diễn ra tại một số điểm nhất định, chính vì vậy mặc dù diện tích tự nhiên của quần thể là tƣơng đối lớn, tuy nhiên vào mùa cao điểm thì thƣờng xuyên có sự tắc nghẽn tại một số điểm đặc biệt là khu vực Cửa Võng (khu vực cáp treo) và động Hƣơng Tích. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn hai khu vực chùa Thiên Trù và động Hƣơng Tích trên để tính toán và đánh giá ngƣỡng chịu tải về vật lý của chùa Hƣơng trong mùa lễ hội.

Bảng 3. 8. Số lượng khách đến với chùa Hương trong giai đoạn 2012 - 2016 (Nguồn báo cáo kinh tế xã hội xã Hương Sơn và báo cáo tổng kết lễ hội)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Trung bình Cả năm 1,386,082 1,360,000 1,293,468 1,269,539 1,414,187 1,344,655 Các tháng lễ hội 1,335,268 1,316,743 1,243,468 1,235,039 1,357,682 1,297,640 Các tháng thấp điểm 50,814 43,257 50,000 34,500 56,505 47,015

a) Khu vực Thiên Trù (tính từ Tam Quan trở vào).

Có diện tích khoảng 15000m2, khu vực này đƣợc tính là khu vực lễ hội. trong

khu vực lễ hội a = 5 m2 (Fred Lawson và Manuel Baud-Bovy, 1991). Áp dụng công

Cpi của khu vực Thiên Trù = S/a = 15000m2

/5 m2= 3000 ngƣời.

Thông thƣờng du khách sẽ có hai chiều lên và về, vì vậy sức chứa trong ngày tại chùa Thiên Trù sẽ là: Cpd = Cpi x f, trong đó f là tần số sử dụng dịch vụ trong ngày, ở đây đƣợc tính bằng 2. Vậy Cpd= 3000 x 2 = 6000 ngƣời/ngày

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, trong số 1,3 triệu khách du lịch đến chùa Hƣơng vào mùa lễ hội, chỉ tính 1.2 triệu khách đến với khu vực này thì trong 90 ngày lƣợng khách trung bình sẽ là 1.200.000/90 = 13.300 khách/ngày

b) Khu vực động Hƣơng Tích

Tƣơng tự, ta có thể tính sức chứa tạm thời và hàng ngày của khu vực động

Hƣơng Tích (tính từ ga đến cáp treo và trong động, diện tích ƣớc tính 3000m2) nhƣ sau:

Cpi = 3000/5 = 600 ngƣời và Cpd = 600 x 2 = 1000 ngƣời/ngày

Với lƣợng khách lên động Hƣơng Tích chỉ tính khoảng 90% so với Thiên Trù thì đã là 13.300 - 1.330 = 11.970 ngƣời/ngày

c) Đánh giá ngƣỡng chịu tải

Đây chỉ là tính toán mang tính lý thuyết, trên thực tế còn nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sức chứa vật lý chƣa đề cập đến trong tính toán, chẳng hạn các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, ngƣời phục vụ kinh doanh dịch vụ, các đơn đơn vị quản lý, chƣ tăng…Tuy nhiên, qua tính toán trên có thể thấy chùa Hƣơng đã quá tải nhiều lần so với ngƣỡng cho phép, điều này cũng phù hợp với thực tế trong những năm qua là tình trạng tắc nghẽn, ùn tắc tại các khu vực trên trong mùa lễ hội.

3.3.4.2. Sức chứa xã hội

Sức chứa xã hội đƣợc hiểu việc phát triển du lịch không ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống xã hội tại địa phƣơng. Theo cách tiếp cận này và các phân tích ở những phần trên có thể nhận định, hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, đồng thời tình hình an ninh trật tự tại địa phƣơng không ngừng đƣợc cải thiện. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế có ý nghĩa không thể thiếu tại địa phƣơng, nhƣ vậy sức chứa về mặt xã hội tại chùa Hƣơng đƣợc đảm bảo và làm cơ sở cho việc phát triển du lịch.

3.3.4.3. Sức chứa tâm lý

Sức chứa tâm lý có thể đƣợc đánh giá qua mức độ thoải mái, hài lòng của du khách cũng nhƣ của ngƣời dân địa phƣơng sau chuyến du lịch của du khách. Sức chứa tâm lý có liên quan mật thiết tới sức chứa xã hội, mức độ thoải mái, hài lòng của du

khách phụ thuộc vào môi trƣờng tự nhiên và văn hóa xã hội của địa phƣơng, trong đó yếu tố an ninh, an toàn, trật tự xã hội đƣợc du khách đặt lên hàng đầu. Theo phân tích mức độ hài lòng của du khách tại chùa Hƣơng (xem mục 3.1.5), tỷ lệ du khách hài lòng với hoạt động du lịch chƣa hẳn cao tuyệt đối, nhƣng mức độ thiện cảm đã đƣợc cải thiện rất nhiều so với những năm trƣớc, điều đó cũng thể hiện sức chứa về tâm lý tại chùa Hƣơng đã có những chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà NộiLuận văn ThS. Khoa học bền vững (Trang 80)