Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã thanh trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 2 : ĐốI TƢợNG, PHạM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU

2.4. Cách tiếp cận và phươngpháp nghiên cứu

2.4.1. Cách tiếp cận

Luận văn này thực hiện dựa trên cách tiếp cận hệ thống và tiếp cận cộng đồng để đánh giá và có giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước khu vực nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.

a) Tiếp cận hệ thống

Từ khi “Học thuyết chung về hệ thống” của Bertalanffy được xuất bản năm 1968 [63], thuật ngữ “hệ thống” - dùng để chỉ cách thức con người xây dựng khái niệm về thực tại xung quanh mình - đã được sử dụng cả trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng như trong kỹ thuật. Tư duy hệ thống còn được nhìn nhận như một hướng tiếp cận để giải quyết các vấn đề đặt ra.Thực tế cho thấy, hướng tiếp cận này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của các ngành khoa học bởi lẽ quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất luôn đi cùng với sự gia tăng xu hướng chia kiến thức thành các hợp phần nhỏ để nghiên cứu.

Trong vùng nghiên cứu, nếu ta coi nông thôn là một hệ thống thì việc cung cấp nước sạch cho người dân tác động đến xã hội, tác động đến hệ dân cư (các đơn vị cộng đồng), hệ lãnh đạo địa phương -là một phần hữu cơ của hệ sinh thái, phúc lợi nhân văn.Các đối tượng và vấn đề như vậy liên kết và ảnh hưởng tương tác nhau, mang tính liên ngành. Để đánh giá tính bền vững của một xã hội cần phải đánh giá trên cả ba mặt quan trọng nhất là kinh tế, xã hội, môi trường. Do đó, khi điều kiện sống của con người (hệ sinh thái)được cải thiện thì phúc lợi sinh thái (tổ chức xã hội và chất lượng môi trường)cùng đồng thời được cải thiện. Cho nên, trong quá trình nghiên cứu, học viên đã chú ý phân tích mối quan hệ của các vấn đề như vậy.

b) Tiếp cận cộng đồng

Ở Việt Nam, phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng được áp dụng ngày càng phổ biến đối với các nhóm cộng đồng khác nhau, đặc biệt đối với các nhóm yếu thế trong xã hội.Trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững, thì các hướng tiếp cận lấy con người làm trọng tâm ngày càng có chỗ đứng trong các dự án phát triển.

Điểm mấu chốt trong cách tiếp cận này là các thành viên của cộng đồng huy động tối đa khả năng, năng lực và năng khiếu của mỗi thành viên trong cộng đồng và nguồn lực nội tại để phát triển chính cộng đồng. Phát triển được định hướng bởi chính người dân sinh sống tại cộng đồng hơn là phát triển do định hướng được khởi xướng từ những người bên ngoài. Để thực hiện điều này, người dân trong cộng đồng chuyển dịch dần từ hướng tham gia thụ động, tham gia thông qua việc cung cấp thông tin sang tham gia như nhà tư vấn, tham gia trong việc thực hiện, tham gia trong quá trình ra quyết định và tham gia một cách tự nguyện.

Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận cộng đồngtrong hoạt động cấp nước và vệ sinh khu vực nông thôn đã được thực hiện. Học viên đã phân loại nhóm cộng đồng và các bên liên quan và hỗ trợ cùng họ phân tích các vấn đề và xác định các lĩnh vực ưu tiên một cách hợp lý nhất. Thông qua đó, đánh giá đượcnhu cầu cấp thiết của cộng đồng trong đảm bảo tính bền vữngcủa hoạt động cấp nước khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cấp nước nông thôn bền vững tại xã thanh trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)