ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà NộiLuận văn ThS. Khoa học bền vững (Trang 34)

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng, cụ thể là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ có liên quan đến du lịch tại chùa Hƣơng.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và các khu vực phụ cận. Với các số liệu thống kê và diễn biến đƣợc tính từ năm 2012 tới năm 2016.

2.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu2.3.2. Cách tiếp cận 2.3.2. Cách tiếp cận

Tiếp cận hệ thống: Là việc xem xét, đánh giá việc phát triển du lịch tại chùa Hƣơng trong những năm qua về cả 3 thành tố liên quan chặt chẽ với nhau: (1) Ngƣời dân (ngƣời du lịch, ngƣời dân trong khu vực, tăng ni của các chùa); (2) Ngƣời tổ chức, cung cấp dịch vụ du lịch (các công ty du lịch, dịch vụ đi kèm) ; (3) Ngƣời quản lý (địa phƣơng, cơ quan quản lý), ban ngành (sở ngành, đại diện tôn giáo, an ninh, môi trƣờng trong tỉnh, huyện) thông qua các thông tin (định tính), số liệu (định lƣợng) thu thập đƣợc, trên cơ sở đó đối chiếu so sánh với các tiêu chí về tính bền vững và so sánh xu hƣớng biến động (của một số chỉ số bền vững ) theo thời gian, so sánh với những địa điểm du lịch khác trong nƣớc đƣa ra nhận định về những yếu tố liên quan đến tính bền vững của hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng, cuối cùng là đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm đảm bảo tính bền vững trong hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng.

Tiếp cận liên ngành:Trên các phƣơng pháp luận và kiến thức của các lĩnh vực khác nhau, cụ thể là hoạt động du lịch, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, có sự nghiên cứu tổng hòa các mối quan hệ giữa các lĩnh vực trong việc PTBV du lịch tại chùa Hƣơng.

2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.3.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Tổng hợp và xử lý các tài liệu đã thu thập đƣợc để xây dựng các nội dung nhiệm vụ, bao gồm một số các tài liệu sau: Các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học..,có liên quan đến lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu.; Tài liệu chuyên ngành về du lịch,

du lịch bền vững, tính bền vững của du lịch; Các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nƣớc và địa phƣơng về phát triển du lịch nói chung và tại chùa Hƣơng.

2.3.3.2. Phƣơng pháp thống kê - so sánh

- Thống kê số liệu điều tra xã hội và các chỉ số thông tin liên quan đến hiện trạng và xu hƣớng phát triển du lịch tại chùa Hƣơng về cả lợi ích và nguy cơ, đƣợc và mất. So sánh, đối chiếu các thông tin có liên quan về cùng một vấn đề. Từ đó có sự đánh giá khách quan về tính bền vững trong hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng.

- So sánh, phân tích và tổng hợp thông tin từ các nguồn thứ cấp. 2.3.3.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học

Khảo sát trực tiếp để đánh giá hiện trạng môi trƣờng, cảnh quan, ý thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng của di tích.

Việc điều tra xã hội học đƣợc tiến hành theo cách thu thập thông tin qua bảng hỏi đƣợc trực tiếp hỏi và ghi chép. Đối tƣợng điều tra xã hội học là khách du lịch. Mẫu phiếu đƣợc xây dựng trên cơ sở bộ chỉ số đánh giá tính bền vững trong hoạt động du lich tại chùa Hƣơng, trong đó đặc biệt là một số thông tin liên quan đến sự hài lòng của du khách. Việc điều tra phỏng vấn sâu tập trung ở một số khía cạnh có liên quan đến tính bền vững của hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng về một số lĩnh vực mà bảng hỏi chƣa đề cập. Đối tƣợng điều tra phỏng vấn sâu là đại diện các cơ quan quản lý, trụ trì cơ sở tôn giáo tín ngƣỡng, các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tác giả đã tiến hành 02 đợt khảo sát thực địa, thu thập tài liệu và tiến hành điều tra xã hội học vào tháng 3 và tháng 4 năm 2017. Do sự có hạn về mặt thời gian và các yếu tố khác, nghiên cứu này chỉ có thể tiến hành điều tra 50 khách du lịch. Nội dung phiếu phỏng vấn chủ yếu thu thập thông tin về chuyến đi của du khách (số lần đến, thời gian lƣu trú, chi tiêu, dịch vụ …), qua đó đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phỏng vấn một số hộ tham gia hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch, nhằm tìm hiểu việc tiếp cận khai thác tài nguyên, thu nhập từ du lịch và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch. Về phía cơ quan quản lý, tác giả đã phỏng vấn một số cán bộ của Ban quản lý danh thắng Hƣơng Sơn nhằm đánh giá về công tác quản lý nói chung và công tác quản lý về du lịch, ngoài ra còn có các hoạt động khác nhƣ tài chính, bảo vệ môi trƣờng… Về phía các cơ sở tôn giáo, tác giả cũng đã trao đổi, phỏng vấn các nhà sƣ trụ trì chùa Thiên Trù, chùa Trong (động Hƣơng

Tích) để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến việc phối hợp với các bên liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

2.3.3.4. Phƣơng pháp phân tích S.W.O.T

Trƣớc khi bắt đầu chọn các chỉ số, rất hữu ích để đánh giá Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức (S.W.O.T) của điểm đến. Một phân tích S.W.O.T đánh giá tiềm năng du lịch và giúp các nhà quản lý quyết định loại chỉ số nào sẽ hữu ích trong việc theo dõi các xu hƣớng và tiến bộ đạt đƣợc các mục tiêu du lịch của điểm đến. Nói cách khác, "Chúng ta có gì, chúng ta muốn làm gì với nó và chúng ta đo lƣờng thành công nhƣ thế nào?" Một phân tích S.W.O.T đƣa ra một bức tranh ngắn gọn về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và những hạn chế của chùa Hƣơng, đồng thời xác định những cơ hội và thách thức mà chùa Hƣơng phải đối mặt trong những năm tiếp theo. Nó sẽ giúp làm rõ các vấn đề và các loại chỉ số có giá trị. Đó là thông tin quan trọng có thể giúp tạo ra sự thống nhất trong việc xác định những vấn đề và nguy cơ nào là quan trọng nhất và đối với các đối tƣợng có liên quan. Phân tích S.W.O.T giúp làm rõ những nguy cơ và cơ hội đồng thời có thể hỗ trợ thảo luận về các chỉ số nào có thể sẽ đƣợc sử dụng để giải quyết sự bền vững của chùa Hƣơng và đạt đƣợc sự bền vững trong hoạt động du lịch.

2.3.3.5. Phƣơng pháp tính sức chứa của điểm du lịch

Sức chứa hay ngƣỡng chịu tải của một điểm du lịch là sự phản ảnh khả năng tập trung của du khách tại một khu vực trong một thời điểm đƣợc xác định. Chỉ số này rất có ý nghĩa trong việc quy hoạch phát triển du lịch cũng nhƣ quản lý, khai thác bền vững tài nguyên của điểm đến. Trong thực tế du lịch tại Việt Nam, có rất nhiều trƣờng hợp những ngƣời làm du lịch không để ý đến khả năng chịu tải của điểm đến mà chỉ chú ý đến chỉ tiêu tăng trƣởng (số lƣợng du khách), điều này dẫn đến việc quá tải tại các khu điểm du lịch trong mùa cao điểm. Đây là một vấn đề đã, đang và sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến nhiều khu, điểm du lịch.

UNWTO (1981) đã định nghĩa về sức chứa du lịch là:Số người tối đa có thể đến

thăm một điểm đến du lịch cùng một lúc, mà không gây phá hủy môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá-xã hội và đảm bảo du khách có sự hài lòng chấp nhận được.

Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác về sức chứa du lịch là: Sức chứa có thể

được coi là số lượng người tối đa có mặt tại một điểm đến mà không gây ra các tác động không thể đảo ngược được đối với môi trường của điểm đến và không làm giảm

giá trị trải nghiệm của khách du lịch (Mathieson & Wall, 1982).

Nhƣ vậy, theo các định nghĩa trên, sức chứa du lịch của một điểm đến thƣờng đƣợc biết đến trên bốn khía cạnh vật lý, kinh tế, xã hội, tâm lý, trong nghiên cứu này, các khái niệm về sức chứa du lịch tại chùa Hƣơng có thể đƣợc hiểu nhƣ sau

* Sức chứa vật lý: là khả năng tiếp nhận tối đa lƣợng khách du lịch (hay lƣợng khách du lịch tối đa có thể chứa đƣợc) của khu vực tại một thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong thực tế, có nhiều công thức tính toán sức chứa vật lý, tuy nhiên về bản chất là giống nhau, vì vậy để đơn giản khi áp dụng tính toán trong trƣờng hợp này, tác giả đề xuất lựa chọn theo nghiên cứu của Fred Lawson và Manuel Baud-Bovy, cụ thể là:

Cpi = S/a, trong đó:

Cpi (Carrying Capacity Instantaneous): Sức chứa thƣờng xuyên (hay sức chứa tức thời), đơn vị tính ngƣời khách;

S: Diện tích khu vực đƣợc nghiên cứu tính toán

a: Tiêu chuẩn về không gian (diện tích) trung bình cho mỗi khách du lịch, đơn vị tính: m2/ ngƣời

Cpd= Cpi x f: Trong đó Cpd là sức chứa trong ngày và f là tần số sử dụng dịch vụ trong ngày

*Sức chứa xã hội:Thể hiện qua việc hoạt động du lịch có làm nảy sinh những hiện tƣợng tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá-xã hội của địa phƣơng

*Sức chứa tâm lý: Đánh giá qua mức độ thoải mái, hài lòng của du khách cũng nhƣ của ngƣời dân địa phƣơng sau chuyến du lịch của du khách tới chùa Hƣơng.

*Sức chứa kinh tế: Khả năng đáp ứng các nhu cầu về mặt kinh tế của du khách tại địa phƣơng.

Dựa trên các công thức về tính toán sức chứa vật lý và các thông tin thu thập đƣợc có thể đánh giá về ngƣỡng chịu tải của chùa Hƣơng, đặc biệt là tại các điểm du lịch có nhiều du khách tham quan, chiêm bái. Đây cũng là thông tin có ý nghĩa trong việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tại chùa Hƣơng.

2.4. Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng 2.4.1. Cơ sở khoa học 2.4.1. Cơ sở khoa học

Trong mục 1.1.4 tác giả đã định nghĩa và khái quát về đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch, việc đánh giá này đƣợc thông qua các chỉ số tính bền vững, các

chỉ số này đƣợc định nghĩa là các công cụ định lƣợng giúp phân tích và đánh giá thông tin để các nhà quản lý có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn(UNWTO, 2004). Điều này cho thấy tầm quan trọng của các chỉ số về quản lý công, cũng nhƣ nguyên tắc phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên trong lĩnh vực du lịch cần phải tính đến các đặc điểm khác nhau khi xác định các chỉ số về tính bền vững đối với một điểm đến. Thông

thƣờng, các điểm đến tại Việt Nam thƣờng có ba đặc điểm chính. Thứ nhất là các điểm

đến thƣờng nằm trong hoặc gần khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái nhƣ các khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia hoặc nhạy cảm về văn hoá, điển hình là các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh có gắn với yếu tố tâm linh, tín ngƣỡng, vì vầy trong

tiêu chí đánh giá có thể xuất hiện các tiêu chí mang tính định tính; Thứ hai là: các

điểm đến đƣợc đặc trƣng bởi sự năng động cao và phát triển du lịch vốn đã không ổn định, thƣờng không thể đoán trƣớc, điều này xuất phát từ việc phục vụ nhu cầu của

khách du lịch và tính mùa vụ của du lịch; Thứ ba là: điểm đến đƣợc tạo ra bởi các tập

đoàn, doanh nghiệp du lịch hoặc của nhiều doanh nghiệp nhỏ nhƣng tƣơng tác trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc lẫn nhau, thí dụ điển hình là các khu vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng. Vì vậy, yêu cầu đối với các chỉ số đánh giá tính bền vững phải có khả năng cung cấp thông tin, đồng thời có giá trị về phƣơng pháp luận và khoa học. Đồng thời nó cũng cần dễ dàng áp dụng và kết quả của họ dễ dàng đƣợc phổ biến. Nói chung, các chỉ số cần phải đơn giản và có định hƣớng rõ ràng để có thể giúp cho các nhà quản lý trong quá trình lập kế hoạch và quản lý (Valentin & Spangenberg, 2000).

2.4.2. Nội dung tiêu chí

Căn cứ các hƣớng dẫn và các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các chỉ tiêu về PTBV cho các điểm đến du lịch củaUNWTO (2004), đồng thời căn cứ các đặc điểm, điều kiện thực tế tại chùa Hƣơng, tác giả xây dựng và đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng dựa trên các tiêu chí nhƣ sau:

Tiêu chí về kinh tế: Trong trƣờng hợp này là những lợi ích thu đƣợc từ phát triển du lịch có ảnh hƣởng gì đến kinh tế xã hội tại địa phƣơng. Sự tăng trƣởng của hoạt động du lịch, cơ cấu du lịch trong tỷ trọng kinh tế của địa phƣơng, sự hài lòng của du khách.

Tiêu chí về văn hóa - xã hội: Phân bổ các lợi ích kinh tế và xã hội từ du lịch cho cộng đồng địa phƣơng, đặc biệt là việc cải thiện cơ hội, thu nhập và dịch vụ dành cho ngƣời nghèo. Sự tham gia của các bên liên quan, trong đó ngƣời dân trong việc lập

kế hoạch, quyết định về quản lý, phát triển du lịch trong tƣơng lai tại chùa Hƣơng. Tình trạng an ninh trật tự tại địa phƣơng, an ninh an toàn cho du khách. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống.

Tiêu chí về môi trường: Trong đó có các chỉ tiêu định lƣợng về thu gom, xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Bảng 2. 1. Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại chùa Hương (nguồn tác giả xây dựng trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của UNWTO, 2017)

Stt Nội dung chỉ số Chỉ tiêu đánh giá

A CHỈ SỐ VỀ KINH TẾ

A1 Tăng trƣởng du lịch

A1.1 Số lƣợng khách trong nƣớc trong 5

năm trở lại đây

Năm sau không giảm hơn so với năm trƣớc

A1.2 Số lƣợng khách đến theo tháng

trong năm

Tỉ lệ giữa tháng cao điểm và thấp điểm không quá chênh lệch

A1.3 Thời gian lƣu trú trung bình Đủ để tham quan hết các điểm du

lịch, ít nhất là 02 ngày

A1.4 Tỷ lệ khách du lịch trên tổng số dân

cƣ địa phƣơng

Nằm trong ngƣỡng chịu tải của điểm đến

A2 Đ ng g p của du lịch đối với kinh tế địa phƣơng

A2.1 Đóng góp từ du lịch đối với kinh tế

của địa phƣơng

Đóng góp 50% tổng thu nhập tại địa phƣơng

A2.2 Chi tiêu trung bình cho mỗi khách

du lịch

Không nhỏ hơn mức bình quân trên cả nƣớc và khu vực

A2.3

Chi phí cho du lịch tại Chùa Hƣơng so với các điểm đến có đặc điểm tƣơng đồng khác.

Không cao hơn so với các địa điểm du lịch khác có tính chất tƣơng đồng

A3 Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch

A3.1 Số lƣợng doanh nghiệp tham gia

hoạt động du lịch tại địa phƣơng

50% Tổng số doanh nghiệp tại xã Hƣơng Sơn

A3.2 Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch đƣợc

xếp hạng 100% cơ sở lƣu trú

A3.3 Số lƣợng phƣơng tiện vận chuyển

khách du lịch

Đảm bảo đủ năng lực vận chuyển khách trong những ngày cao điểm

Stt Nội dung chỉ số Chỉ tiêu đánh giá

ăn uống đƣợc cấp phép hoạt động sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm

quyền cấp

A4 Tài nguyên du lịch

A4.1 Sự phong phú, độc đáo về tài

nguyên du lịch tự nhiên

Đa dạng về loại hình, chỉ có ở chùa Hƣơng

A4.2 Duy trì lễ hội truyền thống tại địa

phƣơng Đƣợc tổ chức hàng năm, liên tục

A4.3 Các đặc sản địa phƣơng (thủ công

mỹ nghệ, ẩm thực, sản phẩm)

Có nguồn gốc hoặc sản xuất tại địa phƣơng

B CHỈ SỐ VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI

B1 Việc làm và thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà NộiLuận văn ThS. Khoa học bền vững (Trang 34)