CHƢƠNG 2 : ĐốI TƢợNG, PHạM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
2.3. Nội dung nghiên cứu
-Tổng quan về nông thôn bền vững, các tiêu chí xác định nông thôn mới trong Chính sách về nông thôn, nông dân, nông nghiệp (tam nông) ở Việt Nam. Vai trò của hoạt động cấp nước sạch trong việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
-Nghiên cứu tổng quan về sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển và trong dự án cấp nước sạch trên thế giới và ở Việt Nam (nhấn mạnh vào các bài học kinh nghiệm).
nguồn sinh kế, nghèo đói,…) và xã hội (các nhóm cộng đồng dân cư, các tổ chức quần chúng-xã hội, các nhóm yếu thế và nghèo khó,…), đánh giá tình hình môi trường nông thôn, nhu cầu nước cho phát triển kinh tế và nước sạch cho người dân của xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-Phân tích thực trạng hoạt động cấp nước sạch tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-Đánh giá các hoạt động, cách thức tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn của dự án (từ giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án đến giai đoạn vận hành, bảo dưỡng và giai đoạn giám sát đánh giá dự án).
-Đánh giá vai trò tham gia của cộng đồng trong việc duy trì tính ổn định lâu dài của hoạt động cấp nước sạch.
-Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước sạch để góp phần xây dựng nông thôn bền vững ở khu vực nghiên cứu.
2.4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Cách tiếp cận
Luận văn này thực hiện dựa trên cách tiếp cận hệ thống và tiếp cận cộng đồng để đánh giá và có giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước khu vực nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.
a) Tiếp cận hệ thống
Từ khi “Học thuyết chung về hệ thống” của Bertalanffy được xuất bản năm 1968 [63], thuật ngữ “hệ thống” - dùng để chỉ cách thức con người xây dựng khái niệm về thực tại xung quanh mình - đã được sử dụng cả trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng như trong kỹ thuật. Tư duy hệ thống còn được nhìn nhận như một hướng tiếp cận để giải quyết các vấn đề đặt ra.Thực tế cho thấy, hướng tiếp cận này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của các ngành khoa học bởi lẽ quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất luôn đi cùng với sự gia tăng xu hướng chia kiến thức thành các hợp phần nhỏ để nghiên cứu.
Trong vùng nghiên cứu, nếu ta coi nông thôn là một hệ thống thì việc cung cấp nước sạch cho người dân tác động đến xã hội, tác động đến hệ dân cư (các đơn vị cộng đồng), hệ lãnh đạo địa phương -là một phần hữu cơ của hệ sinh thái, phúc lợi nhân văn.Các đối tượng và vấn đề như vậy liên kết và ảnh hưởng tương tác nhau, mang tính liên ngành. Để đánh giá tính bền vững của một xã hội cần phải đánh giá trên cả ba mặt quan trọng nhất là kinh tế, xã hội, môi trường. Do đó, khi điều kiện sống của con người (hệ sinh thái)được cải thiện thì phúc lợi sinh thái (tổ chức xã hội và chất lượng môi trường)cùng đồng thời được cải thiện. Cho nên, trong quá trình nghiên cứu, học viên đã chú ý phân tích mối quan hệ của các vấn đề như vậy.
b) Tiếp cận cộng đồng
Ở Việt Nam, phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng được áp dụng ngày càng phổ biến đối với các nhóm cộng đồng khác nhau, đặc biệt đối với các nhóm yếu thế trong xã hội.Trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững, thì các hướng tiếp cận lấy con người làm trọng tâm ngày càng có chỗ đứng trong các dự án phát triển.
Điểm mấu chốt trong cách tiếp cận này là các thành viên của cộng đồng huy động tối đa khả năng, năng lực và năng khiếu của mỗi thành viên trong cộng đồng và nguồn lực nội tại để phát triển chính cộng đồng. Phát triển được định hướng bởi chính người dân sinh sống tại cộng đồng hơn là phát triển do định hướng được khởi xướng từ những người bên ngoài. Để thực hiện điều này, người dân trong cộng đồng chuyển dịch dần từ hướng tham gia thụ động, tham gia thông qua việc cung cấp thông tin sang tham gia như nhà tư vấn, tham gia trong việc thực hiện, tham gia trong quá trình ra quyết định và tham gia một cách tự nguyện.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận cộng đồngtrong hoạt động cấp nước và vệ sinh khu vực nông thôn đã được thực hiện. Học viên đã phân loại nhóm cộng đồng và các bên liên quan và hỗ trợ cùng họ phân tích các vấn đề và xác định các lĩnh vực ưu tiên một cách hợp lý nhất. Thông qua đó, đánh giá đượcnhu cầu cấp thiết của cộng đồng trong đảm bảo tính bền vữngcủa hoạt động cấp nước khu vực nông thôn.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng thông tin thu thập được trong khuôn khổ của dựán cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền Trung (dự án), bên cạnh đó, học viên sử dụng một số phương pháp để tự thu thập thông tin, cụthể như sau:
2.4.2.1. Cácphươngphápthuthậpthôngtinđượcsửdụngtrongkhuônkhổdựán
a) Thu thập và phân tích thông tin nguồn thứ cấp
Các thông tin thu thập và phân tích là các dữ liệu thống kê và báo cáo thường niên của Ban quản lý dự án tỉnh, UBND xã, Trung tâm Y tế, và trường học. Bên cạnh đó, thiết kế một bảng thu thập thông tin thống kê cấp xã để tìm hiểu tình hình dân số, nhân khẩu, lao động việc làm, cơ sở hạ tầng và bệnh tật ở địa phương tại thời điểm khảo sát.
b) Đánh giá nhanh nông thôn
Phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) là một quá trình đánh giá có người dân tham gia với mục đích là cung cấp cho cộng đồng về thực trạng nguồn tài nguyên, hiện trạng môi trường, tiềm năng, thuận lợi, khó khăn của cộng đồng. Đặc biệt tìm hiểu sự đóng góp và khả năng chi trả của người sử dụng nước; khả năng, năng lực quản lý và các cơ chế tài chính của dịch vụ đáp ứng nhu cầu. Sự thoả mãn nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng là mục tiêu hàng đầu mà bất kỳ các dịch vụ cấp nước nào cũng đều phải hướng đến. Để làm điều này, học viên tạo ra những cơ hội cho người sử dụng bày tỏ tiếng nói và nguyện vọng của mình. Trên cơ sở đó, giúp chúng ta nắm bắt nhanh chóng và chính xác ở mức độ nào, các dự án đã quan tâm đến tiếng nói và nhu cầu của người sử dụng và người sử dụng hài lòng như thế nào đối với các dịch vụ cấp nước.
c) Phương pháp phỏng vấn cấu trúc
Phương pháp này sử dụng một phần dữ liệu gốc của khảo sát kinh tế - xã hội bằng bảng hỏi (Xem phần Phụ lục 2- Bảng hỏi khảo sát hộ gia đình), kết hợp phỏng vấn sâu các đối tượng là các cán bộ xã, cán bộ thôn và một số người dân trong khu vực xã. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề các thông tin về tình hình cấp nước, vệ sinh và sức khỏe tại địa phương. Khả năng tham gia và chi trả trong việc sử dụng các dịch vụ cấp nước và vệ sinh. Mức độ hiểu biết và khả năng tham gia vào dự án.
Khảo sát bằng bảng hỏi trong khảo sát kinh tế - xã hội được tiến hành chọn mẫu khoảng 5% số hộ gia đình trên địa bàn xã Thanh Trạch. Tổng số có 130 hộ gia đình của 4 trong số 8 thôn của xã Thanh Trạch được tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trong khảo sát kinh tế - xã hội.
Cách chọn mẫu: Để mẫu chọn mang tính đại diện, có 4 thôn được lựa chọn làm đại diện cho xã để thực hiện điều tra, dựa trên tiêu chí: 1 thôn khá giả hơn và nằm ở địa bàn thuận lợi hơn, 1 thôn nghèo hơn và nằm ở vị trí kém thuận lợi hơn, và 2 thôn trung bình cả trong 2 tiêu chí trên. Số lượng các hộ được phỏng vấn được tính theo tỉ lệ quy mô dân số của các thôn. Nhằm tập trung vào vấn đề giảm nghèo và vấn đề giới, số lượng hộ nghèo trong khảo sát tương ứng với tỷ lệ nghèo mà UBND xã cung cấp và khoảng 50% người được phỏng vấn là nữ. Các hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương (như hộ nghèo, hộ có phụ nữ làm chủ hộ) cũng được chú trọng. Một danh sách các hộ gia đình được các trưởng thôn chuẩn bị dựa trên các tiêu chí trên. Việc lựa chọn các hộ để phỏng vấn theo danh sách sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên cho đến khi đủ số lượng đề ra.
2.4.2.2. Cácphươngphápthuthậpthôngtinđượchọc viên sử dụng
a) Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này tập trung phân tích, đánh giá điểm mạnh - điểm yếu – thuận lợi (cơ hội) - khó khăn (thách thức) đối với sự tham gia của cộng đồng trong dự án cấp nước sạch nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới.
SWOT dùng trong nghiên cứu này để phân tích thực trạng sự tham gia của cộng đồng với điểm mạnh đề cập đến những thuận lợi, ưu điểm, thế mạnh hiện tại của sự tham gia của cộng đồng theo hướng xây dựng nông thôn mới mà địa phương cần duy trì, tận dụng và phát triển.
Điểm yếu đề cập đến những lĩnh vực giống như điểm mạnh, nhưng là những tồn tại, khó khăn mà địa phương đang gặp phải. Chúng được coi là những rào cản đang hạn chế sự phát triển của địa phương/ngành, đo đó cần được khắc phục, thay đổi hoặc chấm dứt. Ví dụ, các tổ chức xã hội tham gia mang tính hình thức vào công tác tuyên truyền vận động; năng lực hạn chế của một phần đội ngũ cán bộ công chức, v.v.
Cơ hội đề cập đến thời cơ đang xuất hiện và sẽ xuất hiện trong tương lai mà địa phương cần nắm bắt và tận dụng để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Những cơ hội này có thể là: Cơ chế chính sách, chương trình đầu tư; Sự phát triển hoặc kém phát triển của các địa phương lân cận; Các thay đổi về thể chế và nhân sự ở cấp trên.
Thách thức đề cập đến các đe dọa có thể làm suy yếu hoặc tổn hại đến sự phát triển, đến những điểm mạnh của địa phương, các nguy cơ cản trở sự xuất hiện các cơ hội, v.v mà địa phương phải tìm ra các giải pháp đối phó có hiệu quả. Ví dụ: Thiên tai và tình trạng biến đổi khí hậu; Khó khăn về ngân sách,...
Sau khi đã tìm ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự tham gia của cộng đồng trong dự án cấp nước sạch nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới, tiến hành tổng hợp và phân loại chúng nhằm tìm ra đâu là những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức lớn/cơ bản đối với sự thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Qua đó, xác định được những ưu tiên cho việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước sạch để góp phần xây dựng nông thôn bền vững ở khu vực nghiên cứu.
b)Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Học viên tiến hành phỏng vấn 15 trường hợp cho cả3 thôn (thôn Quyết Thắng, thôn Thành Vinh và thôn Thanh Xuân). Mỗi thôn có 5 phỏng vấn (10 đối với nữ và 5 đối với nam).
Nội dung trao đổi bao gồm: Xác định các vấn đề về cấp nước sạch và vệ sinh, đánh giá hoạt động, cách thức tham gia và vai trò tham gia của cộng đồng, đề xuất giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước sạch để góp phần xây dựng nông thôn bền vững ở khu vực nghiên cứu.
Việc lựa chọn đối tượng để phỏng vấn bao gồm các tiêu chí: phải là những người tham gia vào dựán (ít nhất họ cũng đã từng được mời đi họp về dựán một lần).
Phỏng vấn này dựa trên những vấn đềđã nêu trong hướng dẫn phỏng vấn (Phụ lục 1- Hướngdẫn phỏng vấn bán cấu trúc).
c)Phương pháp quan sát thực tế
Mục đích quan sát được sử dụng trong luận văn với tư cách là phương pháp thu thập thông tin bổ sung nhằm xem xét vai trò, thái độ tham gia của cộng đồng trong các hoạt động của dự án: Quan sát vai trò tham gia của cộng đồng trong các hoạt động truyền thông; Quan sát thái độ của lãnh đạo khi được hỏi về sự tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn của dự án...Vị trí quan sát sẽ không cố định, tùy thuộc vào thời điểm nơi xảy ra hoạt động và việc ghi chép được thực hiện theo trình tự thời gian.
d)Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Ngoài những phương pháp thu thập số liệu trực tiếp nêu trên, học viên còn sử dụngphương pháp nghiên cứu tài liệu. Mục tiêu của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu là tổng hợp và kế thừa lý thuyết, bài học kinh nghiệm thực tế từ các thành quả nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích các nguồn tài liệu và số liệu có liên quan đến đề tài một cách có chọn lọc, nhằm đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp xử lý thông tin định lượng: Các câu trả lời từ bảng hỏi (phỏng vấn cấu trúc) được xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) phiên bản 17.0.
Những thông tin định tính được xử lý theo hai cách: (i) Sử dụng trực tiếp những kĩ thuật tại thực địa nếu có thể áp dụng; (ii) Những lời trích và những nghiên cứu trường hợp được sử dụng nhằm làm cho thông tin định lượng rõ ràng hơn.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Sự tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn của dự án cấp nƣớc sạch ở xã Thanh Trạch
Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong 14 tiểu dự án của Dự án Cấp nước và Vệ sinh Môi trường nông thôn vùng miền Trung. Dự án này được thực hiện từ cuối năm 2011 đến hết tháng 12 năm 2016, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á và được triển khai thực hiện tại 6 tỉnh miền Trung Việt Nam, bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định.
Chu trình của dự án xây dựng được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc dự án. Tất cả các giai đoạn phải đi lần lượt từ trên xuống dưới, bất kỳ giai đoạn nào bị dừng lại đều coi như dự án đó bị loại bỏ.
Dự án nước và vệ sinh nông thôn xã Thanh Trạchcũng tuân thủ các bước theo đúng chu trình của một dự án đầu tư xây dựng. Các hoạt động tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn của dự án được thể hiện cụ thể như hình 3.1.
Hình 3.1: Cộng đồng tham gia vào các giai đoạn của dự án cấp nƣớc sạch xã Thanh Trạch
Dự án cấp nước sạch tại khu vực nghiên cứu được xây dựng trên nguyên tắc lấy cộng đồng làm trọng tâm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân trong khu vực dự án. Do đó, cộng đồng được huy động tham gia đóng góp ý kiến vào tất cả giai đoạn
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN ADB PHÊ DUYỆT NGÂN HÀNG
GIAI ĐOẠN - THỰC HIỆN (Xd các công trình cấp nước và vệ sinh)
GIAI ĐOẠN - VẬN HÀNH & BẢO DƯỠNG
CỘN G ĐỒN
G
GIAI ĐOẠN – GIÁM SÁT & ĐÁNH GIÁ
dự án. Đặc biệt, cộng đồng được trực tiếp xây dựng kế hoạch hành động dựa vào cộng đồng và Thông tin- Giáo dục- Truyền thông, cộng đồng cam kết thực hiện kế hoạch đó, tổ chức thực hiện và giám sát kế hoạch đã đề ra.Có thể nói rằng đây là một trong số ít những dự án mà các yếu tố xã hội được đặt ở vị trí ngang bằng với các yếu tố kỹ thuật.
Thông qua hoạt động tham gia của mình, cộng đồng - người hưởng lợi tăng cường kiến thức, kỹ năng và thay đổi hành vi về vệ sinh, môi trường sống (cả sinh thái lẫn xã hội), tăng kỹ năng làm chủ cuộc sống của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng, tăng khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm, hướng hơn đến lợi ích chung của cộng đồng thay vì chỉ nhắm vào riêng rẽ từng hộ gia đình, tăng quyền lực và tiếng nói nhờ sự tham gia vào các nhóm tổ chức cộng đồng, được tham gia vào tiến trình ra quyết định về các việc có liên quan đến cá nhân, hộ gia đình hay toàn cộng đồng.
3.1.1. Mức độ tham gia của cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị dự án