Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 27)

CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi, đối tƣợng, nội dung nghiên cứu

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian

Đất đai của huyện Thƣờng Tín đƣợc chia thành 03 vùng:

- Vùng Đông: bao gồm 8 xã dọc theo ven bờ sông Hồng là Ninh Sở, Hồng Vân, Tự Nhiên, Thƣ Phú, Chƣơng Dƣơng, Lê Lợi, Thống Nhất, Vạn Điểm..

- Vùng Giữa: bao gồm 14 xã, thị trấn là Thị trần Thƣờng Tín và các xã: Nhị Khê, Duyên Thái, Văn Bình, Vân Tảo, Liên Phƣơng, Văn Phú, Hà Hồi, Quất Động, Thắng Lợi, Dũng Tiến, Tô Hiệu, Văn Tự, Minh Cƣờng.

- Vùng Tây: bao gồm 7 xã là Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang, Tiền Phong, Nguyễn Trãi, Tân Minh, Nghiêm Xuyên.

- Phạm vi thời gian : Số liệu đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2017.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Đất sản xuất nông nghiệp (đất lúa, trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm) và các loại hình, các kiểu s dụng đất chủ yếu trên địa bàn huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội.

- Ngƣời s dụng đất nông nghiệp.

2.1.3. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng về đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội.

- Đánh giá tính bền vững của các loại hình s dụng đất nông nghiệp thông qua đánh giá bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại s dụng đất theo phƣơng pháp đánh giá đất của FAO.

- Định hƣớng giải pháp s dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội.

2.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu sẽ s dụng 2 phƣơng pháp tiếp cận chính là tiếp cận hệ thống và tiếp cận liên ngành.

- Tiếp cận hệ thống là nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng và các yếu tố hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ.

- Tiếp cận liên ngành là kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau sẽ đƣợc tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài, cụ thể là các lĩnh vực xã hội, tâm lý, giáo dục…

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động. Áp dụng tiếp cận hệ thống để phân tích một hệ thống sản xuất sẽ giúp xem xét các mối quan hệ giữa các thành phần trong một hệ thống với rất nhiều tƣơng tác tạo thành chuỗi tƣơng tác nguyên nhân- kết quả.

2.2.1.2. Tiếp cận liên ngành

Nghiên cứu vận dụng các kiến thức, hiểu biết của các ngành học khác nhau để tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm ngành khoa học bền vững: Các khía cạnh kinh tế, môi trƣờng, xã hội đƣợc xem xét, phân tích và đánh giá trong tổng thể hệ thống. Ngoài ra, tiếp cận lịch s đƣợc s dụng để nhìn nhận lịch s nghiên cứu, sản xuất và phát triển của nông nghiệp huyện Thƣờng Tín.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Thu nhập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết cho nghiên cứu nhƣ: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thƣờng Tín tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Kinh tế huyện Thƣờng Tín.

Cùng với việc điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thì tiến hành khảo sát thực địa tại địa phƣơng nhằm tìm hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp, của các hộ gia đình, cá nhân; tìm hiểu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

2.2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Thƣờng Tín có tổng diện tích 13.040,88 ha, gồm 29 xã, thị trấn. Trên cơ sở địa hình, đ c điểm tài nguyên đất đai, hiện trạng s dụng đất nông nghiệp, tập quán và hệ thống canh tác sản xuất đất nông nghiệp tại huyện Thƣờng Tín, tiến hành chọn 03 điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện, gồm:

Vùng Đông: Chọn xã Tự Nhiên đại diện cho 8 xã dọc theo ven bờ sông Hồng (Ninh Sở, Hồng Vân, Tự Nhiên, Thƣ Phú, Chƣơng Dƣơng, Lê Lợi, Thống Nhất, Vạn Điểm).

Vùng Giữa: Chọn xã Dũng Tiến đại diện cho 14 xã, thị trấn (Thị trần Thƣờng Tín và các xã: Nhị Khê, Duyên Thái, Văn Bình, Vân Tảo, Liên Phƣơng, Văn Phú, Hà Hồi, Quất Động, Thắng Lợi, Dũng Tiến, Tô Hiệu, Văn Tự, Minh Cƣờng).

Vùng Tây: Chọn xã Tân Minh đại diện cho 7 xã (Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang, Tiền Phong, Nguyễn Trãi, Tân Minh, Nghiêm uyên).

Ngoài ra, chọn thêm xã Vân Tảo để nghiên cứu mô hình hoa cây cảnh kết hợp với hành và rau màu.

Các điểm điều tra là đại diện cho các khu vực có loại cây trồng chủ yếu và số lƣợng các loại hình s dụng đất tập trung và đa dạng nhất, đại diện cho các khu vực của huyện Thƣờng Tín.

2.2.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng phƣơng pháp điều tra nông hộ theo phƣơng pháp s dụng mẫu phiếu điều tra tại một số xã trên địa bàn huyện tập trung nhiều đất sản xuất nông nghiệp. Số phiếu điều tra là 50 phiếu tại các điểm nghiên cứu đại diện.

- Điều tra phỏng vấn 50 hộ nông dân về tình hình sản xuất, mức độ đầu tƣ thâm canh, kết quả sản xuất trên các loại hình s dụng đất nông nghiệp khác nhau theo phiếu điều tra tại 04 xã đại diện cho 03 vùng kinh tế của huyện (Vùng Đông, Vùng Giữa và Vùng Tây).

2.2.2.4. Phương pháp đánh giá đất theo FAO

Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tính bền vững của s dụng đất nông nghiệp thông qua đánh giá theo 3 trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại s dụng đất (Theo phƣơng pháp đánh giá đất của FAO), cụ thể:

* Bền vững về kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản lƣợng trên một đơn vị diện tích đƣợc tạo ra trong một kỳ nhất định (thƣờng là 1 năm). Giá trị sản xuất (GTS ) = Sản lƣợng sản phẩm × Giá bán sản phẩm.

+ Giá trị gia tăng (GTGT): là giá trị sản phẩm xã hội đƣợc tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. Giá trị gia tăng (GTGT) = Giá trị sản xuất (GTS ) – Chi phí trung gian (CPTG). Trong đó: Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất nhƣ

nƣớc, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác ngoài công lao động gia đình đƣợc s dụng trong quá trình sản xuất.

+ Hiệu quả sản xuất (HQSX): Là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Hiệu quả sản xuất (HQSX) = Giá trị sản xuất (GTSX)/Chi phí trung gian (CPTG).

* Đánh giá bền vững về xã hội được đánh giá theo các chỉ tiêu:

+ Mức độ chấp nhận kiểu s dụng đất của ngƣời dân, đƣợc đánh giá theo tỷ lệ % số hộ đƣợc hỏi chấp nhận kiểu s dụng đất hiện tại.

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thƣờng xuyên, ổn định cho nông dân. Khả năng thu hút lao động thông qua số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 đơn vị ha trong 1 năm.

+ Đánh giá khả năng tiêu thụ nông sản. Khả năng tiêu thụ nông sản đƣợc đánh giá theo tỷ lệ % số hộ đƣợc hỏi cho rằng nông sản dễ bán.

* Đánh giá bền vững môi trường được đánh giá theo các chỉ tiêu:

+ Mức độ duy trì và bảo vệ đất: Khả năng duy trì ổn định hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong đất; duy trì khả năng trả lại chất hữu cơ cho các loại hình s dụng đất và đƣợc đánh giá theo tỷ lệ % số hộ có áp dụng các biện pháp duy trì và bảo vệ đất.

+ Mức độ s dụng phân bón,

+ Mức độ s dụng thuốc bảo vệ thực vật :

Mức độ s dụng phân bón và s dụng thuốc bảo vệ thực vật đƣợc đánh giá theo tỷ lệ phần trăm (%) số hộ đƣợc hỏi về loại hình s dụng đất đó so với cơ sở tiêu chuẩn về hàm lƣợng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các loại hình s dụng đất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định.

2.2.2.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu, tài liệu

- Các số liệu thống kê đƣợc tổng hợp x lý bằng phần mềm Excel. - So sánh các số liệu thu thập đƣợc qua các năm.

- Kết quả đƣợc trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, hình ảnh minh họa.

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng huyện Thƣờng Tín 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng huyện Thƣờng Tín 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thƣờng Tín nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 13 km về phía Nam. Phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên, phía Tây giáp huyện Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Phú uyên, phía Bắc giáp huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Huyện Thƣờng Tín có tổng diện tích tự nhiên 13.040,88 ha, gồm 01 thị trấn và 28 xã (UBND huyện Thƣờng Tín, 2017b). Từ 01/8/2008, huyện Thƣờng Tín cùng toàn bộ tỉnh Hà Tây đƣợc sát nhập về thủ đô Hà Nội, trở thành một huyện mới của thủ đô.

Huyện có hệ thống giao thông của quốc gia chạy dọc nhƣ Quốc lộ 1A, đƣờng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, 20 km đƣờng sắt Bắc - Nam cùng với tuyến đƣờng thuỷ trên sông Hồng và sông Nhuệ. Với vị trí nằm gần với trung tâm kinh tế lớn là thủ đô Hà Nội và điều kiện giao thông tốt đã giúp cho huyện Thƣờng Tín trở thành đầu mối về giao thƣơng, nơi trung chuyển các loại hàng hoá giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Thƣờng Tín là huyện thuộc đồng bằng sông Hồng, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ chênh lệch cao thấp giữa các vùng không đáng kể. Địa hình có hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Địa hình có độ cao so với mực nƣớc biển từ 5 - 8m (UBND huyện Thƣờng Tín, 2017b).

Sự thiếu hụt bồi tích của hệ thống sông đã làm cho bề m t địa hình của phần lớn diện tích trong đồng thấp hơn bề m t của bãi bồi ngoài đê và thƣờng bị úng lụt vào mùa mƣa. Tại các khu đồng thấp, do tập quán giữ nƣớc trồng lúa đã làm cho đất bị chua. Vùng đất ngoài bãi nằm dọc theo triền sông lớn có hiện tƣợng xói lở, chia cắt làm bề m t thay đổi về hình dạng vùng cũng nhƣ diện tích khu đất này (UBND huyện Thƣờng Tín, 2017b).

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Thƣờng Tín nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều và mùa đông khô lạnh, mƣa ít. Huyện chịu ảnh hƣởng

của 2 loại gió rõ rệt, gió đông bắc khô lạnh vào mùa đông và gió đông nam nóng ẩm và mƣa nhiều vào mùa hè.

Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50

C, số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.741 giờ/ năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.600-1.700mm, chủ yếu tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9. Hàng năm, huyện có bão kèm theo mƣa lớn gây ngập úng cho các khu vực thấp trũng (UBND huyện Thƣờng Tín, 2017b).

Điều kiện khí hậu và thời tiết của huyện Thƣờng Tín thích hợp để canh tác nhiều vụ trong năm. Hơn nữa, với khí hậu và vị trí ở vùng Đồng bằng sông Hồng, huyện có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp và ít chịu tác động của biến đổi khí hậu.

3.1.1.4. Thuỷ văn và tài nguyên nước

Huyện Thƣờng Tín có 3 con sông chảy qua gồm sông Hồng (16,5 km), sông Nhuệ (17,5 km) và sông Tô Lịch (12 km). Sông Hồng nằm ở phía đông và sông Nhuệ nằm ở phía tây là hai nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác của ngƣời dân. Sông Tô Lịch bị ô nhiễm, lòng sông bị bụi, rác, và thực vật che phủ nên tốc độ dòng chảy chậm, không có ý nghĩa đối với gia thông đƣờng thủy.

Hệ thống sông ngòi tự nhiên trên đƣợc nối với các hồ đầm lớn ở Vạn Điểm, Ninh Sở, Lê Lợi và khá nhiều sông đào, kênh dẫn nƣớc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tƣới tiêu, giao thông thủy và tạo nên một diện tích đất phù sa màu mỡ.

- Nguồn nƣớc m t: hệ thống các sông trên đã điều hòa chế độ nƣớc m t. Nguồn nƣớc m t đang s dụng chủ yếu lấy từ sông Hồng với hàm lƣợng phù sa cao, chất lƣợng nƣớc tốt, thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng. Ngoài các sông lớn và nhỏ, nguồn nƣớc m t còn đƣợc bổ sung từ lƣợng mƣa hàng năm. Huyện Thƣờng Tín còn có các ao, hồ, đầm với trữ lƣợng nƣớc khá lớn phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và cung cấp nƣớc phục vụ nông nghiệp.

- Nguồn nƣớc ngầm: chiếm trữ lƣợng lớn và đƣợc khai thác để cung cấp nƣớc sinh hoạt, nƣớc tƣới và phục vụ sản xuất công nghiệp. Huyện Thƣờng Tín có 02 nhà máy cung cấp nƣớc sạch, nhƣng số lƣợng nƣớc cung cấp chƣa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đa số các hộ dân s dụng nƣớc ngầm trực tiếp cho mục đích sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Một số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cũng có công suất s dụng nƣớc ngầm ở mức cao.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Huyện Thƣờng Tín có tổng diện tích tự nhiên 13.040,88 ha, đƣợc chia làm 5 loại chính nhƣ sau:

- Đất cát trắng: có diện tích khoảng 122,22 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố tập trung ở xã Tự Nhiên.

- Đất phù sa trung tính: có diện tích khoảng 171,56 ha, chiếm 1,32% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã nằm ngoài đê nhƣ: Tự Nhiên, Ninh Sở, Thống Nhất, Hồng Vân, Chƣơng Dƣơng, Lê Lợi, Vạn Điểm.

- Đất phù sa chua: có diện tích khoảng 6.059,48 ha, chiếm 46,47% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố tập trung ở trong đê, có trên tất cả các xã, thị trấn trong huyện.

- Đất phù sa trung tính gley: có diện tích khoảng 1.711,06 ha chiếm 13,12% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố trong đê, trên địa bàn các xã Ninh Sở, Duyên Thái, Nhị Khê, Hiền Giang, Hòa Bình, Văn Bình, Văn Phú, Tân Minh, Dũng Tiến, Duyên Thái, Nguyễn Trãi, Nghiêm uyên, Thắng Lợi, Tô Hiệu, Quất Động, Liên Phƣơng, Minh Cƣờng, Văn Tự.

- Đất phù sa gley chua: có diện tích khoảng 386,92 ha chiếm 2,97% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố trong đê, có trên địa bàn các xã Dũng Tiến, Thắng Lợi, Tân Minh, Tiền Phong, Khánh Hà. (UBND huyện Thƣờng Tín, 2017b)

Nhìn chung, đất đai huyện Thƣờng Tín đƣợc bồi đắp phù sa bởi sông Hồng và sông Nhuệ, thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nhất là trồng.các loại cây hàng năm nhƣ lúa, rau màu.

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Tính theo giá 2010, kinh tế huyện Thƣờng Tín trong giai đoạn 2011 – 2018 có mức tăng trƣởng cao, trung bình khoảng 13%/ năm. Giá trị sản xuất tăng từ 10.451 tỷ đồng (năm 2011) lên đến 24.586 tỷ đồng (năm 2018). Năm 2015, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 27,5 triệu đồng/ngƣời/năm.

Cơ cấu kinh tế huyện Thƣờng Tín đang có xu hƣớng chuyển dịch tích cực và hiện đại trong những năm gần đây. Giá trị sản xuất và tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và ngành thƣơng mại – dịch vụ có xu hƣớng tăng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 2011 đến 2018, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng

tăng từ 52,77 % lên 57,38% ; tỷ trọng ngành thƣơng mại – dịch vụ tăng từ 33,49% lên 36,61% ; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 13,74% xuống còn 6,01%.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Thƣờng Tín giai đoạn 2011 – 2018 Năm GTSX (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Công nghiệp – xây dựng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 27)