Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu sẽ s dụng 2 phƣơng pháp tiếp cận chính là tiếp cận hệ thống và tiếp cận liên ngành.

- Tiếp cận hệ thống là nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng và các yếu tố hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ.

- Tiếp cận liên ngành là kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau sẽ đƣợc tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài, cụ thể là các lĩnh vực xã hội, tâm lý, giáo dục…

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động. Áp dụng tiếp cận hệ thống để phân tích một hệ thống sản xuất sẽ giúp xem xét các mối quan hệ giữa các thành phần trong một hệ thống với rất nhiều tƣơng tác tạo thành chuỗi tƣơng tác nguyên nhân- kết quả.

2.2.1.2. Tiếp cận liên ngành

Nghiên cứu vận dụng các kiến thức, hiểu biết của các ngành học khác nhau để tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm ngành khoa học bền vững: Các khía cạnh kinh tế, môi trƣờng, xã hội đƣợc xem xét, phân tích và đánh giá trong tổng thể hệ thống. Ngoài ra, tiếp cận lịch s đƣợc s dụng để nhìn nhận lịch s nghiên cứu, sản xuất và phát triển của nông nghiệp huyện Thƣờng Tín.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Thu nhập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết cho nghiên cứu nhƣ: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thƣờng Tín tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Kinh tế huyện Thƣờng Tín.

Cùng với việc điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thì tiến hành khảo sát thực địa tại địa phƣơng nhằm tìm hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp, của các hộ gia đình, cá nhân; tìm hiểu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

2.2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Thƣờng Tín có tổng diện tích 13.040,88 ha, gồm 29 xã, thị trấn. Trên cơ sở địa hình, đ c điểm tài nguyên đất đai, hiện trạng s dụng đất nông nghiệp, tập quán và hệ thống canh tác sản xuất đất nông nghiệp tại huyện Thƣờng Tín, tiến hành chọn 03 điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện, gồm:

Vùng Đông: Chọn xã Tự Nhiên đại diện cho 8 xã dọc theo ven bờ sông Hồng (Ninh Sở, Hồng Vân, Tự Nhiên, Thƣ Phú, Chƣơng Dƣơng, Lê Lợi, Thống Nhất, Vạn Điểm).

Vùng Giữa: Chọn xã Dũng Tiến đại diện cho 14 xã, thị trấn (Thị trần Thƣờng Tín và các xã: Nhị Khê, Duyên Thái, Văn Bình, Vân Tảo, Liên Phƣơng, Văn Phú, Hà Hồi, Quất Động, Thắng Lợi, Dũng Tiến, Tô Hiệu, Văn Tự, Minh Cƣờng).

Vùng Tây: Chọn xã Tân Minh đại diện cho 7 xã (Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang, Tiền Phong, Nguyễn Trãi, Tân Minh, Nghiêm uyên).

Ngoài ra, chọn thêm xã Vân Tảo để nghiên cứu mô hình hoa cây cảnh kết hợp với hành và rau màu.

Các điểm điều tra là đại diện cho các khu vực có loại cây trồng chủ yếu và số lƣợng các loại hình s dụng đất tập trung và đa dạng nhất, đại diện cho các khu vực của huyện Thƣờng Tín.

2.2.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng phƣơng pháp điều tra nông hộ theo phƣơng pháp s dụng mẫu phiếu điều tra tại một số xã trên địa bàn huyện tập trung nhiều đất sản xuất nông nghiệp. Số phiếu điều tra là 50 phiếu tại các điểm nghiên cứu đại diện.

- Điều tra phỏng vấn 50 hộ nông dân về tình hình sản xuất, mức độ đầu tƣ thâm canh, kết quả sản xuất trên các loại hình s dụng đất nông nghiệp khác nhau theo phiếu điều tra tại 04 xã đại diện cho 03 vùng kinh tế của huyện (Vùng Đông, Vùng Giữa và Vùng Tây).

2.2.2.4. Phương pháp đánh giá đất theo FAO

Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tính bền vững của s dụng đất nông nghiệp thông qua đánh giá theo 3 trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại s dụng đất (Theo phƣơng pháp đánh giá đất của FAO), cụ thể:

* Bền vững về kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản lƣợng trên một đơn vị diện tích đƣợc tạo ra trong một kỳ nhất định (thƣờng là 1 năm). Giá trị sản xuất (GTS ) = Sản lƣợng sản phẩm × Giá bán sản phẩm.

+ Giá trị gia tăng (GTGT): là giá trị sản phẩm xã hội đƣợc tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. Giá trị gia tăng (GTGT) = Giá trị sản xuất (GTS ) – Chi phí trung gian (CPTG). Trong đó: Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất nhƣ

nƣớc, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác ngoài công lao động gia đình đƣợc s dụng trong quá trình sản xuất.

+ Hiệu quả sản xuất (HQSX): Là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Hiệu quả sản xuất (HQSX) = Giá trị sản xuất (GTSX)/Chi phí trung gian (CPTG).

* Đánh giá bền vững về xã hội được đánh giá theo các chỉ tiêu:

+ Mức độ chấp nhận kiểu s dụng đất của ngƣời dân, đƣợc đánh giá theo tỷ lệ % số hộ đƣợc hỏi chấp nhận kiểu s dụng đất hiện tại.

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thƣờng xuyên, ổn định cho nông dân. Khả năng thu hút lao động thông qua số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 đơn vị ha trong 1 năm.

+ Đánh giá khả năng tiêu thụ nông sản. Khả năng tiêu thụ nông sản đƣợc đánh giá theo tỷ lệ % số hộ đƣợc hỏi cho rằng nông sản dễ bán.

* Đánh giá bền vững môi trường được đánh giá theo các chỉ tiêu:

+ Mức độ duy trì và bảo vệ đất: Khả năng duy trì ổn định hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong đất; duy trì khả năng trả lại chất hữu cơ cho các loại hình s dụng đất và đƣợc đánh giá theo tỷ lệ % số hộ có áp dụng các biện pháp duy trì và bảo vệ đất.

+ Mức độ s dụng phân bón,

+ Mức độ s dụng thuốc bảo vệ thực vật :

Mức độ s dụng phân bón và s dụng thuốc bảo vệ thực vật đƣợc đánh giá theo tỷ lệ phần trăm (%) số hộ đƣợc hỏi về loại hình s dụng đất đó so với cơ sở tiêu chuẩn về hàm lƣợng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các loại hình s dụng đất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định.

2.2.2.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu, tài liệu

- Các số liệu thống kê đƣợc tổng hợp x lý bằng phần mềm Excel. - So sánh các số liệu thu thập đƣợc qua các năm.

- Kết quả đƣợc trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, hình ảnh minh họa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)