CHƢƠNG 1 : CƠ Sở LÝ LUậN CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU
1.3. Đặc trưng cơ bản về vùng nghiên cứu
1.3.1. Tiêu chí lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Các tỉnh ở khu vực miền Trung có mức nghèo đói cao hơn trung bình toàn quốc vì thế mà đầu tư cho cấp nước và vệ sinh môi trường của địa phương bị hạn chế. Phần lớn số hộ gia đình các tỉnh ở khu vực miền Trung phần lớn số hộ gia đình lấy nước từ giếng đào nông, nơi mà nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn nặng, nước đục, lắng cặn, nhiễm flo, sắt,
mangan, phèn, và bị ô nhiễm do chất thải con người, chất thải công nghiệp và gia súc. Nước mặt thường bị ảnh hưởng bởi độ đục, chất hữu cơ, và ô nhiễm bởi dòng chảy bề mặt có chứa vi sinh vật và hóa chất nông nghiệp. Nước sông vùng hạ lưu thường bị ô nhiễm bởi hoạt động công nghiệp và các khu dân cư ở thượng nguồn. Kết quả là, rất nhiều hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số có ít sự lựa chọn nguồn nước uống và họ đôi khi phải mua nước từ nhà phân phối hay đi lấy nước rất xa với giá cao. Các hộ nghèo phải sử dụng nước ô nhiễm cao cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Xã Thanh Trạch là xã ven biển miền Trung, là vùng chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu.Hơn nữa, xã Thanh Trạch chưa có hệ thống nước máy. Nguồn nước chính là giếng đào/giếng khoan, ở đây nước bị nhiễm phèn cao và thậm chí một số nơi bị nhiễm dầu bị lưu lại trong đất từ thời chiến tranh. Do đó, hầu hết mọi người chỉ sử dụng nguồn nước giếng cho mục đích sinh hoạt trong gia đình như: tắm rửa, giặt giũ và phải mua nước cho ăn uống từ nhà cung cấp và được đưa tới bằng xe tải với giá cao (150.000 đồng/m3). Tuy nhiên, người nghèo không đủ khả năng trả cho mức giá này và phải sử dụng nước ngầm cho ăn uống.
Vì vậy, để đảm bảo nguồn nước và chất lượng nước qua đó nâng cao sức khỏe cộng đồngcũng như cải thiện điều kiện sống và chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt người dân ở vùng ven biển là vùng chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng, xâm nhập mặn, qua nghiên cứu học viên chọn xã Thanh Trạch làm địa điểm nghiên cứu nhằm đạt được các tiêu chí nêu trên.